Phổ biến pháp luật bám sát nhu cầu xã hội

(PLVN) - Hôm nay 19/12, sẽ diễn ra Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết Chỉ thị 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, nhằm nhìn nhận, đánh giá kết quả đạt được và đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả PBGDPL trong thời gian tới.

Sau 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, công tác PBGDPL đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả tốt, đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng về vai trò, tầm quan trọng của công tác PBGDPL đã được nâng lên trên tinh thần xác định rõ hơn công tác PBGDPL là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong toàn hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở. Thể chế, chính sách của công tác PBGDPL được hoàn thiện, đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, toàn diện, chặt chẽ với văn bản có giá trị pháp lý cao nhất là Luật PBGDPL năm 2012 và các văn bản có liên quan từ cấp Nghị định đến Thông tư. 

Số lượng, chất lượng  nguồn nhân lực thực hiện công tác PBGDPL từng bước được cải thiện, nâng cao, bảo đảm ngày càng tốt hơn nhiệm vụ được giao trong quản lý cũng như các hoạt động chuyên môn. Đáng chú ý, sau 15 năm, nội dung PBGDPL trọng tâm, trọng điểm hơn, bám sát nhu cầu xã hội, nhiệm vụ chính trị của bộ, ngành, địa phương, phù hợp hơn với từng đối tượng, địa bàn; hình thức PBGDPL đã được thực hiện đa dạng, phong phú, sáng tạo.

Nguồn lực tài chính cũng như các chính sách hỗ trợ cho đội ngũ những người làm công tác PBGDPL từng bước được bảo đảm. Việc huy động các nguồn lực tham gia công tác PBGDPL đã được chú trọng và ngày càng có hiệu quả thiết thực với nhiều phương thức và mô hình phong phú, linh hoạt. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền pháp luật, hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân đã được tăng cường, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật. 

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong 15 năm triển khai Chỉ thị số 32-CT/TW cũng còn những tồn tại, hạn chế. Trong đó, nguồn nhân lực thực hiện công tác PBGDPL ở các cấp, các ngành mặc dù đã được củng cố, kiện toàn và bồi dưỡng kiến thức nâng cao năng lực nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ và đòi hỏi của đất nước trong tình hình mới. Cơ sở vật chất, kinh phí dành cho công tác PBGDPL chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa hoặc những địa bàn khó khăn. 

Thời gian tới, nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL cần tiếp tục quán triệt đầy đủ, triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc Luật PBGDPL và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhất là trách nhiệm được giao trong công tác PBGDPL; Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về PBGDPL; Triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến các luật, pháp lệnh, văn bản, chính sách mới ban hành thuộc phạm vi quản lý của từng bộ, ngành, địa phương. Tiếp tục đổi mới nội dung PBGDPL, đa dạng hóa các hình thức, cách thức triển khai thực hiện bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với nhu cầu xã hội và từng nhóm đối tượng, địa bàn, lĩnh vực; bám sát các vấn đề dư luận xã hội quan tâm.

Đồng thời, đổi mới tổ chức bộ máy cán bộ thực hiện công tác PBGDPL; củng cố, kiện toàn đội ngũ người làm công tác PBGDPL gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực PBGDPL. Nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp, Ban Thư ký giúp việc và của cơ quan thường trực Hội đồng; xây dựng các giải pháp nhằm thắt chặt công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong PBGDPL.

Thực hiện tốt công tác PBGDPL cho đối tượng đặc thù, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo. Nhà nước tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách; cung cấp thông tin về pháp luật; chuẩn hóa tài liệu PBGDPL; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ; bảo đảm nguồn lực thực hiện PBGDPL cho đối tượng đặc thù và tại các lĩnh vực, địa bàn có điều kiện khó khăn. 

Bên cạnh đó, xây dựng, hoàn thiện cơ chế phù hợp về ngân sách, tài chính phục vụ công tác PBGDPL; tiếp tục đẩy mạnh chính sách đa dạng hóa nguồn lực xã hội cho công tác PBGDPL từ tài chính, con người đến kiến thức, kinh nghiệm, công nghệ, các chương trình đào tạo, bồi dưỡng và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong PBGDPL… 

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Đoàn Bộ Tư pháp viếng đồng chí Khamtay Siphandone

 Đoàn Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh dẫn đầu viếng đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào.
(PLVN) - Ngày 4/4, Đoàn Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh dẫn đầu đã viếng và ghi sổ tang tưởng niệm đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào.

