Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc tiếp xúc cử tri tại Bình Định

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc tiếp xúc cử tri tại Bình Định
(PLVN) - Chiều ngày 02/12, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cùng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bình Định đã có buổi tiếp xúc cử tri với mặt trận và các tổ chức thành viên sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Thông tin tại buổi tiếp xúc, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lý Tiết Hạnh cho biết kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra với việc xem xét 51 nội dung, nhóm nội dung, bao gồm: 33 nội dung thuộc công tác lập pháp, 18 nhóm nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác; đồng thời, có 12 nhóm nội dung được các cơ quan gửi báo cáo để đại biểu Quốc hội nghiên cứu.

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc phát biểu tại buổi tiếp xúc.

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc phát biểu tại buổi tiếp xúc.

Dịp này, Quốc hội cũng đã xem xét, thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam bằng hình thức đầu tư công với sơ bộ tổng mức đầu tư là 1.713.548 tỷ đồng; thông qua Nghị quyết về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương; tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận; chấp thuận chủ trương đầu tư bổ sung vốn nhà nước để duy trì tỷ lệ vốn góp nhà nước tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam và thông qua các giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 để Tổng công ty Hàng không Việt Nam sớm phục hồi và phát triển bền vững…

"Đặc biệt, Nhà nước ta cũng sẽ tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ quy định tại điểm a mục 1.1 khoản 1 Điều 3 của Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian từ ngày 01/01/2025 đến hết ngày 30/6/2025" - bà Lý Tiết Hạnh cho biết thêm.

Bà Lý Tiết Hạnh - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh thông tin tại buổi tiếp xúc.

Bà Lý Tiết Hạnh - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh thông tin tại buổi tiếp xúc.

Tại buổi tiếp xúc, cử tri Bình Định đã kiến nghị tới Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh nhiều vấn đề, trong đó có nội dung bình ổn giá vàng và tăng cường quản lý thị trường vàng; xây dựng lộ trình dài hạn cho cải cách giáo dục, đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học, và quản lý dạy thêm, học thêm; Kịp thời xử lý các thông tin sai lệch, xuyên tạc trên mạng xã hội nhằm bảo vệ đời sống tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh và giữ vững sự đoàn kết trong cộng đồng; Đảm bảo chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính và tinh gọn bộ máy quản lý từ Trung ương đến địa phương…

Quang cảnh buổi tiếp xúc.

Quang cảnh buổi tiếp xúc.

Thay mặt đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết, những ý kiến của cử tri, Đoàn ĐBQH tỉnh sẽ tiếp thu, tổng hợp đầy đủ để gửi đến Quốc hội và các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết theo quy định.

Tại buổi tiếp xúc cử tri, Phó Thủ tướng cũng thông báo về những kết quả đã đạt được về KT-XH năm 2024: tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 7% cao nhất Đông Nam Á, xuất siêu hơn 30 tỷ USD, vượt thu ngân sách khoảng 300.000 tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng, bảo đảm an sinh xã hội… Trong năm 2025, chúng ta sẽ tiếp tục đầu tư các công trình trọng điểm cũng như phấn đấu tăng trưởng khoảng 8% để trong tương lai gần đưa tăng trưởng lên 2 con số để thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Riêng việc tinh giảm biên chế thì sau khi sáp nhập bộ máy, Trung ương, Chính phủ và Quốc hội sẽ bàn cụ thể hơn về cơ chế cũng như giải pháp đồng bộ dành cho những cán bộ công chức, viên chức khi ra khỏi Nhà nước.

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 41. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Có hơn 5 nghìn văn bản liên quan đến điều chỉnh, sắp xếp bộ máy hành chính

(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và quyết định một số nội dung quan trọng, cấp bách khác theo thẩm quyền liên quan tới việc sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi), Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và gần 300 luật liên quan đến chuyên ngành, đến tổ chức. Bộ Tư pháp cũng đã tổng kết có khoảng 4.922 văn bản nghị định, thông tư liên quan tới việc điều chỉnh, sắp xếp bộ máy hành chính.

Đọc thêm

Thủ tướng: Quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn

Thủ tướng: Quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn
Chiều 4/1, dự Hội nghị công bố Quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn. Việc triển khai thực hiện Quy hoạch không phải là nhiệm vụ của riêng TP Hồ Chí Minh mà là nhiệm vụ của cả vùng, cả nước.

Xây dựng hệ thống nhà trường Quân đội tinh, gọn, mạnh

Đại tướng Nguyễn Tân Cương tặng Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc.
(PLVN) - Với mục đích gắn nhà trường với đơn vị, đào tạo gắn với sử dụng, sau 3 năm thực hiện phương châm “Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị”, chất lượng đào tạo của các nhà trường Quân đội được nâng lên; học viên tốt nghiệp ra trường có phẩm chất, năng lực cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Thủ tướng: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền

Thủ tướng: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền
(PLVN) - Sáng 2/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ bảy của Ban Chỉ đạo.

Giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh bước vào kỷ nguyên mới

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng phát biểu tại Hội thảo “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Trong bối cảnh mới của toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, để bảo đảm giai cấp công nhân Việt Nam vượt qua những thách thức, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc, cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh.

Việt Nam - quốc gia đang bước vào kỷ nguyên vươn mình trên trường quốc tế

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79. (ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Năm 2024 để lại những dấu ấn nổi bật của ngoại giao Việt Nam, với sự phối hợp chặt chẽ giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân. Những thành tựu này không chỉ củng cố vững chắc vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế mà còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển lâu dài về mọi mặt cho đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
Nhân dịp đón Năm Mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc".  Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng.

Kỷ nguyên của sự phát triển thịnh vượng

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 1/12/2024. (Ảnh trong bài: TTXVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn, nhiều lần Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh quyết tâm đưa Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của sự phát triển thịnh vượng. Người đứng đầu Đảng ta yêu cầu, chúng ta phải đổi mới tư duy, phải “cởi trói”, quyết đoán, phải vượt lên chính mình. Chỉ khi chúng ta dám nghĩ, dám làm, dám thay đổi và bứt phá khỏi những giới hạn hiện tại thì mới có thể vươn mình lớn mạnh.

10 sự kiện pháp luật năm 2024

10 sự kiện pháp luật năm 2024
(PLVN) - Nhằm ghi lại những sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng, nổi bật của năm 2024, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức bình chọn và công bố các sự kiện pháp luật nổi bật của năm. Việc bình chọn các sự kiện này nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật trong cán bộ và Nhân dân.

Quốc hội năm 2024: Đồng hành tháo gỡ khó khăn, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển

Quang cảnh một phiên làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
(PLVN) - Trong năm 2024, Quốc hội đã xem xét thông qua, cho ý kiến hàng chục luật, nghị quyết quy phạm pháp luật nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề cấp bách, phục vụ quốc kế dân sinh. Đặc biệt, Kỳ họp thứ 8 vào cuối năm 2024 đã phát huy tinh thần đổi mới mạnh mẽ về tư duy trong công tác lập pháp theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển.