Phó thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý cát sỏi, chống đầu cơ tăng giá

(PLO) -Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về tình hình giá cát xây dựng biến động lớn ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng xây dựng.

Thời gian qua, các Bộ, ngành, địa phương đã thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, kinh doanh tài nguyên cát, sỏi, đã góp phần giảm thiểu việc khai thác trái phép, sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên, tác động xấu đến môi trường, ảnh hưởng kinh tế-xã hội và đời sống của người dân địa phương. 

Tuy nhiên, do số lượng và trữ lượng các mỏ cát dần cạn kiệt, một số địa phương có nhu cầu sử dụng cát lớn nhưng không có nguồn cát tại chỗ; một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đối với công tác quản lý khai thác sử dụng cát và tài nguyên, chưa có biện pháp ngăn chặn đầu cơ, tích trữ cát xây dựng trái phép... dẫn đến giá cát xây dựng biến động lớn ảnh hưởng đến tiến độ các dự án đầu tư xây dựng và các hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng trọn gói.

Để bảo đảm triển khai thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, kinh doanh tài nguyên cát, sỏi và bảo đảm phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên hiệu quả, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương tập trung thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 325/TB-VPCP ngày 25/7/2017 về nhiệm vụ, giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, kinh doanh tài nguyên cát, sỏi. Tăng cường quản lý cát sỏi tại các địa phương, nhu cầu sử dụng, khai thác, vận chuyển làm vật liệu xây dựng và vật liệu san lấp; thường xuyên nắm thông tin về giá cả, nguồn cung, chống việc đầu cơ, tích trữ để tăng giá.

Đối với các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh và một số địa phương có nhu cầu sử dụng cát lớn, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương tổng hợp nhu cầu cụ thể, lập quy hoạch và kế hoạch cung ứng sử sử dụng cát, sỏi làm vật liệu xây dựng để chủ động trong việc đáp ứng nhu cầu cát, sỏi cho xây dựng và san lấp.

Các Bộ, ngành, địa phương thực hiện một số giải pháp sử dụng cát nhân tạo thay cát tự nhiên, tiến tới không sử dụng cát tự nhiên vào mục đích san lấp.

Phó Thủ tướng giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành trong Quý I/2018 "Chỉ dẫn kỹ thuật sử dụng tro, xỉ nhiệt điện trong san lấp cho công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp". Nghiên cứu sử dụng cát nhiễm mặn làm vật liệu xây dựng và san lấp. Hoàn thiện tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật sử dụng cát nhân tạo làm vật liệu xây dựng.

Đối với các hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng trọn gói bị ảnh hưởng do giá cát biến động, Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các Bộ, ngành liên quan rà soát, đánh giá về khối lượng, giá trị các hợp đồng cần điều chỉnh giá, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo tình hình bồi lắng cát tại các con sông, luồng lạch, cửa sông, cửa biển đề xuất giải pháp quản lý và khai thác cát, sỏi không làm sạt lở bờ sông, bờ biển.

Phó Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, tính toán cân đối cung cầu cát sỏi xây dựng làm vật liệu san lấp. Tăng cường quản lý hoạt động khai thác và tiêu thụ cát xây dựng tại địa phương./.

Đọc thêm

Trao giải thưởng hiệu quả, hiệu suất năng lượng cho các doanh nghiệp

12 doanh nghiệp được trao giải Hiệu suất năng lượng cao nhất
(PLVN) - Ngày 20/12/2024, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tổ chức Lễ trao giải “Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng năm 2024, Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”.

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.