Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Việc di dời người dân ở vùng sạt lở là cấp thiết

(PLVN) - Ngày 11/8, tại huyện Đông Hải (tỉnh Bạc Liêu), Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dẫn đầu đoàn công tác của Trung ương đi khảo sát thực tế và làm việc với tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau về tình hình sạt lở, sụt lún bờ biển, bờ sông.

Tham dự buổi làm việc với đoàn công tác có đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau.

Quang cảnh buổi làm việc.

Quang cảnh buổi làm việc.

Báo cáo tại buổi làm việc, ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, cho biết: Tình hình sạt lở trên địa bàn tỉnh ngày càng nghiêm trọng, trong khi đó nguồn lực của tỉnh còn khó khăn. Tính từ đầu năm 2024 đến nay tỉnh đã xảy ra sạt lở, thiệt hại nhiều tỷ đồng. Đặc biệt, trong đó có 5 dự án tại khu vực sạt lở xung yếu, cấp bách và phòng chống triều cường, bảo vệ sản xuất..., với tổng chiều dài gần 80 km. Tỉnh Bạc Liêu đang rất cần sự hỗ trợ từ Trung ương để sớm tiến hành đầu tư xây dựng, nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản và bảo vệ đời sống của nhân dân trong khu vực.

“Về lâu dài, Chính phủ hỗ trợ tỉnh hơn 3.400 tỷ đồng để thực hiện 5 dự án cấp bách trên, đề nghị Chính phủ và Bộ, ngành TW có giải pháp căn cơ để phòng, chống sạt lở”, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu kiến nghị.

Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có 77 khu vực sạt lở bờ sông, 6 khu vực sạt lở bờ biển, tổng chiều dài sạt lở gần 600 km. Bạc Liêu đã xác định có 50 danh mục dự án, công trình cần đầu tư đến năm 2030, với tổng nguồn kinh phí dự kiến là 28.000 tỷ đồng.

Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu báo cáo với đoàn công tác tại buổi làm việc.

Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu báo cáo với đoàn công tác tại buổi làm việc.

Theo ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, Hiện nay, sạt lở ven biển trên địa bàn tỉnh cần xử lý ngay có chiều dài hơn 21,5km, nhu cầu vốn trên 1.000 tỷ đồng. Sạt lở ven sông dài 5,7km, với nhu cầu vốn 684 tỷ đồng; sụt lún trên 700 điểm, với chiều dài hơn 16km, nhu cầu vốn 17,5 tỷ đồng.

Đồng quan điểm với ông Phạm Văn Thiều - Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu, ông Đỗ Thành Trung - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói: “Việc phòng, chống sạt lở cần phải có giải pháp căn cơ chứ không nên theo kiểu đầu tư “giật gấu vá vai”, khi xảy ra mới làm".

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hoàng Hiệp - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết: “Tình hình sạt lở càng ngày nghiêm trọng hơn, không giảm đi. Bộ NN&PTNT đang làm Đề án phòng, chống sạt lở, sụt lún, xâm nhập mặn lấy ý kiến các địa phương. Trong đó, đưa ra các giải pháp kể cả về công trình, phi công trình, vốn, cơ chế chính sách… Quan điểm của Bộ là giải quyết dứt điểm sạt lở bờ biển Tây, gồm có Kiên Giang và Cà Mau. Hiện bờ biển Đông sạt lở ngày càng nghiêm trọng hơn ở Bạc Liêu và Cà Mau”.

Cũng theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, việc làm kè để phòng, chống sạt lở ở bờ biển Đông kinh phí khá lớn. Làm 1km kè cứng cả trăm tỷ đồng, còn kè mềm cũng khoảng 60 tỷ đồng, cao gấp đôi đầu tư so với bờ biển Tây”. Do đó, Bộ Bộ NN&PTNT đang nghiên cứu đưa những giải pháp kỹ thuật vào công trình để giảm nguồn lực đầu tư xuống.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu kết luận tại buổi làm việc với tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu kết luận tại buổi làm việc với tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chia sẻ khó khăn với các địa phương đang đối mặt với những thiên tai như sạt lở, sụt lún… “Khu vực ĐBSCL được đánh giá là khu vực nhạy cảm, dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu. Do đó, chúng ta phải tính tổng thể, căn cơ, bền vững, lâu dài, đồng bộ cả Trung ương và địa phương. Việc đầu tư phải “ra tấm, ra món”, làm cắt khúc rất lãng phí”, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu phải dự báo tình hình sạt lở càng sớm càng tốt, chính xác sẽ có giá trị. Việc này không tốn nhiều tiền nhưng nếu làm không tốt sẽ rất thiệt hại, kể cả sinh mạng của người dân…

