Phó Giám đốc Sở chối nhận quyết định điều động bị kỷ luật: UBND Hậu Giang lý giải sự việc

Sở Tư pháp Hậu Giang, nơi ông Nguyễn Thành Nhơn công tác trước khi được điều động về Hội Chữ thập đỏ tỉnh
Sở Tư pháp Hậu Giang, nơi ông Nguyễn Thành Nhơn công tác trước khi được điều động về Hội Chữ thập đỏ tỉnh
(PLVN) - Liên quan đến việc Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hậu Giang từ chối nhận quyết định điều động cán bộ, ngày 18/9, trao đổi với PLVN, ông Phan Vĩnh Lộc, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang khẳng định: Việc điều động ông Nguyễn Thành Nhơn, Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang về Hội Chữ thập đỏ tỉnh là đúng quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ; đã có xem xét toàn diện phẩm chất, năng lực, tiêu chuẩn cán bộ và yêu cầu nhiệm vụ công tác.

Theo ông Lộc, công tác cán bộ là hoạt động thường xuyên, liên tục của Đảng nhằm đáp ứng yêu cầu công tác và tình hình thực tiễn của địa phương. Đồng thời quan điểm của tỉnh là thực hiện trên cơ sở xem xét phẩm chất, năng lực, tiêu chuẩn, điều kiện công tác của cán bộ, đảng viên. 

“Việc điều động ông Nhơn về Hội Chữ thập đỏ tỉnh dựa trên yêu cầu nhiệm vụ công tác và đã thống nhất trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đảm bảo điều động đúng quy định của Đảng, Nhà nước. Tỉnh cũng đã  xem xét đảm bảo quyền lợi của ông Nhơn”, ông Lộc nói. 

“Theo khoản 1 Điều 2 Điều lệ Đảng quy định, mỗi đảng viên phải có nghĩa vụ “phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng”. Tuy nhiên, theo ông Lộc, ông Nhơn đã “phớt lờ” quy định và từ chối nhận quyết định điều động của cấp trên. Hành động này thể hiện thái độ coi thường tổ chức và trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên vì bản thân ông Nhơn là cán bộ lãnh đạo và là người đứng đầu cấp ủy của đơn vị. Không những thế, ở góc độ là một người đảng viên, hành động của ông Nhơn đã ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và hình ảnh của đảng viên, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật”, vị Chánh Văn phòng cho biết. 

Lý giải về việc điều động, ông Lộc cho biết thêm, tại Điều 26 Luật Cán bộ công chức quy định rõ: “Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ, cán bộ được điều động, luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội. Việc điều động, luân chuyển cán bộ được thực hiện theo quy định pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền”. 

Theo Điều 35 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức: “Việc điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp: Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể; Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của pháp luật; Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền”. “Như vậy, việc điều động ông Nhơn sang Hội Chữ thập đỏ, UBND tỉnh đã làm đúng quy định, không có gì sai”, ông Lộc nhấn mạnh. 

Ngoài ra, ông Lộc cho biết, theo quy định tại Nghị quyết số 21/2014/NQ-HĐND ngày 11/12/2014 của HĐND tỉnh Hậu Giang nêu rõ: “Hỗ trợ bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) với cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động đến công tác tại Hội đặc thù trên địa bàn tỉnh”. Quyền lợi về chế độ, chính sách của ông Nhơn vẫn được đảm bảo.

Buổi lễ trao quyết định công tác cán bộ của UBND tỉnh Hậu Giang ngày 30/5
Buổi lễ trao quyết định công tác cán bộ của UBND tỉnh Hậu Giang ngày 30/5

Một nguồn tin cho biết, vào năm 2018, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hậu Giang đã có báo cáo về việc gợi ý kiểm điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy với ông Nhơn. Theo kết luận, ông Nhơn đã mắc một số khuyết điểm: Chưa chủ động nắm tình hình tư tưởng cán bộ, đảng viên (cán bộ Sở bị xử lý kỷ luật, cán bộ công chức nghỉ việc nhiều); với vai trò là Bí thư Đảng ủy Sở, trong lãnh đạo, chỉ đạo chưa thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát; chưa thực hiện tốt chức năng lãnh đạo của Đảng; việc thực hiện quy chế dân chủ còn nhiều hạn chế, thiếu chủ động tổ chức thực hiện các quy chế, chưa mạnh dạn đấu tranh xây dựng nội bộ; đặc biệt chưa tạo sự đoàn kết giữa Đảng ủy và Ban Giám đốc Sở. 

Trước đó, như PLVN đã thông tin, chiều 30/5, ông Đồng Văn Thanh, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang đã chủ trì lễ công bố các quyết định về công tác cán bộ. Trong đó, có quyết định điều động ông Nhơn về Hội Chữ thập đỏ tỉnh để bầu giữ chức Phó Chủ tịch Hội nhưng ông Nhơn từ chối nhận quyết định, cho rằng vị trí công tác mới không phù hợp chuyên môn, nghiệp vụ... 

Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm của ông Nhơn, ngày 22/8, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã công bố quyết định kỷ luật Đảng ông Nhơn bằng hình thức khiển trách. Trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ, căn cứ khoản 3 Điều 10 Nghị định 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức “không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền”, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Nhơn bằng hình thức cảnh cáo.

Theo Luật sư Nguyễn Văn Toàn (Đoàn Luật sư TP HCM), khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, Công chức năm 2008, quy định nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ: “Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.”. Quan điểm cá nhân ông Nhơn cho rằng quyết định của UBND tỉnh sai và kiên quyết không nhận quyết định là không đúng quy định, Luật sư Toàn nhận xét.

Đọc thêm

Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIX

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ trao giải.
(PLVN) -  Tối 21/6, tại Cung Điền kinh trong nhà, khu vực Mỹ Đình, Hà Nội đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chào mừng Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và Lễ trao giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIX năm 2024, với chủ đề: “Thép trong Bút, Lửa trong tim”.Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại buổi lễ.

Kết luận số 169-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư

Người dân phường Tam Kỳ, thành phố Đà Nẵng mới đến Trung tâm hành chính công làm thủ tục hành chính. Ảnh: Trần Tĩnh/TTXVN
(PLVN) - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Kết luận số 169-KL/TW (ngày 20/6/2025) của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tập trung hoàn thành nhiệm vụ sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính (gọi tắt là Kết luận số 169).

Diễn văn của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa tại Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đọc diễn văn Lễ kỷ niệm. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
(PLVN) - Sáng 21/6, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh. Báo Tin tức và Dân tộc xin giới thiệu diễn văn của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tại Lễ Kỷ niệm đặc biệt này.

Báo chí Việt Nam trong kỷ nguyên mới: Để không bị tụt lại giữa dòng thông tin số

PGS.TS Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
(PLVN) - Trong bối cảnh báo chí toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ dưới tác động của công nghệ, mạng xã hội và trí tuệ nhân tạo, báo chí Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc. Để phát triển bền vững và giữ vai trò định hướng, dẫn dắt dư luận, các cơ quan báo chí cần chủ động kiến tạo một mô hình mới với nội dung chất lượng, công nghệ hiện đại, đội ngũ làm báo chuyên nghiệp và nguồn tài chính ổn định. Một nền báo chí mới, hiện đại, bản lĩnh và đủ sức cạnh tranh trong môi trường truyền thông ngày càng khốc liệt.

Báo Quân giải phóng - Câu chuyện của những người làm báo thời chiến

Đại tá PGS-TS Hồ Sơn Đài khi ra mắt cuốn sách “Báo Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (1963-1975)” và diện mạo tờ báo Quân giải phóng (chụp lại từ sách). (Ảnh: PV)
(PLVN) - Đại tá, PGS.TS Hồ Sơn Đài đã dành hai năm sưu tầm tư liệu, gặp gỡ nhân chứng qua các giai đoạn của Báo Quân giải phóng, cung cấp dữ liệu cho bạn đọc những tư liệu quý về lịch sử tờ báo này trong dòng chảy báo chí cách mạng Việt Nam. Cuốn sách Báo Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (1963 - 1975) đã mở ra cho tôi nhiều điều lý thú về những nhà báo quả cảm của thời chiến, mang thông tin từ “chiến trường đỏ lửa” đến bạn đọc.

'Bộ tứ trụ cột' đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới và trách nhiệm của nhà báo

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn với lãnh đạo các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - “Bộ tứ trụ cột” đặt ra những định hướng và nhiệm vụ cấp thiết để đưa đất nước tiến bước vững vàng trong kỷ nguyên hội nhập sâu rộng và chuyển đổi toàn diện. Trong tiến trình thực hiện các nghị quyết ấy, báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng - không chỉ là người truyền thông chính sách, mà còn là chủ thể kiến tạo đồng thuận xã hội, thúc đẩy sáng tạo, cổ vũ đổi mới và giám sát thực thi. Trách nhiệm xã hội của nhà báo, vì thế, không còn giới hạn trong khuôn khổ phản ánh - mà đã trở thành một phần cấu trúc của sự phát triển quốc gia.

Kiên định cốt cách người làm báo trong kỷ nguyên số

Trong kỷ nguyên số, hơn lúc nào hết, những người làm báo Việt Nam vẫn phải luôn giữ vững bản lĩnh cách mạng, lập trường, tư tưởng của mình. (Ảnh minh họa: shutterstock)
(PLVN) -  Trong dòng chảy và biến động mạnh mẽ của thời đại, nghề báo đang ở giữa một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, toàn cầu hóa thông tin. Những chuyển động ấy không chỉ làm thay đổi hình thức tác nghiệp, phương thức truyền tải mà còn thách thức bản chất cốt lõi của nghề báo: sự trung thực, bản lĩnh và vai trò định hướng của người làm báo ở đâu? Làm sao để giữ vững giá trị của người làm báo cách mạng?

Báo Pháp luật Việt Nam nhận Bằng khen của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

Đồng chí Lê Minh Trí - Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chánh án TANDTC phát biểu tại buổi gặp mặt các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
(PLVN) - Sáng 20/6, tại Hà Nội, Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) tổ chức buổi gặp mặt một số cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) và trao tặng Bằng khen của Chánh án TANDTC cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác thông tin, tuyên truyền về TAND.

Báo chí cách mạng Việt Nam: NGỌN CỜ TƯ TƯỞNG, ĐỘNG LỰC TO LỚN GÓP PHẦN ĐƯA ĐẤT NƯỚC VỮNG BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương. (Ảnh: QĐND)
(PLVN) - Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu nội dung bài viết: "Báo chí cách mạng Việt Nam: NGỌN CỜ TƯ TƯỞNG, ĐỘNG LỰC TO LỚN GÓP PHẦN ĐƯA ĐẤT NƯỚC VỮNG BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI" của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương nhân dịp 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam

70% học sinh có hành vi bạo lực là có hoàn cảnh gia đình đặc biệt

Quang cảnh phiên chất vấn sáng 20/6. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Dẫn thống kê điều tra của ngành Giáo dục cho thấy có đến 70% các học sinh có hành vi bạo lực với người khác đều có hoàn cảnh gia đình đặc biệt (hoặc bố mẹ ly hôn, hoặc chứng kiến bạo lực gia đình, hoặc bản thân bị bạo lực gia đình) nên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh phải bằng mọi cách, mọi biện pháp giảm thiểu, hỗ trợ, kiểm soát càng nhiều càng tốt để không ảnh hưởng đến đời sống tâm lý, thái độ ứng xử, quan điểm của các em.

Bài 3: Tiên phong, 'mở đường' trong đổi mới, phát triển

Tại Lễ trao Giải Búa liềm vàng năm 2024, ngày 20/1/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm và Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú trao giải A cho các tác giả, đại diện nhóm tác giả. Trong đó có tác giả Vân Anh của Báo Pháp luật Việt Nam. (Ảnh: Thành Đạt)
(PLVN) - Đất nước thống nhất, báo chí bước vào giai đoạn phát triển mới. Đặc biệt, những tồn tại, những vấn đề đặt ra từ thực tiễn của thời kỳ bao cấp đòi hỏi phải có lời giải để đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế. Và báo chí - một lần nữa lại lĩnh sứ mệnh “tiên phong”, “đi trước mở đường” trong quá trình đổi mới, phát triển.

Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025: Cần phối hợp ngăn chặn gian lận công nghệ cao

Thủ tướng chủ trì Hội nghị toàn quốc chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
(PLVN) - Các Bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là chính quyền cấp cơ sở, cấp xã phải đặc biệt quan tâm đến kỳ thi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc về công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025, theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ trụ sở của Chính phủ tới 402 điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, với khoảng 7.000 đại biểu tham dự vừa diễn ra…