Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Bình Thuận

(PLVN) - Tối 19/4, tại Nhà hát và Triển lãm văn hóa nghệ thuật tỉnh Bình Thuận, diễn ra Lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Bình Thuận (19/4/1975-19/4/2025). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự và phát biểu tại buổi lễ.

Hòa chung không khí hào hùng những ngày tháng 4 lịch sử của đất nước, tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình gửi lời thăm hỏi cũng như lời chúc tốt đẹp nhất tới các bậc lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, cựu chiến binh, các lãnh đạo các cơ quan Trung ương, các đồng chí lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ cùng toàn thể Nhân dân tỉnh Bình Thuận.

Bình Thuận đạt nhiều thành tựu to lớn sau 50 năm giải phóng.

Bình Thuận đạt nhiều thành tựu to lớn sau 50 năm giải phóng.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, kể cả những thời điểm khó khăn nhất của cách mạng, quân và dân Bình Thuận vẫn luôn chung thủy, sắc son, một lòng vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng. Để từ đó, với truyền thống “tự lực tự cường, chiến đấu oanh liệt, thắng lợi vẻ vang”, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, hy sinh, quân và dân Bình Thuận đã lập nên nhiều chiến công vẻ vang như trận tập kích diệt Chi khu quận lỵ Hoài Đức và dinh điền Bắc Ruộng (tháng 7/1960), trận đánh chiếm chốt giữ núi Dinh của lực lượng vũ trang Quân khu và tỉnh Bình Thuận”.

Đánh giá cao những thành tựu của quá trình xây dựng và phát triển tỉnh Bình Thuận trong 50 năm qua, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình đề nghị Bình Thuận tiếp tục phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế và hướng tới những mục tiêu cao hơn là trở thành Trung tâm năng lượng quốc gia, trung tâm du lịch tầm vóc quốc tế, trung tâm phát triển kinh tế biển bền vững của cả nước.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đề nghị cấp ủy, chính quyền và nhân dân Bình Thuận tập trung 5 nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể: Một là, quan tâm tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp theo đúng Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 14/4/2025 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Phát huy dân chủ và tăng cường đoàn kết trong toàn Đảng bộ, quyết liệt thực hiện và hoàn thành sớm chủ trương của Trung ương về sắp xếp, tổ chức lại bộ máy và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Hai là, phát huy hiệu quả các động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế; phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2025 - 2030 đạt hai con số. Bình Thuận cần khai thác, tận dụng tối đa tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, cảnh quan thiên nhiên, nét đẹp về truyền thống, văn hóa, lịch sử và con người Bình Thuận để phát triển kinh tế bền vững, đặc biệt là kinh tế biển và du lịch. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp, thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, các dự án nông nghiệp công nghệ cao; chú trọng bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và xây dựng, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Ba là, tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, huy động nguồn lực và có cơ chế khuyến khích, thu hút đầu tư mạnh mẽ hơn cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình phát biểu chỉ đạo.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình phát biểu chỉ đạo.

Bốn là, tiếp tục nâng cao chất lượng đời sống của Nhân dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số vùng còn nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo; quan tâm hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Năm là, quan tâm đẩy mạnh công tác chỉnh đốn, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; đổi mới phương thức hoạt động và nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp.

“Tôi tin tưởng sâu sắc rằng, Đảng bộ, chính quyền, quân và Nhân dân các dân tộc tỉnh Bình Thuận sẽ phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang, nêu cao tinh thần sáng tạo, năng động, ý chí “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc”, đoàn kết, thống nhất, tiếp tục khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, huy động mọi nguồn lực và nắm bắt, tận dụng tốt các cơ hội để bứt phá, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của vùng và của cả nước”, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh.

Chương trình bắn pháo hoa tầm thấp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Bình Thuận (19/4/1975-19/4/2025).

Chương trình bắn pháo hoa tầm thấp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Bình Thuận (19/4/1975-19/4/2025).

Tại buổi lễ, Bí thư Tỉnh uỷ Bình Thuận Nguyễn Hoài Anh ôn lại trang sử hào hùng và quá trình phát triển của tỉnh.