Phó Thủ tướng đặc biệt lưu ý việc di dời người dân ở vùng sạt lở, nguy cơ sạt lở là cấp thiết, bên cạnh công tác di dời là chăm lo sinh kế. Việc đầu tư kinh phí, làm đúng nguyên tắc, trong đó xếp thứ tự ưu tiên theo dự án nào cấp bách nhất làm trước.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khảo sát, kiểm tra tình hình sạt lở đê Biển Đông (thuộc xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu).

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khảo sát, kiểm tra tình hình sạt lở đê Biển Đông (thuộc xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu).

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cùng đoàn công tác kiểm tra đoạn sạt lở tại Công ty TNHH MTV thủy sản Trường Phúc (trên sông Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu).

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cùng đoàn công tác kiểm tra đoạn sạt lở tại Công ty TNHH MTV thủy sản Trường Phúc (trên sông Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu).

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang (bên trái) và ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau khảo sát sạt lở bờ sông trên địa bàn huyện Đầm Dơi (tỉnh Cà Mau).

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang (bên trái) và ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau khảo sát sạt lở bờ sông trên địa bàn huyện Đầm Dơi (tỉnh Cà Mau).

Trước đó, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã đi khảo sát khu vực sạt lở đê biển tại xã Vĩnh Trạch Đông (TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu); khu vực sạt lở bờ sông tại thị trấn Gành Hào (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) và đê biển khu vực giáp ranh giữa tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với những cam kết mạnh mẽ trong chỉ đạo, quản lý, điều hành. (Ảnh: TTXVN).

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn

(PLVN) -  Chiều 12/11, phát biểu kết luận phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, sau 2 ngày làm việc nghiêm túc và trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, đồng hành cùng với Chính phủ, cùng các cơ quan, tổ chức trong cả hệ thống chính trị, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và những năm tiếp theo...

Đọc thêm

Tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam - Chile

Chủ tịch nước Lương Cường gặp Chủ tịch Đảng Xã hội Chile Paulina Vodanovic. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Tiếp Chủ tịch Đảng Xã hội Chile Paulina Vodanovic, Chủ tịch nước Lương Cường mong muốn thời gian tới, hai Đảng cần tăng cường phối hợp chặt chẽ và triển khai hiệu quả thỏa thuận hợp tác giữa hai Đảng, đồng thời tiếp tục củng cố sự tin cậy cấp cao và nền tảng quan hệ chính trị làm cơ sở và định hướng phát triển quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước, nhất là trên các lĩnh vực hai bên có thế mạnh.

Báo Pháp luật Việt Nam đạt 2 giải C Giải báo chí ‘Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc’ lần thứ XVI

Báo Pháp luật Việt Nam đạt 2 giải C Giải báo chí ‘Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc’ lần thứ XVI
(PLVN) - Tại Lễ tổng kết và trao thưởng Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI, năm 2023 - 2024, Báo Pháp luật Việt Nam được trao hai giải C cho loạt bài "Tri ân liệt sĩ thời số hóa" của nhóm tác giả Bùi Thị Xuân Hoa - Lê Võ Nguyệt Thương - Lê Thị Ngọc Hương và loạt bài "Vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế" của tác giả Lương Thị Vân Anh.

Bộ Y tế đề xuất cấm sử dụng để chặn hệ luỵ từ thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phân tích những tác hại của việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng, đặc biệt đối với giới trẻ. Để giải quyết vấn nạn thuốc lá mới này, 'tư lệnh' ngành y tế đề xuất sửa đổi Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá trình Quốc hội xem xét, trong đó có các quy định cấm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Sẽ triển khai nhiều giải pháp để vàng không còn là nơi 'trú ẩn' của tiền nhàn rỗi

Phó Thủ tướng Chính phủ Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Có nhiều nguyên nhân khiến vàng là nơi 'trú ẩn' của tiền nhàn rỗi nhưng Chính phủ sẽ chỉ đạo thực hiện mua bán đúng pháp luật, minh bạch; áp dụng công nghệ thông tin để quản lý các cửa hàng và công ty; tiếp tục chống buôn lậu mạnh mẽ; thúc đẩy sản xuất kinh doanh; thúc đẩy thị trường vốn phát triển… để quản lý thị trường vàng.

