Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu sửa đổi hướng dẫn đánh giá cấp độ dịch

Để sống chung an toàn với COVID-19 thì đánh giá cấp độ dịch cần được sửa đổi. (Ảnh minh họa)
Để sống chung an toàn với COVID-19 thì đánh giá cấp độ dịch cần được sửa đổi. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương rà soát, sửa đổi hướng dẫn đánh giá cấp độ dịch tại Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021.

Ngày 9/1, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn số 192/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương rà soát, sửa đổi hướng dẫn đánh giá cấp độ dịch tại Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” cho phù hợp với tình hình mới.

Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo việc sử dụng thuốc điều trị (kể cả thuốc kháng virus), bảo đảm an toàn, hiệu quả; rà soát, chỉ đạo nhập khẩu, sản xuất, sử dụng, phân phối thuốc kháng virus bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy định.

Trước đó, ngày 12/10/2021, sau khi Chính phủ ban hành quy định về thích ứng an toàn COVID-19, Bộ Y tế đã có hướng dẫn chuyên môn về đánh giá cấp độ dịch tại Quyết định số 4800/QĐ-BYT. Trên cơ sở này, các địa phương đã đánh giá cấp độ nguy cơ dịch bệnh dựa trên ba tiêu chí: số ca nhiễm cộng đồng mỗi tuần; độ bao phủ vaccine; năng lực y tế.

Tuy nhiên, hồi cuối tháng 11/2021, lãnh đạo Bộ Y tế cho rằng, với diễn biến dịch bệnh hiện nay, tiêu chí đánh giá số ca nhiễm mới trên 100.000 dân một tuần không còn quá quan trọng. Xu hướng hiện nay là tập trung dựa vào tỷ lệ bệnh nhân nặng, nhập viện, tử vong và tình hình đáp ứng thu dung, điều trị của các địa phương để đánh giá tình hình dịch bệnh.

Đề xuất này của Bộ Y tế được nhiều chuyên gia ủng hộ. Bởi việc thống kê số ca nhiễm mới hằng ngày “không còn có quá nhiều ý nghĩa quan trọng” trong bối cảnh Việt Nam thực hiện chủ trương thích ứng an toàn với COVID-19.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.