Phổ biến, giáo dục pháp luật: Phát huy vai trò của Quân đội

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Ngày 30/7/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1371/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027”.

Theo đó, việc phê duyệt Đề án là sự cụ thể hóa việc thực hiện Quyết định (QĐ) 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân (CBND).

Đề án sẽ triển khai thực hiện trên địa bàn cả nước. Việc thực hiện Đề án cũng nhằm phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân (QĐND) tham gia công tác PBGDPL, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở, tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho CBND.

Trong 7 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu mà Đề án sẽ tập trung vào, có những nhiệm vụ, giải pháp đáng chú ý như:

Khảo sát nhu cầu PBGDPL của từng nhóm đối tượng, địa bàn: điều tra, khảo sát đánh giá tình hình thực hiện công tác PBGDPL, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở; ý thức chấp hành pháp luật; nhu cầu học tập, tìm hiểu pháp luật của CBND để xác định phương hướng, nội dung, giải pháp và các hình thức, mô hình PBGDPL, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở;

Nghiên cứu đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan đến công tác PBGDPL, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thuộc phạm vi của Đề án; nâng cao năng lực các tổ chức, đơn vị quân đội trong công tác PBGDPL bảo đảm các điều kiện, cơ sở vật chất cần thiết cho các tổ chức, đơn vị cơ sở trong quân đội thực hiện công tác PBGDPL, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở (giai đoạn 2021 - 2024 đạt 50%; giai đoạn 2025 - 2027 đạt 100%);

Tăng cường công tác phối hợp giữa đơn vị quân đội với chính quyền địa phương và các cơ quan, tổ chức trong triển khai các hoạt động PBGDPL cho các nhóm đối tượng của Đề án; lồng ghép việc thực hiện Đề án với các chương trình, đề án, kế hoạch khác có liên quan trong quá trình triển khai công tác PBGDPL cho đối tượng của Đề án.

Theo QĐ, mục tiêu cụ thể của Đề án là sẽ nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật cho CBND: 80% cán bộ, nhân dân nói chung; trong đó 60% CBND địa bàn trọng yếu, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được PBGDPL, có hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật.

Theo đó, giai đoạn 2021 – 2024 phấn đấu đạt 40% trong đó 30% CBND địa bàn trọng yếu, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Và giai đoạn 2025 – 2027 hoàn thành 100%.

Ngoài ra, Đề án cũng sẽ hướng tới việc nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ (cán bộ, chiến sĩ) trong quân đội: 100% cán bộ, chiến sĩ được PBGDPL; có hiểu biết và ý thức chấp hành nghiêm pháp luật; có khả năng, kỹ năng tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật; tỷ lệ vi phạm pháp luật, kỷ luật quân đội giảm theo từng năm. Cụ thể, giai đoạn 2021 – 2024 phấn đấu đạt 50%, giai đoạn 2025 – 2027 hoàn thành 100%.

Một mục tiêu nữa mà Đề án hướng tới là sẽ nâng cao năng lực PBGDPL cho người làm công tác PBGDPL. Trong đó, 100% báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật các đơn vị quân đội: được bồi dưỡng lý luận chính trị, pháp luật, tập huấn kiến thức pháp luật và nghiệp vụ PBGDPL đáp ứng yêu cầu công tác PBGDPL, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở;

80% báo cáo viên, cộng tác viên, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên của địa phương, nhất là địa bàn trọng yếu, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật và nghiệp vụ PBGDPL, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở.

Thủ tướng giao Bộ Quốc phòng là cơ quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức và địa phương có liên quan xây dựng kế hoạch triển khai Đề án theo giai đoạn và hằng năm; trong đó, xác định rõ những nhiệm vụ và cơ chế phối hợp với các cơ quan, tổ chức và địa phương trong triển khai thực hiện Đề án; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, nhất là các đơn vị đóng quân ở địa bàn trọng yếu, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với vai trò là lực lượng nòng cốt trong tham mưu, chủ trì triển khai thực hiện Đề án tại các địa phương.

Thủ tướng giao Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Quốc phòng hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ, biên soạn và cung cấp các tài liệu pháp luật liên quan để thực hiện Đề án; chỉ đạo Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng và đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tham mưu cho UBND cùng cấp tổ chức thực hiện Đề án.

Đọc thêm

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả
(PLVN) - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an (C06) đã có hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng công chứng cách để phân biệt ứng dụng VNeID thật, giả và Căn cước công dân (CCCD) thật, giả nhằm góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm, giả mạo, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Cần quy định cụ thể về trừ điểm giấy phép lái xe

Quy định về trừ điểm giấy phép lái xe được đánh giá là sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN).
(PLVN) -  Một trong những điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (dự thảo Luật) là quy định về trừ điểm giấy phép lái xe. Tán thành với nội dung này nhưng nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ràng hơn để tránh việc lợi dụng, lạm dụng khi thực thi.

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in
(PLVN) - Khi xuất tiền mới in từ Quỹ dự trữ phát hành sang Quỹ nghiệp vụ phát hành tại NHNN chi nhánh và ngược lại, thủ kho bên giao lập bảng kê seri của các loại tiền theo quy định. Thủ kho bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu nội dung bảng kê với thực tế giao nhận...

Ban hành Danh mục quy định về 9 loại hàng nguy hiểm

Một vụ vận chuyển trái phép hơn 50kg thuốc nổ, 60m dây cháy chậm, hơn 150 kíp nổ . (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Hàng nguy hiểm (hàng hóa nguy hiểm) là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 4/2024

Ảnh minh hoạ
(PLVN) -  Quy chuẩn quốc gia về phương tiện phòng cháy, chữa cháy có hiệu lực, thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của ngành y tế… là một trong những chính sách mới sẽ có hiệu lực trong tháng 4/2024.

Nhiều chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2024

Nhiều thay đổi trong Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2024. (Ảnh: laodong.vn)
(PLVN) - Trong tháng 4/2024, một số chính sách mới sẽ có hiệu lực như: Chứng chỉ ngoại ngữ được miễn thi THPT năm 2024; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện phòng cháy, chữa cháy; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng…

Người bị giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng

Các phạm nhân đang đọc kinh sách.
(PLVN) -  Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3/2024; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.