Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Thế giới họ không nói nhiều mà làm dữ hơn ta

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại Diễn đàn.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại Diễn đàn.
(PLO) -Phát biểu tại Diễn đàn nông dân Việt Nam lần 2 với chủ đề: “Nông dân sẵn sàng với nông nghiệp 4.0” do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức vào sáng nay (14/10), Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã cho rằng đã đến lúc chúng ta nên bớt nói nhiều về cuộc cách mạng này mà hãy bắt tay vào thực hiện.  
Diễn đàn nông dân Việt Nam 2017 với chủ đề: “Nông dân sẵn sàng với nông nghiệp 4.0”
Diễn đàn nông dân Việt Nam 2017 với chủ đề: “Nông dân sẵn sàng với nông nghiệp 4.0”

Diễn đàn thu hút sự tham của nhiều lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương cùng nhiều tập đoàn và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Đặc biệt, có sự tham dự của 87 đại biểu là Nông dân Việt Nam 30 năm đổi mới.  

“Ba cần, một đủ”

Theo TƯ HNDVN, nông nghiệp Việt Nam, việc ứng dụng các công nghệ cao, công nghệ tiên tiến dựa trên số hóa và kết nối tạo ra các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh ở Việt Nam hiện còn rất ít. Vì thế, mô hình tăng trưởng nông nghiệp như hiện nay mới chỉ tạo ra được khối lượng nhiều nhưng giá trị thấp, hiệu quả sử dụng đất đai và tài nguyên chưa cao.

“Nếu nông nghiệp Việt Nam không có những thay đổi mạnh mẽ về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức và tác động tiêu cực như tụt hậu về công nghệ, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và suy giảm sản xuất, kinh doanh.... sản phẩm tạo ra sẽ không thể cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới”- Ông Lại Xuân Môn, Chủ tịch BCH T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (TƯ HNDVN) lo ngại.

Thống kê cho thấy, hiện nay cả nước đang có 13,8 triệu hộ nông dân với 78 triệu mảnh ruộng nhỏ lẻ. Muốn phát triển nông nghiệp thành công, không thể dựa vào thực tế trên, phải tái cơ cấu lại nền nông nghiệp và một trong các giải pháp đó là đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng cuộc cách mạng 4.0.

Tuy nhiên, phần lớn nông dân cảm thấy chưa hiểu lắm về Nông nghiệp 4.0. Thậm chí, nhiều nông dân trên cả nước đã ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất nhưng họ vẫn không hình dung ra được đó có phải là áp dụng nông nghiệp 4.0 hay không. GS.TS. Nguyễn Văn Bộ, nguyên Viện trưởng Viện Nông nghiệp Việt Nam, cho rằng để đi vào cuộc cách mạng nông nghiệp 4.0, Việt Nam phải có 3 điều kiện cần và 1 điều kiện đủ.

Theo vị giáo sư này, cần có hành làng pháp lý phục vụ cho người sản xuất chứ không phải dành cho người quản lý (phải minh bạch và dễ dàng tiếp cận); cần cơ sở hạ tầng phải tương thích với trình độ người sản xuất; cần cơ sở dữ liệu phù hợp với ngành hàng và thị trường. Ngoài ra, điều kiện đủ là người sản xuất và doanh nghiệp phải dũng cảm và tâm huyết và nông nghiệp. “Bên cạnh đó, khi làm nông nghiệp công nghệ cao 4.0, chúng ta cũng cần xác định 3 điều, đó là sản xuất ngành hàng gì, thị trường tiêu thụ, có đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế hay không?”- Nguyên viện trưởng Viện nông nghiệp Việt Nam nhấn mạnh.

“Không để lỡ chuyến tàu”

Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá: Nông nghiệp Việt Nam năng suất rất cao nhưng chuỗi giá trị lại rất kém. Theo Phó Thủ tướng, hiện nay đã có một số doanh nghiệp, một số nông trại, trang trại đã ứng dụng CNC vào sản xuất nhưng nhưng trên bình diện cả nước là rất ít.

“Rào cản còn nhiều nhưng chúng ta vẫn có thể vượt qua được, nhiều mô hình thành công đã chứng minh điều đó. Cách mạng 4.0 là tất yếu, nhiều quốc gia trên thế giới đã lựa chọn, chúng ta không thể đứng ngoài và không thể để lỡ chuyến tàu này được”- Phó Thủ tướng Chính phủ khẳng định.   

Lấy ví dụ, năm 2012, khi có dịp lên thăm một trang trại hoa ở Đà Lạt, dù chỉ trang trại này chỉ sử dụng có 1,7 ha mà thu nhập lên tới gần 100 tỷ đồng/năm, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Đồi toàn sỏi, họ trồng hoa trên các giá chứ không cần đất. Như vậy, đất đai trong thời kỳ nông nghiệp thông minh lại không cần thiết, quan trọng hơn là không khí và công nghệ cao.

Theo Phó thủ tướng, thách thức lớn nhất cách mạng 4.0 đối với nước ta chính là lĩnh vực nông nghiệp, nơi vẫn còn tới 47% lao động nông nghiệp và 60% dân cư trong khu vực nông thôn. Vì thế, Phó Thủ tướng yêu cầu cần tiếp cận nông nghiệp 4.0 một cách điềm tĩnh, lựa chọn khôn ngoan để đem lại hiệu quả, tránh nóng ruột, hình thức, làm theo phong trào.  

“Tôi thấy các nước họ không nói nhiều về cách mạng 4.0 lắm đâu nhưng họ làm dữ lắm. Ta mới tiếp cận thì còn nói nhiều nhưng đến giai đoạn bớt nói đi mà hành động. Và phải làm thực chất, sáng tạo, thông minh. Vừa có mục tiêu thương mại vừa vì sức khỏe của cộng đồng. Công nghệ gì thì công nghệ cuối cùng cũng để phục vụ con người”- Phó Thủ tướng yêu cầu.

Đại diện Chính phủ cho hay, Chính phủ cũng đang có những chương trình đẩy mạnh ứng dụng NNCNC, đang chủ trì soạn thảo nội dung sửa đổi bổ sung Nghị định 210 để có bộ chính sách mạnh để thu hút DN đầu tư vào trong nông nghiệp- một nhân tố quan trọng để giúp xây dựng nền nông nghiệp thông minh này thành công.

Sửa đổi 2 Nghị định quan trọng ở lĩnh vực nông nghiệp

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ: Tôi thấy rất là vô lý một nền NNCNC với cả một diện tích đất đai tài sản rất lớn, mà chỉ nhà trên đất được xác lập quyền sử dụng để làm tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng. Nhà lưới, hệ thống tưới tiêu tự động hiện nay chưa được xác lập được quyền này. Chúng tôi đang chỉ đạo sửa đổi Nghị định 55 về tín dụng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và Nghị định 210 về thu hút đầu tư vào nông nghiệp nông thôn để khắc phục nhanh bất cập này. Dự thảo Nghị định 210 ba lần trình lên nhưng chúng tôi đã về vì chưa đạt yêu cầu. Thủ tướng yêu cầu trong quý IV này dứt khoát phải ban hành.   

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.