Phố đi bộ hồ Gươm: Nơi thăng hoa cảm xúc

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những vũ điệu uyển chuyển, các nét vẽ sinh động, cùng giọng ca ngân vang khắp các con phố… đó là không gian nghệ thuật đường phố tại phố đi bộ hồ Gươm đã hình thành trong những năm trở lại đây. Không chỉ là một địa điểm để các nghệ sĩ phô diễn tài năng, phố đi bộ dần trở thành không gian thư giãn cho mọi người sau những ngày làm việc căng thẳng.

Những vỉa hè tràn đầy màu sắc và giai điệu

Vào tối thứ sáu, khi các thanh chắn được kéo ra, đường phố nhập nhoạng lên đèn, cũng là lúc những người nghệ sĩ không chuyên bắt đầu rục rịch chuẩn bị biểu diễn tại phố đi bộ. Họ có thể là các ca sĩ, họa sĩ không mấy tiếng tăm hay những nhóm nhảy sinh viên, câu lạc bộ khiêu vũ. Tất cả đều quy tụ lại, chọn một chỗ riêng ở phố đi bộ hồ Gươm, để biểu diễn trong một hoặc nhiều buổi tối.

Chỉ cần bước đến đầu phố Tràng Tiền, có thể nghe bản hòa âm của ban nhạc dân gian đương đại hay khúc romance lãng mạn, hoặc tiếng kèn saxophone làm mê đắm lòng người. Tại đây, nghệ sĩ là bất kì ai, từ những sinh viên trong Nhạc viện, nghệ sĩ bán chuyên đến các ông, các bà đều có thể đăng ký để trình diễn tại phố đi bộ.

Nghệ sĩ người Anh - Raphel Vangelis đã từng chia sẻ về những tác phẩm hội họa đường phố của mình: “Một tác phẩm nghệ thuật đẹp trong bức tường nhàm chán”. Thực tế, đường phố luôn luôn cứng nhắc, tẻ nhạt, nhưng nó sẽ được thổi hồn nhờ chất “xúc tác” của nghệ thuật. Giống như phố đi bộ hồ Gươm cũng trở nên hấp dẫn, duyên dáng hơn nhờ các bản nhạc, vũ điệu,… được trình diễn vào các ngày cuối tuần.

Dọc theo con phố có thể thấy những nghệ sĩ mặc áo dài đỏ cách tân chơi sáo, đánh đàn, gảy đàn bầu, tạo ra những bản nhạc quen thuộc như “Triệu đóa hoa hồng”, “Kachiusa”,… Cũng có lúc lại tình cờ gặp gỡ ban nhạc sống đang chơi các bản nhạc pop hiện đại. Tùy vào điều kiện mà có người độc tấu với guitar, có những nhóm lại đủ cả hát chính, người chơi bass, keyboard thu hút khán giả vây quanh thưởng thức. Các ban nhạc chơi liên tục như vậy từ khoảng bảy giờ tối cho đến tận đêm. Tiền bạc thu về không được bao nhiêu, chủ yếu là do những người qua đường tùy tâm thưởng cho họ. Nhưng chính khán giả chờ đợi, cổ vũ nhiệt tình đã trở thành động lực để họ chơi nhạc không ngừng nghỉ.

Đi qua những ban nhạc, men theo vỉa hè, xuôi xuống mạn cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, sẽ gặp các xe bán tò he, gánh bán bóng bay. Những người nặn tò he, ngày nay, không chỉ nặn những mẫu hình quen thuộc như hoa hồng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới nữa. Mà họ tạo ra những nhân vật hoạt hình được đầu tư tinh tế về màu sắc, thời gian làm, khiến cho mỗi xe tò he trở nên đặc biệt bằng hình con lợn hồng, chim cánh cụt, siêu nhân, mèo đi hia,.. Các màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng, hòa trộn với nhau dưới ánh đèn lấp lánh, khiến cho bất kì ai cũng phải nán lại nhìn ngắm.

