Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu biện pháp 'hóa giải' nguy cơ thiếu điện

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu
(PLVN) - Tại Hội trường Quốc hội, sáng nay, 7/11, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, đúng như các ĐBQH nêu, việc phát triển hệ thống điện đang gặp rất nhiều khó khăn. Nếu chúng ta không có những giải pháp hữu hiệu, quyết liệt để tháo gỡ thì nguy cơ thiếu điện trong những năm tới rất hiện hữu...

5 khó khăn lớn

Cụ thể, theo Phó Thủ tướng, khó khăn thứ nhất cơ cấu nguồn điện đã có sự thay đổi rất nhanh so với Quy hoạch Điện VII.  Cùng với đó, có rất nhiều những dự án chậm tiến độ đã ảnh hưởng đến việc cung ứng nguồn điện cho phát triển kinh tế - xã hội. “Trong này sơ bộ khoảng 60 dự án đang đầu tư thì có đến 35 dự án công suất từ 200MW trở lên chậm tiến độ từ 1 đến 5 năm, thậm chí có dự án còn kéo dài hơn nữa, với tổng công suất khoảng 39.000MW, từ đó đã dẫn đến nguy cơ thiếu điện từ năm 2019”, Phó Thủ tướng cho hay.

Khó thứ hai, báo cáo Quốc hội là nhu cầu đầu tư phát triển của nguồn điện và lưới điện rất lớn. Sơ bộ đánh giá từ nay đến năm 2030, chúng ta cần vốn đầu tư khoảng 130 tỷ USD, bình quân khoảng 12 tỷ USD một năm, trong đó khoảng 9 tỷ cho đầu tư nguồn điện và 3 tỷ đầu tư cho lưới điện.

“Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra sự chậm trễ của rất nhiều dự án điện hiện nay”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Khó khăn thứ ba, việc đầu tư nguồn điện còn mất cân đối giữa các vùng miền trong cả nước. Chúng ta thấy rất rõ là khu vực phía Nam tiêu dùng điện chiếm khoảng 50% của cả nước nhưng sản xuất thì chưa đầy 40%. Còn lại khu vực phía Bắc và miền Trung tiêu thụ cũng khoảng 50% nhưng sản xuất 60%.

Khó khăn thứ tư, việc giải tỏa công suất nguồn điện tái tạo ở nhiều địa phương hiện nay còn rất là khó khăn do chúng ta đầu tư đường dây tải điện chậm hơn so với việc đầu tư nguồn điện và thiếu đồng bộ. Đây cũng là một hạn chế cần phải tìm rõ nguyên nhân.

Khó khăn thứ năm, nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện than và khí thì ngày càng lớn. Do đó ta phải nhập than, hiện nay chúng ta đang nhập than và đến năm 2025 thì chúng ta phải nhập khoảng 31 triệu tấn than và khoảng 2,2 triệu tấn khí hóa lỏng (LPG) và đến năm 2030 thì chúng ta nhập 50 triệu tấn than và khoảng 12,5 triệu tấn khí hóa lỏng (LPG) chưa nói là phải nhập khí tự nhiên tại các nước trong khu vực.

10 giải pháp

Từ những phân tích ở trên, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, để đảm bảo cung ứng đủ điện trong giai đoạn tới, đặc biệt là giai đoạn 2021 – 2030, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tập trung vào một số giải pháp cụ thể như:

Thứ nhất, tập trung để lập Quy hoạch Điện VIII theo đúng Luật Quy hoạch đến giai đoạn 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với một quan điểm đổi mới công tác quy hoạch, trong đó chủ yếu chỉ tập trung vào xác định rõ quy mô công suất nguồn của từng giai đoạn. 

Thứ hai, xác định cơ cấu nguồn điện, trong đó tập trung tăng nguồn điện tái tạo và tăng điện khí trong cơ cấu nguồn điện so với Quy hoạch Điện VII hiện nay và kéo dài thời gian đến ngoài 2030.

Thứ ba, xác định không gian để phân bổ điện hợp lý, tức là tranh thủ những tiềm năng, lợi thế của các địa phương, các khu vực để chúng ta bố trí phân bổ. Mặt khác, chúng ta phải bố trí các nguồn điện phù hợp với nhu cầu dùng điện của mỗi địa phương để tránh việc mất cân đối về đáp ứng nhu cầu điện như hiện nay. Chúng ta phải tập trung quy hoạch đường truyền tải đáp ứng yêu cầu giải tỏa công suất và truyền tải an toàn, hiệu quả.

Thứ tư, trên cơ sở quy hoạch Chính phủ sẽ yêu cầu Bộ Công Thương xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn. Từ đó xác định các dự án ưu tiên để huy động vốn đầu tư thực hiện và phải tập trung để tháo gỡ những khó khăn cho các dự án trọng điểm của ngành điện chậm tiến độ để sớm đưa vào hoạt động. Ở đây có Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, Sông Hậu 1, Long Phú 1, v.v..

Thứ năm, đẩy nhanh tiến độ các dự án chuỗi điện khí Cá Voi Xanh và lô B, riêng chuỗi điện khí lô B báo cáo với Quốc hội có trữ lượng khoảng 86 tỷ m3 khí và có thể cung cấp khí cho 4 dự án Ô Môn với công suất khoảng 3.600MW. Còn cụm khí Cá Voi Xanh với trữ lượng khí khoảng 150 tỷ m3 và cung cấp cho 5 nhà máy (Thủ tướng Chính phủ đã quyết định) ở khu vực miền Trung, với tổng công suất là 3.750MW. Hai dự án này đã đồng ý chủ trương và đang làm thủ tục cho nên cũng phải đẩy nhanh tiến độ nhưng theo chuỗi tức là phải đồng bộ.

Thứ sáu, sớm xác định quy mô nguồn điện khí tại các cụm điện khí LPG, dự kiến bổ sung quy hoạch, bao gồm cụm Sơn Mỹ, Long Sơn, Cà Ná, Bạc Liêu, v.v..

Thứ bảy, thực hiện nhập khẩu điện gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh, đặc biệt ưu tiên hợp tác đầu tư phát triển điện với Lào.

Thứ tám, tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án truyền tải điện, trong đó có đường dây 500KV mạch 3 và đường truyền tải giải tỏa công suất cho các nhà máy điện mặt trời, điện gió. Đặc biệt, Chính phủ sẽ chỉ đạo tập trung rà soát để kéo điện đủ về những vùng sâu, vùng xa, những vùng biên giới, hải đảo.

Thứ chín, về việc cần tăng cường các biện pháp giảm tổn thất điện năng, sử dụng tiết kiệm điện, hiệu quả.

Thứ mười, tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật liên quan đến đầu tư phát triển của ngành Điện. Đặc biệt liên quan đến các cơ chế, chính sách, các cơ chế đặc thù để hỗ trợ, khuyến khích để tháo gỡ khó khăn cho những dự án lớn.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Quyết tâm phát triển hệ sinh thái công nghiệp đường sắt

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quyết tâm xây dựng bằng được ngành công nghiệp đường sắt. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
(PLVN) - Cuối tuần qua, phát biểu kết luận Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo nêu rõ quyết tâm xây dựng bằng được ngành công nghiệp đường sắt, làm chủ công nghệ, sản xuất được toa xe, đầu máy, phát triển hệ sinh thái công nghiệp đường sắt.

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương dâng hương tại Khu căn cứ Núi Bà Bình Định

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dâng hoa trước tượng đài Chiến thắng Núi Bà.
(PLVN) - Ngày 30/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương dẫn đầu đoàn công tác cùng lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định đã đến dâng hương, hoa tại Tượng đài chiến thắng Núi Bà (huyện Phù Cát), nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định.

Tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án, đưa nguồn lực vào phục vụ phát triển

Tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án, đưa nguồn lực vào phục vụ phát triển
(PLVN) - Sáng 30/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án (Ban Chỉ đạo) để nghe báo cáo về tình hình rà soát, đánh giá, tìm giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang tồn đọng.

Tổng Bí thư: Phát huy thế mạnh để vùng đất Quảng - Đà thực sự vươn ra biển lớn

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

(PLVN) - Thông tin sắp tới Trung ương và Quốc hội sẽ thảo luận về sáp nhập tỉnh, trong đó dự kiến có khả năng Quảng Nam sẽ nhập với Đà Nẵng, Tổng Bí thư cho rằng, sáp nhập là cơ hội để Quảng Nam và Đà Nẵng phát huy thế mạnh đôi bên, cùng quy hoạch tầm nhìn dài hạn, chia sẻ lợi ích, trách nhiệm và khát vọng phát triển, để vùng đất Quảng - Đà thực sự vươn ra biển lớn với vị thế xứng tầm quốc gia và quốc tế...

Khoảnh khắc ấn tượng trong luyện tập diễu binh, diễu hành mừng Chiến thắng 30/4

Khối nam sĩ quan Cảnh sát Nhân dân đã hợp luyện diễu binh qua lễ đài. Sở Chỉ huy đã tổ chức huấn luyện theo chương trình chi tiết được phê duyệt, đảm bảo không đốt cháy giai đoạn và yêu cầu cán bộ huấn luyện chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tổ chức luyện tập. (Ảnh: Dân Trí)
(PLVN) - Bất chấp nắng nóng gay gắt, các đơn vị quân đội, công an từ nhiều quân binh chủng, bộ tư lệnh thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, gồm nhiều nữ quân nhân, vẫn hăng say, nỗ lực luyện tập, hợp luyện chuẩn bị cho diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Cái được lớn nhất của Đảng bộ Đà Nẵng là được lòng dân'

Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Cái được lớn nhất của Đảng bộ Đà Nẵng là được lòng dân'
(PLVN) - "Có thể nói cái được lớn nhất của Đảng bộ Đà Nẵng là được lòng dân và đó chính là niềm tự hào đáng trân trọng của Nhân dân Đà Nẵng anh hùng. Đây là tiền đề tạo ra sức mạnh tổng hợp để Đà Nẵng phát triển nhanh và toàn diện trong những năm tiếp theo", Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh.

Tổng Bí thư dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm thành phố Đà Nẵng

Tổng Bí thư dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm thành phố Đà Nẵng
Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025), 50 năm Ngày Giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), sáng 29/3, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương và thành phố Đà Nẵng đã dâng hoa, dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm thành phố Đà Nẵng, đường 29/3, đường 2 tháng 9, thành phố Đà Nẵng.

Làm rõ các tiêu chí sắp xếp đơn vị hành chính

Quang cảnh cuộc họp Hội đồng thẩm định.
(PLVN) - Để thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp, trên cơ sở kết quả thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã thời gian qua, Chính phủ đang xây dựng dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp ĐVHC, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành.

Khoa học và công nghệ nâng cao tiềm lực quốc phòng

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Ủy viên Trung ương Đảng Nguyễn Mạnh Hùng mới chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình phối hợp hoạt động KH&CN giữa hai Bộ giai đoạn 2021 - 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 và những năm tiếp theo.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Brazil

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil Luiz Inácio Lula da Silva gặp gỡ phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống nước Cộng hòa Liên bang Brazil Luiz Inácio Lula da Silva dẫn đầu Đoàn đại biểu Cấp cao nước Cộng hòa Liên bang Brazil thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 27 đến ngày 29/3/2025.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Lễ khánh thành tuyến đường kết nối từ quốc lộ 19 đến Becamex VSIP Bình Định

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Lễ khánh thành tuyến đường kết nối từ quốc lộ 19 đến Becamex VSIP Bình Định
(PLVN) -  Ngày 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã dự Lễ khánh thành dự án Xây dựng tuyến đường nối từ Quốc lộ 19 đến Khu công nghiệp Becamex VSIP Bình Định. Đây được xem là một trong những dự án giao thông trọng điểm của tỉnh Bình Định với tổng mức đầu tư hơn 1.170 tỷ đồng.