Phim truyền hình Việt Nam 2017 - Bức tranh sinh động

Cảnh phim "Thương nhớ ở ai"
Cảnh phim "Thương nhớ ở ai"
(PLO) - Những năm trước đây, khán giả không hứng thú với phim truyền hình Việt bởi chất lượng phim không còn được tốt. Bên cạnh đó, phim truyền hình Việt cũng phải chịu sự cạnh tranh từ những bộ phim nước ngoài, các bộ phim chiếu online hay từ truyền hình thực tế... Nhưng dường như, năm 2017, bức tranh truyền hình Việt đã chuyển màu từ u ám sang sinh động hơn. 

Kịch bản tốt, đạo diễn có nghề

Phim truyền hình Việt năm qua có nhiều khởi sắc, chạm được trái tim người xem. Năm 2017, khán giả đã được thưởng thức một loạt phim truyền hình hấp dẫn như: “Người phán xử”, “Lặng yên dưới vực sâu”, “Vực thẳm vô hình”, “Sống chung với mẹ chồng”, “Ghét thì yêu thôi”, “Ngược chiều nước mắt”, “Thương nhớ ở ai”, “Cả một đời ân oán”…

Các bộ phim được người xem bình luận rôm rả trên truyền thông, trang mạng xã hội ra cả đầu chợ, ngoài ngõ. Các bộ phim đa dạng, phong phú về nội dung kịch bản. “Người phán xử” là một bức tranh chân thực, khốc liệt về cuộc chiến giành quyền lực trong thế giới ngầm của giới giang hồ hiện đại và hành trình chống tội phạm của cơ quan chức năng. “Lặng im dưới vực sâu” lại là bộ phim tâm lý tình cảm về đề tài miền núi. Những câu chuyện đời thực ấm áp, chân chất, những nỗi đau giằng xé mà những nhân vật này chịu đựng trên bối cảnh là cánh đồng hoa tam giác mạch.

Kịch bản phim được xây dựng từ nền văn hóa Mông đầy bản sắc cùng những nhân vật cá tính, sống quyết liệt với khát vọng giành lấy tình yêu đích thực cho mình. Kể câu chuyện về làng quê Việt Nam xưa, “Thương nhớ ở ai” khắc họa rõ nét số phận bi kịch người phụ nữ nông thôn thời hậu chiến. Trải qua hai cuộc kháng chiến, ngôi làng vắng bóng đàn ông, những người đàn bà phải sống trong cảnh lẻ loi, bị trói buộc bởi các định kiến, luật lệ cổ hủ, hà khắc, chôn vùi khao khát hạnh phúc bản thân. Từ đó, họ trở nên khắt khe, làm khổ nhau hơn…

Có thể thấy, các bộ phim trên đã được đầu tư kỹ lưỡng từ kịch bản tốt, diễn viên xuất sắc, đạo diễn có nghề. Ngoài kịch bản Việt, để phong phú “món ngon”, Trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam (VFC) đã “chịu chơi” mua bản quyền để Việt hóa “Người phán xử”, “Sống chung với mẹ chồng”, “Cả một đời ân oán”. Việt hóa lại các kịch bản phim “hot” quốc tế tạo phim có cách kể chuyện nhanh, hiện đại, mô tả những tình tiết gay cấn, bất ngờ không thể đoán trước, đã cuốn hút hàng triệu khán giả.

Đạo diễn Đỗ Thanh Hải - Giám đốc VFC cho hay: “Với kịch bản phim quốc tế, chúng tôi phải mất vài năm nghiên cứu và thực hiện. Các yếu tố khác biệt về lối sống, văn hóa giữa các quốc gia đều phải nghiên cứu kỹ lưỡng để tránh tình trạng khán giả cảm nhận mình đang xem phim nước ngoài”. 

Điều mà các nhà sản xuất phim chú tâm tới đó là bối cảnh và phục trang. Ví như, “Thương nhớ ở ai” được đầu tư bối cảnh, diễn viên, kĩ xảo cùng những khảo cứu về thời đại, trang phục cùng chi phí khủng. Phim lấy bối cảnh quá khứ đều phải đối mặt với thực tế đô thị hóa đã xóa gần hết những dấu vết kiến trúc xưa cũ, khiến việc sản xuất phim ngày càng trở nên rất khó khăn, đắt đỏ. Để làm được ra chất nông thôn Bắc Bộ trong “Thương nhớ ở ai”, đạo diễn Lưu Trọng Ninh đã phải chọn bối cảnh từ hàng chục cái làng.

Sau khi quay xong, đoàn làm phim đã phải xử lý kỹ xảo cho 2.000 cảnh, nên phải mất 3 năm phim mới ra mắt được khán giả. Để bảo đảm tính chân thực của phim, người phụ trách phần phục trang - họa sĩ Nguyễn Dũng Minh cẩn thận đi tìm tư liệu, những bức ảnh cũ về thời kỳ ấy, thậm chí, anh hỏi chuyện các cụ cao tuổi ở vùng quê, từ đó biết về công dụng chiếc yếm: các bà, các mẹ mặc yếm ở nhà, lúc bắt cá, gánh nước hay làm đồng; họ chỉ khoác thêm áo cánh khi tiếp khách, hay đi đến chốn đông người.

Tương tác “tấn công” mạnh tới khán giả

Ngoài nội dung, kịch bản phim hay, phim truyền hình Việt đã có “cú hích” mới khi “tấn công” mạnh vào việc tương tác với khán giả. Các fanpage của phim hoạt động mạnh, thu hút fan, đồng thời liên tục có những trò chơi gợi mở về nội dung phim, gây tò mò cho khán giả, lắng nghe ý kiến của khán giả. Tận dụng các kênh viral thông qua mạng xã hội để tăng sức lan tỏa cho phim, tương tác qua lại với khán giả. Có thể minh chứng qua hai bộ phim đình đám “Người phán xử” và “Sống chung với mẹ chồng” đã thăm dò ý kiến khán giả để “biến hóa” kết phim cho đẹp lòng… thiên hạ.

Nhà sản xuất sẵn sàng chiều chuộng người xem khi thực hiện những tập phim kết đặc biệt, không ngại quay thêm khi phim có nguy cơ bị rò rỉ nội dung. Khán giả thậm chí có thể inbox, chat trực tiếp với đạo diễn để trao đổi điều mình không vừa ý hoặc vừa ý. Khán giả cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tác động tới diễn biến của bộ phim, thay đổi tình tiết dự tính, kết phim. Và sự chiều chuộng ấy được đền đáp khi hàng triệu khán giả sẵn sàng ngồi “ôm” ti vi. Và điều này giúp cho nhà sản xuất có thể thu được vài tỉ đồng quảng cáo.

VFC đã đầu tư để các phim truyền hình được quay với máy quay HD. Bên cạnh đó, một số thiết bị quay mới như fly- ing-cam (thiết bị bay có gắn máy quay), steading-cam (máy quay ổn định hình)… cũng được đưa vào sử dụng để có những khuôn hình, cảnh quay đẹp, bắt mắt. Hoài bão của các nhà làm phim là xuất khẩu phim truyền hình.

Theo đạo diễn Đỗ Thanh Hải, “Người phán xử” đạt chuẩn về kỹ thuật lẫn nghệ thuật, có thể mở ra hướng xuất khẩu phim Việt sang các nước trong khu vực. Tuy nhiên, đó chỉ là ước mơ. Một bộ phim truyền hình Việt thường được chi khoảng 120 - 130 triệu đồng/tập phim 45 phút, trong khi các phim nước ngoài toàn chi hàng chục tỷ đồng cho một tập phim.

“Để đưa phim Việt ra thế giới ngay lập tức thì không thể. Chúng ta phải có kịch bản tốt với một đề tài không quá dị biệt, sau đó là chất lượng nghệ thuật và kỹ thuật hình ảnh, âm thanh, đồng thời phải hình thành đội ngũ tiếp thị sản phẩm chuyên nghiệp” - đạo diễn Đỗ Thanh Hải chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục

Phim khai thác đề tài tâm lý tội phạm. (Ảnh: BTC)

'Gương mặt vặn vẹo' - đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa

(PLVN) - Bộ phim xoay quanh hành trình điều tra và truy bắt tội phạm gian nan của “Đội 7”, đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa. Hình ảnh nhân vật phản diện được xây dựng từ những ám ảnh thời thơ ấu, tổn thương tâm lý cho đến những biến cố không thể lường trước trong cuộc sống. Chính những điều này đã biến họ từ con người bình thường thành những kẻ tội phạm đáng sợ, nhưng cũng khiến người xem ít nhiều hiểu và đồng cảm.

Đọc thêm

Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá để bảo vệ giới trẻ

Cảnh hút thuốc trong phim "Tháng năm rực rỡ", phim được dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.
(PLVN) - Các diễn viên, ca sỹ sử dụng việc hút thuốc lá như một cách thể hiện tính cách nhân vật hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn. Chuyên gia cho rằng điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ, do đó Thông tư 14/2024 được ban hành là kịp thời, góp phần thiết thực bảo vệ thể chất và tinh thần thế hệ tương lai của đất nước.

Hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch “made in Việt Nam”

Vở nhạc kịch Tấm Cám. (Ảnh: Khắc Duy)
(PLVN) - Sau nhiều năm vắng bóng tại Việt Nam, hàng loạt chương trình nhạc kịch đặc sắc mang đậm văn hóa Việt được đầu tư công phu với những tâm huyết của các nghệ sĩ nhằm thu hút khán giả yêu nghệ thuật và thực hiện hóa giấc mơ nhạc kịch Việt Nam vươn ra thế giới.

“Anh trai say hi” “Anh trai vượt ngàn chông gai” cùng dắt tay vào vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 2024

“Anh trai say hi” đang là ứng cử viên của Giải Mai Vàng 2024 hạng mục Chương trình trên nề tảng số - truyền hình
(PLVN) -  Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng đã chính thức công bố kết quả đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30. Sau hơn hai tháng tiếp nhận đề cử từ bạn đọc, từ 15/9 đến hết ngày 25/11/2024, cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật đã hoàn tất việc lựa chọn những ứng viên xuất sắc trong 14 hạng mục của Giải Mai Vàng năm nay.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
(PLVN) -  Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở chánh điện.
(PLVN) - Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?
(PLVN) - Chiều 4/12, tại TP HCM, Lý Hải công bố dự án và dàn diễn viên đóng “Lật mặt 8: Vòng tay nắng”. Trong đó, TikToker nổi tiếng Lê Tuấn Khang được quan tâm khi đảm nhận một vai trong phim.

'Thối não' là từ nổi bật nhất năm 2024

"Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Ảnh: Oxford University Press.
(PLVN) - "Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Từ dùng để bày tỏ lo ngại về việc tiêu thụ quá nhiều nội dung trên mạng xã hội có thể làm sa sút trí tuệ, tinh thần.

'Giấc mơ Chí Phèo' - đậm màu sắc nhạc kịch Việt

Chất liệu văn học Việt Nam đi vào các tác phẩm sáng tạo. (Ảnh trong vở kịch Giấc mơ Chí Phèo)
(PLVN) - "Giấc mơ Chí Phèo” là vở nhạc kịch mang đậm màu sắc nhạc kịch theo phong cách hiện đại (broadway) quốc tế. Lần đầu tiên một vở kịch broadway cảm tác từ văn học nước nhà được vang lên làm thỏa mãn những khao khát của người Việt về giấc mơ broadway “musical made in Vietnam".