Nhưng đặc biệt nhất là các sạp tranh vẽ chân dung. Mỗi bức tranh của các họa sĩ, đều là những tác phẩm nghệ thuật được sáng tạo nên từ hai dụng cụ là than chì và giấy vẽ. Anh Nguyễn Bá Hiệp - họa sĩ đường phố chia sẻ trong lúc ký họa chân dung một cặp đôi: “Tôi đang kể một câu chuyện tình yêu”. Dù cặp đôi anh vẽ ngồi song song với nhau, nhưng qua nét vẽ, thì hình ảnh chàng trai trở nên to lớn hơn, bao bọc cô gái nhỏ có đôi mắt bồ câu ở phía trước. Anh nói: “Vẽ giống hệt thì không khó. Nhưng mỗi bức tranh là nghệ thuật, cảm xúc, sáng tạo và thăng hoa của riêng tôi”.

Thực tế, phố đi bộ hồ Gươm trong vài năm trở lại đây đang dần trở thành không gian để rất nhiều người thỏa sức với đam mê nghệ thuật. Không chỉ có nghệ sĩ chuyên nghiệp và bán chuyên tham dự. Đây là “sân chơi” của học sinh, sinh viên và các ông, các bà. Như khi đi đến gần Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, có thể dễ dàng nghe tiếng nhạc từ những điệu Valse. Trong vòng tròn bao bọc bởi lớp lớp người, có những cặp đôi không phân biệt lứa tuổi, quốc tịch đang cùng nhau xoay vòng theo vũ điệu uyển chuyển. Cô Phương (40 tuổi) - một người trong câu lạc bộ khiêu vũ chia sẻ: “Mỗi dịp cuối tuần, tôi thường ra phố đi bộ để khiêu vũ. Đây là không gian tự do giúp chúng tôi thoải mái thả mình theo âm nhạc của phố xá nhộn nhịp”.

Không gian nghệ thuật để “chill”

“Phiêu” cùng nghệ thuật, là cảm xúc rất dễ lan tỏa đến mọi người. Trong không gian của những vũ điệu, lời ca, tiếng hát, con người dường như quên hết mọi âu lo, thỏa sức tận hưởng cảm giác hạnh phúc ở hiện tại. Nghệ thuật đường phố chính là nơi mà bất cứ ai cũng có thể trở thành một phần của buổi biểu diễn.

Như các ca sĩ đường phố không gắn liền với bục sân khấu cao lớn, xa vời, mà đứng ngang hàng với khán giả. Thậm chí, giọng của thính giả còn lớn hơn, mạnh mẽ đến mức “nhấn chìm” ca sĩ. Đó là lúc, một bản nhạc hay không chỉ là âm thanh tròn trịa, kỹ thuật, mà trở thành khoảng không nơi khán giả tương tác nhiệt tình với người trình diễn. Minh Dương (24 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: “Tôi rất thích ra phố đi bộ vào cuối tuần, đây là không gian giúp tôi hòa mình vào thế giới âm nhạc đường phố tràn đầy cảm xúc và hứng khởi”.

Không gian nghệ thuật đường phố còn là nơi mà người đi đường lơ đễnh dừng lại, nghe ca những khúc bình dị, quen thuộc như “Con yêu mẹ”, “Mai này con lớn lên”, “Đường về nhà”,… từ band nhạc “nhí”. Khán giả dựa vào bức tường phía xa, nhắm hờ mắt thưởng thức, tay cầm que kem Tràng Tiền mát lạnh. Nhưng không chỉ có bài hát quen thuộc, tại phố đi bộ hồ Gươm, mọi người còn bắt gặp những loại nhạc cụ nước ngoài rất độc đáo. Đó là tiết mục của những người nước ngoài, họ thổi chiếc kèn rất lạ, chơi loại trống có hình dạng bắt mắt thu hút người lớn và trẻ con cổ vũ, nhảy nhót xung quanh.

Những hình ảnh nhìn tưởng chừng bình dị, nhưng rất ý nghĩa với mọi người. Khi ngày nay, chúng ta đang sống thời đại nhiều áp lực, mệt mỏi, thì cách vượt qua chính là nở nụ cười vui vẻ, ngân nga vài giai điệu vu vơ hoặc ngắm nhìn những bức tranh độc đáo. Thực tế, hiếm nơi nào, dễ dàng nhìn thấy nụ cười tươi rói, hứng khởi của phần lớn mọi người như ở trong các phố đi bộ, khu vui chơi. Đây là không gian, mỗi người đều tách mình ra khỏi áp lực, để tận hưởng cuộc sống tràn ngập màu sắc. Và nghệ thuật lúc này, không còn bó buộc trong các phòng kín riêng biệt, mà trở nên gần gũi, đơn giản, tồn tại xung quanh mỗi người, khiến họ cảm thấy đẹp và thích thú.

Khi tách bản thân khỏi lo âu hết sức thực tế hàng ngày, để hòa mình vào không gian đầy màu sắc và âm thanh. Đó là lúc, con người bước vào địa hạt của cảm giác “chill” (thư giãn). Tuấn Linh (18 tuổi) hiện đang là thành viên trong một nhóm trượt ván cho biết, Linh đã tham gia được hơn ba năm. Vào cuối tuần em thường lên phố đi bộ, vì tại đây có không gian rất “bụi”, khiến cho em cảm thấy đầy hứng khởi khi lướt mình trên tấm ván trượt. Tuấn Linh chia sẻ về bộ môn này: “Việc học tập liên miên, khiến tinh thần em bí bách, áp lực. Khi trượt ván, trong đầu em hoàn toàn trống rỗng, chỉ còn sự tập trung và hào hứng”.

Chỉ cần lên các trang mạng xã hội, sẽ thấy mọi người lại sôi nổi thảo luận “Cuối tuần này phố đi bộ có chương trình gì không?”. Cho thấy, không chỉ nhờ những trò chơi, các hàng quán, mà bằng những sự kiện, lễ hội âm nhạc, buổi trình diễn nghệ thuật, đã nhận được sự quan tâm hào hứng của rất nhiều người. Họ coi đây là khoảng thời gian thư giãn, xóa bỏ những cảm xúc tiêu cực đã tích tụ trong suốt một tuần học tập, làm việc.

Tin cùng chuyên mục

Trải qua gần 200 năm, Lễ hội đua thuyền tứ linh ở Lý Sơn vẫn được gìn giữ, phát huy. (Ảnh: Alex Cao)

Đặc sắc Lễ hội đua thuyền tứ linh ở đảo Lý Sơn

(PLVN) - Lễ hội đua thuyền tứ linh là nét văn hóa truyền thống dân gian mang đậm bản sắc của cư dân huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Người dân Lý Sơn tổ chức lễ hội nhằm tưởng nhớ cội nguồn tổ tiên, các vị tiền hiền buổi đầu khai sinh đất đảo và đội hùng binh Hoàng Sa đã có công bảo vệ biên cương Tổ quốc cũng như cầu cho mưa thuận gió hòa, làng xóm yên bình, mùa màng tươi tốt.

Đọc thêm

Chuyện tình đẹp như mơ của “Đôi song ca miền thùy dương”

Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết được biết đến với mối tình thủy chung. (Nguồn: Thegioigiaitri)
(PLVN) - Vào thập niên 50, 60, cặp đôi danh ca Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết là một trong những “ngôi sao” của làng tân nhạc Việt Nam. Gần 60 năm bên nhau, cặp đôi Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết không chỉ ghi dấu trong lòng người hâm mộ bằng những câu hát rung động lòng người, mà còn bằng mối tình sắt son, thủy chung của cả hai.

Lời hồi đáp

Lời hồi đáp
(PLVN) - Có những khoảng trống không tên gợi lên nỗi nhớ nhung hoặc tôi cố gắng không nhồi nhét một cái tên vào đó. Vì chỉ cần định hình một cái tên thôi thì có nghĩa mình đã nhớ thương người ta đến mức nào...

“Bắt” người nghe phải nghe mình nói

 “Bắt” người nghe phải nghe mình nói
(PLVN) - Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, làm thế nào để lời nói của bạn không chỉ được lắng nghe mà còn đọng lại trong tâm trí người khác? Đâu là bí quyết để thông điệp của bạn trở nên nổi bật trước những đối thủ khác? Câu trả lời nằm ở sức mạnh của sự đơn giản. Một thông điệp đơn giản, rõ ràng không chỉ dễ nhớ, dễ tiếp cận mà còn làm nổi bật những điều bạn truyền tải. Nhưng vì sao đơn giản lại hiệu quả? Và làm cách nào để biến những ý tưởng phức tạp trở thành những thứ đơn giản, thu hút?