Khám phá 9.468 vụ phạm tội về trật tự xã hội, triệt phá 9 băng, nhóm tội phạm

Cảnh họp báo.
(PLVN) - Chiều 4/4, Bộ Công an tổ chức họp báo, cung cấp thông tin về các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (CAND) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tình hình, kết quả các mặt công tác công an Quý I/2025. Chủ trì họp báo là Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản, Chánh Văn phòng Bộ Công an.

Bộ Công an phát động đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống

Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì buổi Lễ.
(PLVN) - Chiều 4/4, Bộ Công an tổ chức Lễ phát động đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (19/8/1945 – 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 – 19/8/2025). Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì buổi Lễ.

Bộ Công an đề xuất bỏ hình phạt tử hình tại 08 tội danh

Bộ Công an đề xuất bỏ hình phạt tử hình tại 08 tội danh
(PLVN) - Tại Tờ trình Dự án sửa đổi Bộ luật hình sự, Bộ Công an đề xuất bỏ hình phạt tử hình và thay thế hình phạt tử hình bằng hình phạt tù chung thân không xét giảm án ở một số tội danh, trong đó có Tội tham ô tài sản (Điều 353) và Tội nhận hối lộ (Điều 354).

Hội Luật gia Việt Nam: 7 thập niên góp phần kiến tạo nền tư pháp hiện đại

Tập thể Ban Thường vụ Hội Luật gia khóa XIV nhiệm kỳ 2024 – 2029. (Ảnh chụp tại Đại hội Đại biểu Hội Luật gia Việt Nam khóa XIV ngày 14/1/2025).
(PLVN) - Với hành trình 70 năm xây dựng và phát triển (4/4/1955 - 4/4/2025), Hội Luật gia Việt Nam (HLGVN) với vị thế là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực pháp luật; quy tụ hơn 102.000 hội viên trên cả nước, bao gồm các luật gia có chuyên môn sâu rộng, đã và đang công tác tại các cơ quan thuộc các ngành lập pháp, hành pháp, tư pháp, an ninh, quốc phòng, kinh tế - xã hội... Đây chính là nguồn lực quý giá, giúp Hội không ngừng phát triển, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào quá trình hoàn thiện thể chế pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền trong kỷ nguyên mới.

Nhiều khó khăn, thi hành án vẫn tăng gần 10.088 tỷ đồng

Nhiều khó khăn, thi hành án vẫn tăng gần 10.088 tỷ đồng
(PLVN) -Trong bối cảnh số việc, số tiền phải thi hành đều tăng so với cùng kỳ năm 2024, nhiều vụ việc giá trị phải thi hành án đặc biệt lớn, nhiều vướng mắc phát sinh.. nhưng 6 tháng đầu năm 2025 toàn Hệ thống Thi hành án dân sự đã khắc phục khó khăn, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt để duy trì ổn định kết quả thi hành án, trong đó, kết quả thi hành xong về tiền tăng cả về giá trị tuyệt đối và tỷ lệ thi hành.

Thi hành xong hơn 9.781 tỷ từ án tham nhũng, kinh tế

Thi hành xong hơn 9.781 tỷ từ án tham nhũng, kinh tế
(PLVN) -6 tháng đầu năm 2025, kết quả thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, nhất là các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo đạt kết quả đáng khích lệ. Theo đó, đã thi hành xong 2.061 việc với số tiền hơn 9.781 tỷ đồng.

70 năm xây dựng và phát triển Hội Luật gia Việt Nam

Tập thể Ban Thường vụ Hội Luật gia khóa XIV nhiệm kỳ 2024 – 2029 (ảnh chụp tại Đại hội Đại biểu Hội Luật gia Việt Nam khóa XIV ngày 14/1/2025).
(PLVN) - Hội Luật gia Việt Nam được thành lập vào ngày 4/4/1955. Từ 40 hội viên ban đầu, Hội đã không ngừng lớn mạnh, khẳng định vị thế là một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam.