Phở Âm dương ngũ hành - Quà sáng bổ dưỡng thời Covid

“Món phở này có tác dụng tăng cường sức khỏe, nâng cao miễn dịch, kháng virus, phòng tránh cúm và kích thích tiêu hóa, nhất là thời điểm đại dịch Covid -19 đang hoành hành”
“Món phở này có tác dụng tăng cường sức khỏe, nâng cao miễn dịch, kháng virus, phòng tránh cúm và kích thích tiêu hóa, nhất là thời điểm đại dịch Covid -19 đang hoành hành”
(PLVN) - Có thể ai đó không gọi tên phở “Âm dương ngũ hành” như một món ăn trong “linh hồn” ẩm thực Việt, nhưng người ta sẽ nhớ tới cái tên đặc biệt đó như là một “Miếng ngon nhớ lâu!” - một món quà sáng bổ dưỡng thời Covid.

Nói về một món ăn đã quá đỗi thân quen "Phở", chợt nhớ cụ Vũ Bằng đã trân trọng xếp nó ở vị trí đầu tiên trong mười mấy món ngon đất Hà Thành trong cuốn Miếng ngon Hà Nội đã từ hơn bốn thập kỷ trước và phân vân...

Nhưng có lẽ đúng. Tôi đã đi nhiều nơi, thưởng thức nhiều món ngon vùng miền, cả những món phở mà người địa phương cho là trứ danh, từ phở chua ngọt sứ Lạng, phở sắn Quảng Nam… đến phở thịt xông khói, phở ngêu, tôm, cá và phở móng giò Nha Trang, hay phở khô Gia Lai… thậm chí, đã phải lặn lội dò hỏi về bến đò Kinh Dũng, xã Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định để tìm lại gốc tích của phở bò xưa với những tái, chín, nạm, gàu, sốt vang, áp chảo… nhưng, “Phàm thức quà gì ngon nhất, thảy thảy đều phải “có mặt” ở Hà Nội cả” – Cụ Vũ Bằng khẳng định thế.

Ông tả, ngay từ ở đằng xa, mùi phở cũng đã có một sức huyền bí quyến rũ ta như mây khói chùa Hương đẩy bước chân ta, thúc bách ta phải trèo lên đỉnh núi để vào chùa trong rồi lại ra chùa ngoài. Ta tiến lại gần một cửa hàng bán phở, thật là cả một bài trí nên thơ. Qua lần cửa kính ta đã thấy gì? Một bó hành hoa xanh như lá mạ, dăm quả ớt đỏ buộc vào một cái dây, vài miếng thịt bò tươi và mềm, chín có, tái có, sụn có, mỡ gầu có, vè cũng có... Người bán hàng đứng thái bánh, thái thịt luôn tay, thỉnh thoảng lại mở nắp một cái thùng sắt ra để lấy nước dùng chan vào bát. Một làn khói tỏa ra khắp gian hàng, bao phủ những người ngồi ăn ở chung quanh trong một làn sương mỏng, mơ hồ như một bức tranh Tàu vẽ những ông tiên ngồi đánh cờ ở trong rừng mùa thu. Nghe đã ứa chân răng!

Nhưng, cùng sự biến thiên của thời gian, không gian sống, nét ăn, nếp ở, đến cả những phong tục, tập quán lâu đời rồi cũng có chút biến đổi chăng, cho thích nghi, cho phù hợp với hoàn cảnh chẳng hạn. Lại nghĩ về vị phở. Thì vẫn bánh phở, vẫn nước dùng xương, thịt ấy, nhưng người ta đã thêm, đã bớt không chỉ gia vị mà cả cách chế biến cho hợp, mà cũng có thể là cho phong phú hơn.

Rồi, tự nhiên điện thoại reo, tôi được Tiến sĩ, Lương y Phùng Tuấn Giang - Chủ nhiệm nhà thuốc Thọ Xuân Đường, Chủ tịch Quốc tế chữa bệnh bằng liệu pháp thiên nhiên tại Việt Nam mời ăn… phở. Cũng cần nhắc thêm rằng, nhà thuốc Thọ Xuân Đường đã lập Kỷ lục Guinness là nhà thuốc đông y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam.

Qua điện thoại, Lương y Phùng Tuấn Giang giới thiệu về món phở “Âm dương ngũ hành”. Ông bảo: Đây là “tác phẩm” do ông tư vấn công thức, là sự kết hợp cân đối hài hòa giữa ngũ vị chua, cay, mặn, ngọt, đắng và bốn sinh năng âm dương, trong nguyên liệu chế biến thì đủ vị nóng, ấm, mát, lạnh. Nước dùng có tới 15 vị thảo dược quý. Các loại thịt được tẩm ướp dược liệu cầu kỳ theo phong cách cung đình. Lại thêm sâm Bố chính và đông trùng hạ thảo, cả tiêu xanh, dấm tỏi, ớt tươi, chanh và các loại rau thơm…“Căn bản, món phở này có tác dụng tăng cường sức khỏe, nâng cao miễn dịch, kháng virus, phòng tránh cúm và kích thích tiêu hóa, nhất là thời điểm đại dịch Covid -19 đang hoành hành” – Lương y Phùng Tuấn Giang chia sẻ.

Từ ngày 9/4/2020, thực khách chính thức được “diện kiến” món “kỳ phở” này. Khác lạ đầy thú vị bởi, mùi thơm bánh phở, mùi thơm gừng, quế, hồi và thảo dược, hương thịt bò… hoà quyện với vị hăng của rau thơm, chua chanh, cay thanh nhè nhẹ của ớt đỏ… Và hòa hợp tất cả những màu, mùi, vị đó lại, ngọt, êm dịu, đọng lại nơi đầu lưỡi một cảm giác khó quên. Một thử nghiệm đầy yên tâm trong mùa dịch.

Thật đúng khi người ta nói rằng, người Việt Nam có thể không ăn bánh bao, bánh giò, có thể không ăn xôi hay bánh mì…, nhưng chắc chắn là ai cũng từng ăn phở. Có lẽ, với “biến thể” của phở chứa đựng tâm huyết của một Lương y, đưa các vị thuốc quý vào bát phở, cũng rất đáng thử, đáng trân trọng nhiệt tâm vì sức khoẻ của mọi người.

Phở Âm dương ngũ hành được nấu tại địa chỉ: Số 31 Lê Văn Lương, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội. Có thểđặt hàng trực tiếp trên Fanpage Phở Âm Dương Ngũ Hành hoặc gọi điện thoại số hotline: 0797.957.799 – 0798.957.799

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.