Sông con gái

Sông con gái
(PLVN) - Cánh chim én vụt qua nền trời, soi lên mặt sông những vệt dài mờ ảo. Soi lên cả rừng hoa cải đang nở đầy một vạt sông. Người đến khu Đoài vẫn bảo, không hoa cải nơi đâu bền như nơi này. Mọi nơi hoa cải vàng, cải trắng nở đận tháng mười mùa đông. Nhưng bến thôn Đoài cứ phải sang xuân. Hoa cứ ngặt lên, hoa cải củ trắng thì trắng đến nhức nhối, hoa cải sen đã vàng là đến kiệt cùng.

Sắp 'đối đầu với tiền bối', HLV Kim Sang Sik nói gì?

HLV Kim Sang Sik cho rằng đội tuyển Việt Nam có cơ hội chiến thắng Indonesia (Ảnh: VFF)
(PLVN) - "Chúng tôi cũng có thời gian ở cùng phòng. Tôi luôn xem ông Shin là tiền bối. Tôi rất tôn trọng ông ấy. Tôi mong chờ trận đấu ngày mai, khi cả hai cùng ở cương vị huấn luyện trưởng đội tuyển quốc gia và sẽ đối đầu nhau. Tôi sẽ gạt bỏ hết những suy nghĩ cá nhân để tập trung cho trận đấu”, HLV trưởng ĐT Việt Nam nói.

Xiếc 'Đám cưới chuột' sắp 'trình làng'

“Đám cưới chuột” đậm chất lễ hội dân gian qua ngôn ngữ xiếc (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Chương trình xiếc tạp kỹ “Đám cưới chuột” được dàn dựng thông qua ngôn ngữ hành động của xiếc với các thể loại: nhào lộn, tung hứng, thăng bằng, ảo thuật… để kể lại một câu chuyện vừa hài hước, hóm hỉnh, vừa mang ý nghĩa giáo dục một cách hấp dẫn, đậm chất lễ hội dân gian.

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể
(PLVN) - Tập quán văn hóa và tín ngưỡng Lễ Cúng rừng của người Mông và Nghệ thuật trình diễn dân gian Khắp Cọi của người Tày ở Yên Bái được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Đưa hát xẩm đến gần hơn với công chúng

Nghệ sĩ Vũ Thùy Linh lựa chọn dân ca nguyên gốc được phối bởi dàn nhạc giao hưởng cho album mới có tên “Tơ đồng thánh thót”. (Ảnh: L.Thủy)
(PLVN) - Mang nét văn hóa, sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống kết hợp với âm nhạc hiện đại là cách mà nhiều nghệ sĩ trẻ đang hướng đến. Đây cũng là một trong những đóng góp của các nghệ sĩ cho đời sống âm nhạc, để nền âm nhạc đậm đà bản sắc Việt vươn ra với thế giới.

Phát triển văn hóa song hành cùng phát triển kinh tế: Nhiệm vụ hàng đầu để đất nước khẳng định vị thế và bản sắc

Toàn cảnh Hội thảo. (Ảnh: hcma.vn)
(PLVN) -  Đây là một trong những giải pháp được các nhà khoa học đặt ra tại Hội thảo khoa học “Dự báo nhân tố tác động, yêu cầu đặt ra, phương hướng, giải pháp, kiến nghị tiếp tục vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 13/12.

'Gương mặt vặn vẹo' - đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa

Phim khai thác đề tài tâm lý tội phạm. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Bộ phim xoay quanh hành trình điều tra và truy bắt tội phạm gian nan của “Đội 7”, đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa. Hình ảnh nhân vật phản diện được xây dựng từ những ám ảnh thời thơ ấu, tổn thương tâm lý cho đến những biến cố không thể lường trước trong cuộc sống. Chính những điều này đã biến họ từ con người bình thường thành những kẻ tội phạm đáng sợ, nhưng cũng khiến người xem ít nhiều hiểu và đồng cảm.

“Vằng vặc trăng quê” - đong đầy hồn quê

"Vằng vặc trăng quê" lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ (ảnh P.V).
(PLVN) -  Tản văn “Vằng vặc trăng quê” của nhà báo Ngô Bá Lục không chỉ kể chuyện đời thường, đong đầy tình yêu thương mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ.