Phổ cập điện thoại 500.000 đồng: đã vì dân thì tất cả phải vì dân
(PLVN) - Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA), cũng là một người nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực CNTT-viễn thông, chia sẻ quan điểm về chủ trương phổ cập smartphone 500.000 đồng tới toàn dân.
Chủ trương phổ cập smartphone 500.000 đồng tới 100% dân số là chủ trương tốt và hợp lý vì đây là một trong những động lực để thúc đẩy phát triển mục tiêu của quốc gia về chuyển đổi số, kinh tế số, Chính phủ điện tử, thu hút được các bên tham gia và trợ giá để hỗ trợ người dùng, vì người dùng. Khi sản phẩm (smartphone) đơn giản, rẻ thì càng có nhiều người dùng và khi mọi người đều dùng smartphone thì nhu cầu về Internet về các dịch vụ số càng lớn.
Tuy nhiên, có vấn đề cần đặt ra rằng nhà mạng, các nhà cung cấp app ứng dụng tài trợ thì người sản xuất điện thoại có được hưởng lợi nhuận không? Tài trợ cho dân dùng hay tài trợ cho nhà sản xuất hưởng lợi nhuận, hay vấn đề kiểm soát chi phí giá thành, lợi nhuận thế nào? Vì nếu không cẩn thận tưởng cho dân lại cho “anh” sản xuất. Quan điểm vì dân thì tất cả phải vì dân, nhà sản xuất điện thoại cũng phải vì dân. Doanh nghiệp sản xuất cũng phải chia sẻ lợi nhuận, và các sản phẩm smartphone này lợi nhuận phải bằng 0 và giá thành phải được kiểm soát.
Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phần mềm (các app ứng dụng) cơ bản đều là các doanh nghiệp tư nhân nên khi vận động họ bỏ tiền tài trợ cho chương trình phải trên nguyên tắc tự nguyện. Chương trình có thể của quốc gia, vận động bằng nhiều biện pháp, nhưng nguyên tắc phải là tự nguyện, không phải bắt buộc, không phải mệnh lệnh. Khi vận động tốt, chương trình tốt có khi không phải là 10 mà cả 100 đơn vị muốn tham gia, khi đó mỗi người chỉ một xu chứ không phải 1 usd nữa.
Đương nhiên là tốt vì nhiều người dùng, càng đơn giản, càng rẻ tiền, ít tiền thì dân dùng nhiều mà dân dùng nhiều thì tốt, sẽ thúc đẩy phát triển khi mà Chính phủ điện tử lên. Có câu hỏi là các thiết bị này có tham gia vào Cổng dịch vụ công quốc gia, các chương trình dịch vụ công của quốc gia không? Nếu không thì đương nhiên hiệu quả của chuyển đổi số cũng hạn chế, vì nếu đơn giản thì người ta chỉ dùng thoại cũng tốt cũng quý rồi, nhưng đánh dấu hỏi phục vụ thêm cho việc sử dụng cả dịch vụ công thì càng tốt, hoặc một mức độ nào đó của dịch vụ công.
Thực ra đây là chia sẻ lẫn nhau, bản chất là điều tiết lại lợi nhuận của các doanh nghiệp. Cái đó về chủ trương là được. Con số nhân lên thì ghê gớm nhưng nhìn nhận góc độ điều tiết lợi nhuận của cá doanh nghiệp thì nó cũng chấp nhận được.
(PLVN) - Trong khuôn khổ Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI tổ chức tại Hà Nội ngày 15/1, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố và trao Giải thưởng sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam năm 2024 cho 71 giải pháp công nghệ số xuất sắc.
(PLVN) - Tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra quyết tâm sẽ trở thành mô hình mẫu về chuyển đổi số toàn diện cấp tỉnh trên cả 3 trục chính là Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số. Theo đó, năm 2024, các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể về chuyển đổi số đều được tỉnh Quảng Ninh quyết tâm, quyết liệt thực hiện và thu về những kết quả khả quan.
(PLVN) - Intel tiếp tục tiên phong nâng cao giới hạn hiệu năng và khả năng tiết kiệm năng lượng cho cả doanh nghiệp và người dùng cá nhân khi sử dụng các ứng dụng AI, mở ra kỷ nguyên mới của điện toán AI.
(PLVN) - Trong kỷ nguyên số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang từng bước thay đổi bộ mặt của nhiều ngành nghề trên toàn thế giới nhưng đồng thời cũng gây ra sự biến đổi lớn trong các xu hướng nghề nghiệp. Ảnh hưởng này đặt ra nhiều thách thức cho lao động trên toàn cầu và cả tại Việt Nam.
(PLVN) - Kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ mang đến những cơ hội đột phá mà còn đặt ra thách thức lớn đối với lực lượng lao động toàn cầu. Nhiều quốc gia đã triển khai nhiều chính sách sáng tạo nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động và hỗ trợ họ chuyển đổi nghề nghiệp, đảm bảo sự ổn định xã hội và phát triển bền vững.
(PLVN) - Ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT, từng là “ngôi sao” công nghệ. Gần đây, ông nổi tiếng với những bài giảng về AI và cách thức làm việc, kinh doanh, ứng xử với người trẻ…
(PLVN) - Với chiến lược thiết kế mô-đun, IBM đang đặt mục tiêu phá kỷ lục về số lượng qubit trong máy tính lượng tử vào năm 2025. Đây là bước tiến đột phá, không chỉ khẳng định vị thế dẫn đầu mà còn mở ra kỷ nguyên mới cho lĩnh vực điện toán lượng tử.
(PLVN) - Chatbots có vẻ như là những trợ lý thông minh đáng tin cậy, nhưng các chuyên gia đang cảnh báo rằng bạn không nên quá thoải mái chia sẻ thông tin cá nhân với các công cụ AI này.
(PLVN) - Một robot mới từ Trung Quốc đang gây chú ý khi có thể thực hiện các kỹ thuật massage truyền thống như một chuyên gia thực thụ. Được phát triển bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Giao Thông Thượng Hải và Đại học Khoa học Thượng Hải, robot này hứa hẹn sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng và các trung tâm trị liệu.
(PLVN) - Theo kết quả phân tích, đánh giá chỉ số PII 2024 do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố, Hà Nội tiếp tục là địa phương có điểm số đổi mới sáng tạo năm 2024 cao nhất.
(PLVN) - Robot B2-W, sản phẩm tiên phong từ công ty Unitree (Trung Quốc), là chú chó robot đầu tiên trên thế giới có khả năng mang người vượt qua những địa hình gồ ghề, khắc nghiệt.
(PLVN) - Khách hàng cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp đang loay hoay tìm kiếm giải pháp phát triển Trí tuệ nhân tạo (AI) nhất định không thể bỏ qua sản phẩm mới ra mắt này của MobiFone.
(PLVN) - Cơ chế thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ hội tụ công nghệ số là một trong những chính sách đột phá trong dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo đột phá.
(PLVN) - Công nghiệp bán dẫn là một phân ngành quan trọng của công nghiệp công nghệ số. Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số đưa ra các quy định về nguyên tắc, phân loại hoạt động, cơ chế, chính sách đặc thù, ưu tiên hơn cho phát triển công nghiệp bán dẫn.
(PLVN) - Luật Công nghiệp công nghệ số tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ số với trọng tâm là các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, từng bước chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế, tích hợp, sản xuất, làm chủ công nghệ lõi tại Việt Nam.
(PLVN) - Trạm năng lượng mặt trời lưu trữ Caipeng, nằm ở độ cao 5.228 mét tại Tây Tạng, đã đi vào hoạt động với 170.000 tấm pin mặt trời và hệ thống lưu trữ năng lượng 20 MW/80 MW, mở ra bước đột phá trong ngành năng lượng tái tạo ở những môi trường khắc nghiệt nhất.
(PLVN) - Các trung tâm dữ liệu (Internet Data Center - IDC) đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp nói riêng và Việt Nam nói chung. Tập đoàn VNPT với hệ thống 8 trung tâm dữ liệu hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, không chỉ đáp ứng nhu cầu lưu trữ và xử lý dữ liệu của khách hàng mà còn góp phần quan trọng vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
(PLVN) - Agibot, một start-up về robot của Trung Quốc ra mắt vào tháng 2 năm 2023, đã gây chú ý lớn trong ngành khi thông báo đã bắt đầu sản xuất hàng loạt robot đa năng. Trong khi đó, Tesla – gã khổng lồ xe điện của Mỹ – dự kiến sẽ sản xuất hàng loạt robot hình người vào năm 2026.
(PLVN) - Lệnh cấm nhắm đến việc tăng cường an toàn trong trường học, sau khi một thiếu niên 14 tuổi bị bạn học đâm chết vào tháng 11. Theo truyền thông địa phương, vụ việc bắt nguồn từ những tranh cãi trên mạng xã hội, với các video cổ xúy bạo lực giữa trẻ vị thành niên xuất hiện trên TikTok...
(PLVN) - Trước bối cảnh quốc tế đầy biến động, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trên không gian mạng ngày càng đối mặt nhiều thách thức, từ sự phức tạp của các hệ thống mạng trọng yếu, nguy cơ gia tăng các cuộc tấn công mạng tinh vi đến sự thiếu hụt nguồn nhân lực chuyên môn cao. Thực tế yêu cầu mỗi cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội phải không ngừng nâng cao năng lực, sáng tạo trong cách tiếp cận, tiếp cận thành tựu khoa học công nghệ thế giới, góp phần xây dựng thế trận phòng thủ vững chắc trên mặt trận số.
(PLVN) - Kỷ nguyên số hóa đã mở ra một chương mới trong cách các quốc gia vận hành và bảo vệ chủ quyền. Từ việc xây dựng chính phủ số để cải thiện hiệu quả quản lý, đến chuyển đổi số trong quân đội nhằm nâng cao sức mạnh quốc phòng, các quốc gia đang phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc đảm bảo an ninh mạng trước các mối đe dọa toàn cầu ngày càng phức tạp.