Đã giảm chênh lệch giá vàng từ 15-16 triệu xuống còn 3-4 triệu đồng/lượng

Phiên chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực ngân hàng. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Để giảm chênh lệch giá vàng, từ phương án đấu thầu, Ngân hàng Nhà nước đã chuyển sang phương án bán vàng trực tiếp qua 4 ngân hàng thương mại Nhà nước và SJC. Do đó, khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế từ khoảng 15-18 triệu đồng/lượng đến nay chỉ còn khoảng 3-4 triệu đồng/lượng.

Tin tưởng phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 8 sẽ diễn ra sôi nổi, dân chủ

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu mở đầu phiên chất vấn. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Chủ tịch Quốc hội tin tưởng rằng, với trí tuệ, tinh thần trách nhiệm cao, kinh nghiệm thực tiễn công tác, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8 sẽ diễn ra sôi nổi, dân chủ, trên tinh thần xây dựng, có nhiều thông tin phản ánh thực trạng tình hình, có nhiều đề xuất, kiến nghị, hiến kế cho Chính phủ, các Bộ trưởng, Trưởng ngành.

“Chỉ có đoàn kết mới thắng lợi”

Người dân Nghệ An vui mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
(PLVN) -  Cả nước đang có nhiều hoạt động thực chất, hiệu quả hướng tới Ngày hội Đại đoàn kết (ĐĐK) toàn dân tộc, nhân dịp kỷ niệm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam 18/11 hàng năm.

Rộn ràng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trò chuyện với cán bộ, Nhân dân thôn Lời. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Ngày 10/11, nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại các địa phương nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024).

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực
Sáng 10/11, chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo cho rằng, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là chương trình nhân văn sâu sắc, phải được triển khai với tinh thần trách nhiệm cao, cảm xúc mạnh mẽ, với tư duy đổi mới; nhấn mạnh thời gian, trí tuệ và sự quyết tâm, quyết liệt là yếu tố mang tính quyết định của Phong trào.

Bài cuối: Phải bắt đầu từ việc kiên quyết thay đổi nhận thức, phá bỏ mọi rào cản, lợi ích nhóm

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024. Ảnh: VGP
(PLVN) -Trong khi các đại biểu Quốc hội đã đề xuất nhiều giải pháp đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp ngay từ Kỳ họp thứ 8 đang diễn ra thì các chuyên gia, nhà quản lý cũng đưa ra hàng loạt biện pháp để sớm thực thi các thông điệp đổi mới tư duy xây dựng pháp luật của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thủ tướng: Tháo gỡ được điểm nghẽn thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới

Thủ tướng: Tháo gỡ được điểm nghẽn thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới
Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của cả năm 2024, trong đó tốc độ tăng GDP quý IV khoảng 7,4-7,6%, cả năm đạt trên 7%; đồng thời nhấn mạnh, nếu tháo gỡ được điểm nghẽn về thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt mức 2 con số mỗi năm trong những thập kỷ tới.

Bài 4: Đổi mới mạnh mẽ trong công tác lập pháp ngay từ Kỳ họp thứ 8

Bài 4: Đổi mới mạnh mẽ trong công tác lập pháp ngay từ Kỳ họp thứ 8
(PLVN) - Trên diễn đàn Quốc hội - cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp…, các đại biểu Quốc hội đã đề xuất nhiều giải pháp đổi mới mạnh mẽ trong công tác lập pháp ngay từ Kỳ họp thứ 8 đang diễn ra.

Bài 3: Thông điệp đổi mới của Tổng Bí thư rất được lòng dân

Quang cảnh một phiên làm việc tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV - Ảnh quochoi.vn
(PLVN) - Thông điệp đổi mới tư duy xây dựng pháp luật từ Tổng Bí thư “dứt khoát từ bỏ tư duy không quản được thì cấm”, “chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển”, theo ý kiến một số chuyên gia, là rất được lòng dân.