Bí thư Tỉnh uỷ Bình Thuận cho biết, 50 năm trước, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, sự chỉ đạo trực tiếp của Khu ủy khu VI và Tỉnh ủy Bình Thuận, với khí thế bão táp cách mạng, quân và dân Bình Thuận cùng với bộ đội chủ lực đã giải phóng tỉnh Bình Thuận. Sự kiện này góp phần tạo nên sức mạnh tổng lực, cùng cả nước làm nên đại thắng mùa Xuân 1975 lịch sử để hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng: Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên của độc lập dân tộc và đi lên Chủ nghĩa xã hội.

Chương trình văn nghệ trong khuôn khổ chương trình kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Bình Thuận.

Chương trình văn nghệ trong khuôn khổ chương trình kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Bình Thuận.

Sau ngày đất nước thống nhất, hòa bình lập lại, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định đời sống, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng bằng nỗ lực không ngừng nghỉ, sức sáng tạo mạnh mẽ và những bước đi phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể và tình hình thực tiễn của địa phương.

Giai đoạn đầu khi mới tái lập tỉnh vào năm 1992, Bình Thuận là một trong những tỉnh còn nhiều khó khăn của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ. Điều kiện cơ sở hạ tầng của tỉnh lạc hậu, thiếu hụt, quy mô kinh tế nhỏ, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và phụ thuộc điều kiện tự nhiên nắng gió, khô hạn, các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ kém phát triển; chất lượng nguồn nhân lực thấp; đời sống vật chất và tinh thần của người dân còn rất nhiều thiếu thốn…

Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Nguyễn Hoài Anh ôn lại chặng đường 50 năm hình thành và phát triển của tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Nguyễn Hoài Anh ôn lại chặng đường 50 năm hình thành và phát triển của tỉnh.

Bí thư Tỉnh uỷ Bình Thuận Nguyễn Hoài Anh khẳng định thành tựu 50 năm chuyển mình phát triển của tỉnh Bình Thuận, nhất là những năm gần đây, kinh tế - xã hội Bình Thuận đã có nhiều chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng GRDP hàng năm luôn đạt ở mức khá; đến cuối năm 2024, quy mô nền kinh tế tỉnh Bình Thuận gấp hơn 33 lần so với thời điểm tái lập tỉnh (năm 1992), đạt hơn 128,7 nghìn tỷ đồng, xếp vị trí thứ 26/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. GRDP bình quân đầu người đạt 101,7 triệu đồng; thu nhập bình quân đầu người năm 2024 đạt 58,9 triệu đồng, gấp 43,6% so với năm 1992. Hạ tầng được chú trọng đầu tư, giao thông đối nội và đối ngoại được kết nối thông suốt với các loại hình đường bộ (trong đó có đường bộ cao tốc), đường sắt, đường thuỷ và sắp tới là đường hàng không. Bộ mặt đô thị và nông thôn có nhiều khởi sắc. Đến nay, tỉnh có 02 huyện và 79/93 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 14 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Trong 10 năm gần đây, Bình Thuận đã đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; tập trung phát triển 03 trụ cột kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Công nghiệp đã trở thành lĩnh vực đóng góp lớn nhất cho kinh tế của tỉnh, mà trọng tâm là công nghiệp năng lượng, trong đó có năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp công nghệ cao đáng kể như các dự án Kho cảng LNG Sơn Mỹ, Nhà máy điện khí LNG Sơn Mỹ I, Sơn Mỹ II với tổng công suất 4.500 MW và tổng vốn đầu tư hơn 128 nghìn tỷ đồng, đưa Bình Thuận trở thành một trong những trung tâm năng lượng lớn nhất của quốc gia.

Du lịch được xác định trở thành mũi nhọn của tỉnh Bình Thuận, bình quân những năm gần đây, Bình Thuận đón gần 10 triệu lượt khách với doanh thu du lịch đạt khoảng 1 tỷ USD mỗi năm; nằm trong top 10 địa phương có số lượng du khách và doanh thu du lịch cao nhất cả nước.

Đọc thêm

Bảo đảm thông suốt hệ thống thông tin khi vận hành chính quyền 2 cấp

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp cùng nhau hành động, triển khai các nhiệm vụ với tinh thần quyết tâm cao nhất.
(PLVN) - Chiều 24/6, chủ trì cuộc họp về rà soát, đánh giá, nâng cấp, phát triển các hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành và phục vụ người dân, doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu sắp xếp đơn vị hành chính theo mô hình mới, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh yêu cầu không được để gián đoạn hoạt động cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp và hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền các cấp trước và sau thời điểm tổ chức lại bộ máy.

Bộ Quốc phòng triển khai Đề án tổ chức quân sự 'tinh, gọn, mạnh'

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu chỉ đạo. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân
(PLVN) - Sáng 24/6, tại Quân khu 2, Bộ Tư lệnh Quân khu tổ chức Lễ công bố các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc sáp nhập, tổ chức lại các cơ quan quân sự địa phương. Theo đó, các Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng và Ban Chỉ huy phòng thủ khu vực (PTKV) trực thuộc Bộ CHQS cấp tỉnh được thành lập, thay thế mô hình Ban CHQS cấp huyện. Đại tướng Phan Văn Giang – Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đến dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.

‘Xóa’ phân biệt công chức cấp xã với cấp tỉnh

Các đại biểu bấm quyết biểu quyết thông qua Luật Cán bộ, công chức sửa đổi. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) vừa được thông qua đã hoàn thiện các quy định nhằm thực hiện chủ trương xây dựng một nền công vụ thống nhất, liên thông, đồng bộ từ Trung ương đến cấp xã, không phân biệt cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh.

Khẩn trương vận hành thử nghiệm chính quyền địa phương 2 cấp

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trương Việt Dũng khảo sát, kiểm tra việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp tại trụ sở phường Tây Hồ.
(PLVN) -  Những ngày qua, nhiều địa phương trên cả nước đã khẩn trương tổ chức vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp nhằm hoàn thiện hơn quy chế, quy trình giải quyết công việc. Thông qua việc vận hành thử nghiệm cũng xác định những tình huống, vướng mắc có thể phát sinh để kịp thời có phương án, giải pháp tháo gỡ nhằm bảo đảm từ ngày 1/7, chính quyền địa phương 2 cấp chính thức đi vào hoạt động thông suốt, hiệu quả.

Thích ứng linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với diễn biến tình hình

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kiên định mục tiêu, giữ vững bản lĩnh, ứng phó linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với tình hình. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Ngày 23/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các Bộ, ngành để đánh giá tình hình và đưa ra giải pháp ứng phó linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với diễn biến tình hình xung đột tại khu vực Trung Đông và các diễn biến mới đây trên thế giới.

Giữ vững sự tin tưởng của Nhân dân đối với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước

Tổng Bí thư Tô lâm phát biểu chỉ đaọ tại buổi làm việc. Ảnh: Nguyễn Hải
(PLVN) - Phát biểu tại cuộc làm việc với Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương diễn ra ngày 23/6, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, mọi công tác của Mặt trận và các đoàn thể phải hướng đến mục tiêu cao nhất, giữ vững, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sự đồng thuận trong toàn xã hội, sự tin tưởng, sự ủng hộ của Nhân dân đối với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh từ 1/7

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Từ ngày 1/7/2025, Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh sẽ đóng giao diện và tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia, nhằm bảo đảm kết nối liên thông, thống nhất giữa Trung ương và địa phương theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp.

LỜI TRI ÂN NHÂN NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM 21/6

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Lại Xuân Môn tặng hoa chúc mừng Báo Pháp luật Việt Nam.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Báo Pháp luật Việt Nam  xin bày tỏ lòng cám ơn tới các đồng chí lãnh đạo các cơ quan trung ương và địa phương, các đối tác, cộng tác viên và bạn đọc trên mọi miền Tổ quốc. 

Nền tảng quan trọng để kinh tế số phát triển lành mạnh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại phiên họp Thường trực Chính phủ diễn ra mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án Luật Thương mại điện tử (TMĐT) sửa đổi. Thủ tướng khẳng định, đây là một văn bản pháp lý then chốt, đóng vai trò nền tảng trong việc cụ thể hóa các chủ trương lớn của Đảng cũng như các Nghị quyết mới của Bộ Chính trị, nhất là trong giai đoạn cả nước đang đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chương trình, phong trào phải để người dân cảm nhận và thụ hưởng thành quả thực

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Chiều 22/6, kết luận Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, Phong trào “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu thực hiện các chương trình, phong trào một cách thực chất để người dân cảm nhận và thụ hưởng thành quả thực.