Phòng áp lực âm để cách ly bệnh nhân Covid-19 có gì đặc biệt?

Phòng áp lực âm để cách ly bệnh nhân Covid-19 có gì đặc biệt?
(PLVN) - Virus thậm chí cũng có thể lây lan giữa phòng bệnh này với phòng bệnh khác. Do đó, việc kiểm soát con đường lây nhiễm chéo này cần được ngăn chặn. Để làm điều này, các bệnh viện đã xây những phòng cách ly đặc biệt được gọi là phòng áp lực âm.

Virus gây bệnh Covid-19 có thể lây lan qua các giọt bắn (droplet) mà người bệnh phát tán vào không khí. Nghiên cứu cho thấy khi một người bệnh hắt hơi, họ có thể phát tán vào không khí hàng nghìn giọt bắn. Các giọt bắn này có thể di chuyển xa tới 6 m với vận tốc 50m/s.

Khi một người ho hoặc nói chuyện trong 5 phút, họ có thể phát tán 3.000 giọt bắn. Các giọt bắn khi ho có thể di chuyển trên phạm vi 2 m với vận tốc 10 m/s. Và ngay cả khi một người bệnh thở, họ cũng có thể phát tán các giọt bắn trên phạm vi 1 m với vận tốc 1m/s.

Phòng áp lực âm để cách ly bệnh nhân Covid-19 là gì?
Phòng áp lực âm để cách ly bệnh nhân Covid-19 là gì? 

Đường đi của các giọt bắn này còn phức tạp hơn khi dòng không khí trong một bệnh viện chuyển động tự do. Không khí sẽ đi từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp. Chúng có thể mang theo các giọt chứa virus từ một bệnh nhân đang ở trong phòng ra ngoài hành lang, lây nhiễm cho những bác sĩ và bệnh nhân khác đang ở đó.

Virus thậm chí cũng có thể lây lan giữa phòng bệnh này với phòng bệnh khác. Do đó, việc kiểm soát con đường lây nhiễm chéo này cần được ngăn chặn. Để làm điều này, các bệnh viện đã xây những phòng cách ly đặc biệt được gọi là phòng áp lực âm.

Phòng áp lực âm là gì?

Đúng như tên gọi của nó, phòng áp lực âm là một căn phòng có áp suất thấp hơn xung quanh, nơi không khí chỉ có thể đi vào từ một phía và không thể thoát ra qua phía đó. Bạn hãy tưởng tượng khi đứng trước cửa căn phòng này, gió sẽ luôn thổi từ ngoài cửa vào trong. 

Nếu có một bệnh nhân nhiễm Covid-19 đang cách ly trong đó, các giọt bắn chứa virus của họ sẽ không thể nào lội ngược dòng không khí này để thoát ra bên ngoài cửa được. Lúc này, hiện tượng lây nhiễm chéo qua dòng không khí giữa các bệnh nhân sẽ được dập tắt.

Các căn phòng áp lực âm như thế này thường được xây dựng trong khu cách ly bệnh truyền nhiễm của bệnh viện. Nó thường được sử dụng để cách ly các bệnh nhân lao, sởi, thủy đậu, cúm, SARS, Ebola và bây giờ là Covid-19.

Đường đi của không khí và mầm bệnh trong phòng áp lực âm
 Đường đi của không khí và mầm bệnh trong phòng áp lực âm

Để tạo ra được áp suất thấp hơn từ một phía của căn phòng, nó sẽ phải được thiết kế kín nhất có thể, với trần nguyên khối, cửa ra vào khít - chỉ để hở khe dưới cánh với độ cao khoảng nửa inch, tương đương 1,27cm. 

Cửa sổ (nếu có) cũng phải đảm bảo kín khít và có khóa niêm phong. Các ổ cắm điện, đường dây, đường ống ra vào căn phòng cũng đều phải đảm bảo không tạo ra khe hở.

Sau đó, áp suất trong phòng sẽ được giảm xuống nhờ một hệ thống bơm hút gió. Không khí sẽ được hút ra khỏi phòng áp lực âm qua một đường ống, thường đặt ngay gần đầu giường bệnh.

Luồng không khí này tất nhiên sẽ mang theo các giọt bắn chứa mầm bệnh Covid-19. Để đảm bảo mầm bệnh này được giữ lại, bệnh viện sẽ sử dụng một hệ thống lọc không khí hiệu quả cao HEPA (High-efficiency particulate air).

Các hệ thống lọc HEPA được thiết kế với màng lọc làm từ sợi thủy tinh và các khe hở giữa chúng chỉ cách nhau 0,3 micromet. Nhưng điểm đặc biệt của HEPA so với các hệ thống lọc khác, đó là nó có khả năng bắt được cả các hạt nhỏ hơn kích thước khe hở nhờ lợi dụng cơ chế khyếch tán và hút tĩnh điện.

Trong so sánh, các giọt bắn của mầm bệnh cũng thường có kích thước từ hàng chục micromet trở lên. Nhờ vậy, bộ lọc HEPA có thể xử lý không khí trong đường ống hút từ phòng áp lực âm để đảm bảo độ sạch gần như tuyệt đối (>99,99%).

Virus SARS-Covid-19 sẽ được giữ lại trên các màng lọc này, cho đến khi chúng tự chết hoặc bị giết chết khi bộ lọc của HEPA được các nhân viên kỹ thuật bệnh viện khử trùng và thay mới.

Không khí bù vào phòng áp lực âm là dòng không khí sạch tự nhiên, được lấy từ các cửa hút. Khối lượng không khí được luân chuyển trong phòng áp lực âm mỗi giờ thường gấp 12 lần thể tích căn phòng. Vì vậy, có thể hiểu toàn bộ không khí trong phòng sẽ được thay mới mỗi 5 phút.

Sơ đồ một phòng áp lực âm trong bệnh viện.
 Sơ đồ một phòng áp lực âm trong bệnh viện.

Bố trí các cửa hút gió và bù khí trong một căn phòng áp lực âm cũng hết sức khoa học. Theo đó, các cửa hút gió thường được đặt ở đầu giường của bệnh nhân, gần với hơi thở của họ nhất. Điều này đảm bảo ngay cả khi các bác sĩ đến tận giường bệnh thăm khám, hơi thở của bệnh nhân cũng khó chạm được tới đường hô hấp của bác sĩ.

Ngược lại, các cửa bù gió trong phòng áp lực âm sẽ được đặt trên cao, phía đuôi giường bệnh để tạo ra dòng không khí sạch luân chuyển. Bên trong phòng cách ly áp lực âm thường có đầy đủ tiện nghi, bao gồm cả nhà vệ sinh.

Bản thân nhà vệ sinh song phòng áp lực âm cũng là một phòng áp lực âm khác, nơi không khí chỉ có thể đi vào mà không thể đi ra. Nó sẽ đảm bảo các mầm bệnh sẽ không phát tán ngược trở ra từ nhà vệ sinh tới phòng cách ly nơi người bệnh đang nằm.

Đọc thêm

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.