Phong cách sống tối giản

Những người có lối sống tối giản sẽ có nhiều thời gian dành cho bản thân, gia đình và trân trọng cuộc sống hơn.
Những người có lối sống tối giản sẽ có nhiều thời gian dành cho bản thân, gia đình và trân trọng cuộc sống hơn.
(PLVN) - Nếu mỗi ngày bạn mở tủ với tầng tầng, lớp lớp quần áo mà vẫn không biết hôm nay mặc gì hoặc bạn cảm thấy sợ đến cuối tuần vì phải dọn dẹp nhà cửa thì bạn nên tìm hiểu đến “Minimalism”. 

Đó là phong cách sống mà gần đây đã  trở nên phổ biến hơn từ sau thảm họa động đất, sóng thần tháng 3/2011 đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn con người và cuốn phăng đi rất nhiều nhà cửa, tài sản trên đất nước mặt trời mọc, dần dần nó đã trở thành lối sống được biết đến trên thế giới với cái tên Minimalism.

Đó là phong cách sống không chỉ đem đến cho con người một ngôi nhà ít đồ đạc, ít phải dọn dẹp mà còn là triết lý sống đáng được áp dụng trong cuộc sống nhiều xô bồ như hiện nay.  

“Tối giản” là không chỉ dừng lại ở việc vứt bỏ bớt đồ đạc 

Ở Nhật Bản, tối giản thường được biết đến với cái tên Danshari, được ghép từ 3 ký tự Dan (từ chối), Sha (vứt bỏ), Ri (tránh xa). Phong cách này có nguồn gốc từ giáo phái Thiền Tông, một tông phái vô cùng phổ biến với người Nhật Bản vì những giá trị và lợi ích về tinh thần mà nó mang lại với triết lý càng sở hữu ít vật chất, con người sẽ càng tiếp nhận được nhiều năng lượng tích cực hơn trong cuộc sống.

Tại Nhật Bản, mọi người tin rằng nhà cửa ngăn nắp và sạch sẽ, ít đồ đạc sẽ mang lại may mắn, cuộc sống sẽ thay đổi theo hướng tích cực, có ý nghĩa và thoải mái hơn. Điều đó được thể hiện ở việc, mỗi năm phải hứng chịu 1.500 trận động đất lớn nhỏ nhưng việc khắc phục hậu quả sau đó chưa bao giờ khiến người Nhật thấy khó khăn.

Phong cách này đã trở thành hiện tượng từ khi “nữ hoàng dọn dẹp” Marie Kondo cho ra đời cuốn sách “Nghệ thuật bài trí của người Nhật” và xuất hiện trên chương trình truyền hình thực tế của Netflix “dọn nhà cùng Marie Kondo” đã góp phần truyền cảm hứng tới ngàn vạn khán giả trên thế giới và được biết tới với cái tên Minimalism hay còn gọi là chủ nghĩa tối giản. 

Thực tế có rất nhiều người luôn cảm thấy mệt mỏi, quá tải với việc dọn dẹp, sắp xếp lại nhà cửa vào mỗi ngày, nhiều người nhận ra việc phải dọn dẹp thật nhàm chán, mệt mỏi và kinh khủng. Nhiều người khác lại thấy rằng bản thân không có thời gian dành cho gia đình, bạn bè, người thân, thậm chí là hoàn thành các công việc vì cảm thấy quá tải với một danh sách các công việc đang chờ, đôi khi chỉ là một đống bát chưa rửa, chậu quần áo chưa kịp giặt, nhà chưa kịp lau chùi. Việc tích trữ đồ đạc đã dẫn đến ngôi nhà luôn chật chội với 70% số đồ đạc không bao giờ dùng đến, lâu dần chúng khiến ta cảm thấy áp lực, khó chọn lựa khi sống trong một mớ đồ đạc do chính mình tạo nên. 

Nhiều người đã tìm đến Minimalism, lựa chọn lược bỏ hết đồ đạc không cần thiết, giữ lại cho mình những đồ dùng cần và đủ cho nhu cầu. Sau một thời gian nhiều người đã nhận việc cắt giảm đồ dùng không cần thiết không chỉ đem đến cho họ một ngôi nhà thoáng đãng, dễ dọn dẹp mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho đời sống tinh thần. Họ có nhiều thời gian dành cho bản thân, gia đình và trân trọng cuộc sống hơn là thay vì lãng phí thời gian vào việc mua sắm liên tục và chất đầy nhà những thứ mình không thực sự thấy cần như trước đây.  

 

Tối giản là hạnh phúc và an yên 

Làm sao để sống tối giản một cách hạnh phúc? Đó chính là mỗi chúng ta phải học cách lựa chọn, bỏ đi những thứ không cần thiết. Chúng ta thử kiểm tra xem mình có bao nhiêu bộ quần áo mà vài tháng, thậm chí vài năm không mặc? Có bao nhiêu món đồ mà chúng ta chưa hoặc không bao giờ dùng đến? Và nếu con số đó là hơn hai thì đã đến lúc chúng ta phải biết “quẳng gánh lo đi và vui sống”.

Khi mà vật chất không còn là gánh nặng, con người chúng ta cảm thấy thoải mái, có nhiều thời gian dành cho những điều khác quan trọng hơn trong cuộc sống. Việc loại bỏ đồ đạc, giữ lại những thứ cần thiết chỉ là bước đầu trong hành trình tìm kiếm sự tối giản, cuối cùng mới là sắp xếp lại các mối quan hệ. Hãy bắt đầu việc dọn dẹp từ bàn làm việc rồi đến phòng ngủ, ngôi nhà bạn đang sinh sống và áp dụng dần dần trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. 

Đó có thể là tối giản thông tin khi mà xã hội phát triển vượt bậc, số lượng thông tin là vô tận tiếp nhận vào bộ não của chúng ta mỗi ngày nhưng phần lớn đó chỉ là những “tin rác”, không có giá trị, thậm chí chỉ đem lại trạng thái tiêu cực cho chúng ta. Vì thế việc lựa chọn cách tiếp nhận thông tin, giảm bớt thời gian sử dụng các phương tiện thông tin không chỉ giúp chúng ta tránh được những ảnh hưởng tiêu cực mà còn giúp ta có thêm nhiều thời gian dành cho bản thân và gia đình. Chúng ta cũng có thể lựa chọn cho mình lối sống tối giản các mối quan hệ vì việc có quá nhiều bạn bè không khiến chúng ta hãnh diện hơn mà chỉ khiến mình sống hời hợt. Tại sao vậy? vì chúng ta đâu thể có đủ thời gian để lúc nào cũng hết mình cho quá nhiều mối quan hệ bạn bè.

 

Hơn nữa, việc có thêm nhiều mối quan hệ đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải đối mặt với những mâu thuẫn, xích mích và có khi kết nạp thêm nhiều người không ưa mình. Việc chọn cách sống tối giản từ đồ đạc đến cách sống, loại bỏ những thứ không tốt cho bản thân, những mối quan hệ “độc hại”, những sở thích dư thừa hay những suy nghĩ tiêu cực sẽ giúp chúng ta biết trân trọng những giá trị, những mối quan hệ tốt đẹp và dành thời gian để bồi đắp nó nhiều hơn. 

Trên thế giới có nhiều người nổi tiếng đã lựa chọn cách sống tốt giản, có thể kể đến như Mark Zuckerberg khi anh ta luôn có những chiếc áo giống hệt nhau để không phải tốn quá nhiều thời gian cho việc phải chọn lựa, dành thời gian đó cho những việc hữu ích khác. Như Steven Job - là một nhà sáng lập vĩ đại khi tạo ra Iphone, Ipad tối ưu về hiệu năng nhưng tối giản về thiết kế, chỉ duy nhất một nút home, không có các chi tiết dư thừa và nó đã thay đổi cả thế giới công nghệ… Có nhiều người khi áp dụng thành công lối sống tối giản và viết những kinh nghiệm đó thành sách, được đón nhận nồng nhiệt trên khắp thế giới như Marie Kondo với cuốn sách “nghệ thuật bài trí của người Nhật”, Sasaki Fumio với ẩn phẩm “lối sống tối giản của người Nhật” và ở Việt Nam phải kể đến Chi Nguyễn với “một cuốn sách về chủ nghĩa tối giản”. Những bí quyết để sống tối giản được họ chia sẻ tựu trung lại là hãy bắt đầu cắt giảm số lượng quần áo, đồ dùng trong nhà, sắp xếp không gian sống ngăn nắp, gọn gàng. Biết hài lòng với những vật dụng mua sắm đơn giản, cân nhắc việc mua đồ cũ hay tái sử dụng những đồ có sẵn. Chia sẻ khiêm tốn và chỉ chia sẻ những thông tin có ích cho mọi người; cắt giảm những mối quan hệ, những người gây cho mình những ảnh hưởng tiêu cực. Dành nhiều thời gian quý giá cho gia đình, những người thương yêu và theo đuổi những thú vui giản dị. Học cách buông bỏ những kỷ niệm buồn, sống tập trung cho hiện tại; ít quan tâm đến vật chất để phong phú hơn đời sống tinh thần.  

Con người chúng ta sinh ra là một cơ thể trần trụi, lúc nhắm mắt, xuôi tay cũng vậy. Giá trị của mỗi người không nằm ở những món đồ chúng ta sở hữu, mặc dù chúng có thể khiến ta cảm thấy hạnh phúc nhất thời, nhưng đến một thời điểm nào đó chúng trở nên nhàm chán, không còn hấp dẫn và chúng ta lại muốn sở hữu nhiều hơn thế, tốt hơn thế cho đến khi bản thân chúng ta cảm thấy ngột ngạt với chính những món đồ đã từng khiến chúng ta hạnh phúc. Bản thân mỗi người có một quan điểm sống tối giản khác nhau, vì thế hãy sống theo cách bản thân mình cảm thấy thoải mái và hạnh phúc nhất. Và câu nói “sống đơn giản cho đời thanh thản” chính xác là những gì lối sống tối giản, Minimalism hay Danshari muốn hướng đến. 

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.