Chương trình nghệ thuật “đa hình thái” đầu tiên ở Việt Nam
Xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam, “Phố bên đồi” là một chương trình nghệ thuật đa hình thái.Bởi lẽ, không gian nghệ thuật đương đại (Art connects Us) được trình diễn tại đây có hình thức rất đa dạng, bao gồm: triển lãm tranh nghệ thuật, nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật hình ảnh động, vẽ trên cơ thể người, nghệ thuật trình diễn. Bên cạnh đó, các lĩnh vực khác như: kiến trúc, nhiếp ảnh, phim, âm nhạc, múa… cũng nằm trong khuôn khổ tổ chức của chương trình.
Dự án “Phố bên đồi” được nhen nhóm bởi những ý tưởng đầu tiên vào năm 2015 về một nền tảng và sân chơi để kết nối giữa nghệ sĩ và người thưởng lãm thông qua các hình thức nghệ thuật đương đại.
Phố bên đồi mang đến không gian trình diễn nghệ thuật độc đáo |
Rất nhanh chóng, chỉ sau một năm, dự án này đã “bước chân ra đời thực” bởi tâm huyết và sự cố gắng không ngừng nghỉ của tập thể các bạn trẻ công tác trong lĩnh vực công nghiệp sáng tạo, mà tiên phong là anh Nguyễn Trung Hiền, xuất thân là một nhà thiết kế đồ họa.
“Là người Đà Lạt và từng làm việc ở nhiều nơi, tôi nhận thấy lợi thế đặc trưng của thành phố này. Từ khí hậu, thiên nhiên, cảnh quan, con người và văn hoá sống đậm chất nghệ sĩ. Ở góc nhìn nghệ thuật, Đà Lạt là một nguồn cảm hứng đặc biệt dành cho sáng tác. Chính vì vậy mà tôi và những người bạn của mình đã chọn Đà Lạt để ươm mầm dự án Phố bên đồi” - anh Nguyễn Trung Hiền – Nhà sáng lập “Phố bên đồi” chia sẻ.
Không gian trình diễn và thưởng lãm cực kỳ ấn tượng và lãng mạn
Những ngày sơ khai, “Phố bên đồi” cùng với hai cuộc triển lãm tranh màu nước và tranh chất liệu tổng hợp như một lời chào của những nghệ sĩ đến từ khắp nơi trên đất nước dành cho cộng đồng người yêu nghệ thuật, đặc biệt là hội họa.
Đến năm 2018, “Phố bên đồi” trưởng thành hơn khi song hành cùng với chương trình kỉ niệm 125 năm Đà Lạt, tại đây những sáng tác, biểu diễn đa dạng bám chặt những thăng trầm của thành phố đã khẳng định được tính chất “đa hình thái” theo định hướng ban đầu của dự án.
Nhưng điều đáng ngợi ca hơn hết là năm 2019, “Phố bên đồi” được TP Đà Lạt chọn trở thành một trong những sự kiện chính của chương trình Lễ hội hoa lần thứ VIII ở Thành phố mộng mơ.
Nhìn về chặng đường đã đi qua, đôi mắt anh Nguyễn Trung Hiền vẫn chất chứa đầy hoài bão: “Sự khởi đầu của chúng tôi gặp khá nhiều khó khăn về kinh phí. Vì là một chương trình hoàn toàn mới nên khi gõ cửa các doanh nghiệp để kêu gọi nguồn tài trợ thì có những cánh cửa đã vội vàng đóng lại.
Đà Lạt mộng mơ - một góc nhìn |
Tuy nhiên, cũng có những cánh cửa đã mở ra, lắng nghe và thấu hiểu những gì chúng tôi nói. Chúng tôi cảm thấy rằng mình đã nhận được sự tin tưởng mà minh chứng là đến thời điểm này, “Phố bên đồi” đã nhận được sự đồng hành từ nhiều cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Hơn hết là sự hỗ trợ từ phía chính quyền thành phố Đà Lạt.”
“Thành công đáng kể, phải nói đến dự án Phố bên đồi – Vào miền nghệ thuật" được tổ chức trong năm 2019 vừa qua. Về dự án Phố nghệ thuật Dốc nhà làng, nhóm đã ấp ủ và lên kế hoạch thực hiện trong 2 năm. Qua đó, điều mà chúng tôitự hào khi làm được đó là kết nối nhiều giá trị văn minh và đam mê để chung tay đưa những nét đẹp của nghệ thuật đương đại vào cuộc sống” – anh Hiền chia sẻ thêm.
Phố bên đồi – nơi dừng chân của những mùa xuân vĩnh cửu
Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, thành phố bên đồi - Đà Lạt đã và đang chuyển mình để bắt kịp xu thế. Tuy nhiên, sự đô thị hóanhanh chóng cũng một phần thách thức những giá trị văn hoá, lịch sử ở nơi đây. Minh chứng là sự biến mất của các công trình kiến trúc, nghệ thuật đặc trưng và sự mờ nhạt về giá trị văn hóa trong nhận thức ởcuộc sống hiện đại.
Bằng những trăn trở đó, “Phố bên đồi” đã ra đời với sứ mệnh kêu gọi sự chung tay lan toả những hình ảnh xinh đẹp của Đà Lạt mộng mơ – Nơi được mệnh danh là Thành phố của mùa xuân vĩnh cửu đến với cộng đồng người Việt nói riêng và cả thế giới nói chung. Vượt qua những rào cản về công nghiệp hóa, hiện đại hóa để trở về với những giá trị nghệ thuật bền vững và ý thức giữ gìn nét văn hóa, văn minh của dân tộc Việt.