Phim truyền hình Việt đang 'sa đà' vào đề tài ngoại tình?

Ảnh minh họa. (Nguồn: Gia đình và Xã hội)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Gia đình và Xã hội)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Một bộ phận khán giả chỉ ra rằng, phim truyền hình Việt Nam đang có nhiều ưu thế, có sức hút đối với khán giả, nhưng nội dung nhiều bộ phim quanh đi quẩn lại chỉ khai thác mỗi chuyện ngoại tình, kẻ thứ ba, lạm dụng cảnh nóng...

“Người thứ ba” chiếm sóng truyền hình

Thời gian gần đây, trên các diễn đàn về phim ảnh, khán giả liên tục đưa ra nhận xét rằng, phim truyền hình Việt hiện nay đang bắt đầu gây nhàm chán, thậm chí khiến khán giả mệt mỏi khi khai thác của mức đề tài “người thứ ba”. Hầu như phim nào cũng vậy, dù đề tài tình yêu, gia đình hay hình sự, các nghề nghiệp, thương trường... cũng cố gắng cho thêm vài chi tiết ngoại tình, dường như để thu hút thêm sự chú ý của khán giả.

Như phim “Chúng ta của 8 năm sau” đang được quan tâm gần đây, tần suất chuyện ngoại tình, vụng trộm rất nhiều. Cặp đôi Tùng và Anh Thu không chỉ có những hành động ngoại tình kéo dài nhiều năm, mà còn đưa ra những “triết lý” về chuyện “ăn vụng” hết sức gây phẫn nộ: “Thích đi với ai thì đi, ràng buộc làm gì cho mệt mỏi. Vừa mắt thì ngủ, gặp dịp thì chơi”, “Vụng trộm cũng có luật vụng trộm”...

Phim “Tình trạng đã ly hôn”, nhân vật “người thứ ba” trong phim cũng gây bức xúc cho khán giả vì hành vi ngoại tình và thái độ quá đáng với vợ của tình nhân khi bị bắt quả tang. Phim “Yêu trước ngày cưới” thì phản ánh chuyện hai người trẻ đều đã “có nơi có chỗ” nhưng lại thích cảm giác vụng trộm, thích chuyện tình một đêm. Trong khi đó, bộ phim “Đánh cắp số phận” lại khai thác một khía cạnh “người thứ ba” hết sức éo le, đáng ngại, đó là chuyện em gái ruột lăm le phá hoại hạnh phúc vợ chồng chị gái.

Có những bộ phim mà đề tài chỉ khai thác chuyện ngoại tình, như phim “Mưa bóng mây”, kể về câu chuyện éo le người vợ bị chồng phản bội, khiến cô bị sang chấn tâm lý, phải đi điều trị. Những tưởng sau khi vượt qua được cú sốc, người phụ nữ ấy sẽ mạnh mẽ đứng lên, kiêu hãnh làm lại, hoặc hàn gắn tổ ấm, nhưng không, cô lại chọn cách... ngoại tình để trả thù người chồng. Chuyện ngoại tình còn liên tiếp xuất hiện trong các bộ phim như “Blog nàng dâu”, “Tình khúc Bạch dương”, “Chạy trốn thanh xuân”...

Lê Hà Vy, nhân viên marketing, admin một group (nhóm trên mạng xã hội Facebook) về phim ảnh chia sẻ: “Tôi rất hứng thú với phim truyền hình Việt, một phần là ủng hộ phim nước nhà, phần khác phục vụ cho công việc của mình, tìm đề tài sáng tạo kịch bản quảng cáo và viết các bài phân tích trên các group. Thế nhưng, tầm 2 năm gần đây, tôi thấy đề tài ngoại tình bị khai thác quá nhiều đến ngán ngẩm. Đề tài này đã xuất hiện dày đặc trên các phim ngắn, MV, clip từ Trung Quốc, Thái Lan cho đến trong nước, nay lại xuất hiện cả trên truyền hình với tần suất cao, không tránh khỏi khán giả “ăn hoài một món” cũng đâm chán. Trong khi đó, còn rất nhiều đề tài hay có thể khai thác nhưng dường như các nhà làm phim Việt đang chọn lối mòn, đường dễ đi hơn”.

Nhiều cảnh nóng và bi kịch

Bên cạnh đề tài ngoại tình gây nhàm chán, thì những tình tiết éo le quá mức, những cảnh nóng không cần thiết cũng là điều khiến nhiều khán giả chưa đồng tình ở phim truyền hình trong nước hiện nay. Cảnh nóng trong phim thường là cảnh ân ái giữa những cặp vợ chồng trẻ hoặc những mối quan hệ ngoài luồng “nóng bỏng”. Dường như, cảnh nóng được các nhà làm phim dùng để “minh họa” cho các mối quan hệ, hoặc rời rạc, giả dối giữa vợ chồng, hoặc say đắm với “cảm giác lạ” khi đi “ăn vụng”. Có nhiều cảnh nóng thậm chí xuất hiện mà khán giả không biết để làm gì, vì nó dường như chỉ có lý do là... “câu khách”, chứ không giúp làm rõ cho nội dung phim hay đào sâu vào tính cách, hành xử của nhân vật.

Cạnh đó, các tình tiết éo le quá mức cũng khiến nhiều khán giả cảm thấy phim đang “kịch hóa”, các câu chuyện xa rời đời thường. Những con người lựa chọn một mối quan hệ ngoài luồng trong khi hạnh phúc đích thực hiển hiện trước mắt, những màn trả thù qua lại giữa những người từng yêu nhau say đắm, hay những mối quan hệ đan cài rối rắm, những hành xử quá mức phức tạp khi xử lý các vấn đề ngỡ đơn giản... cũng thể hiện phần nào sự “non tay” khi xử lý của biên kịch và nhà làm phim.

Nhìn sang phim truyền hình của nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc..., giờ đây, họ không còn dừng chân mãi ở những câu chuyện đầy éo le, lấy nước mắt nữa mà đã có những bước phát triển rất tốt về mặt nội dung. Ở mảng gia đình, truyền hình các nước đang chú trọng đề cao giá trị gia đình, các mối quan hệ cảm động giữa cha mẹ - con cái, giữa anh chị em với nhau. Các bộ phim nữ quyền - phụ nữ vượt qua định kiến và hoàn cảnh gian khó để lập nghiệp, thành công trong thương trường, chính trường cũng là đề tài nổi trội của nhiều nước. Hàn Quốc cũng đang rất thành công ở mảng phim truyền hình khi khai thác các đề tài nóng bỏng trong xã hội như bạo lực học đường, bạo lực mạng, tội phạm vị thành niên... hoặc khai thác các nghề nghiệp thú vị như cảnh sát, bác sĩ, cứu hỏa, luật sư, thẩm phán...

Thực tế, còn rất nhiều khía cạnh hay, tốt đẹp trong đề tài gia đình. Cũng còn rất nhiều mảng đề tài sâu sát cuộc sống thường nhật mà lên phim có thể rất hấp dẫn với người xem. Thiết nghĩ, các nhà làm phim Việt nên tự “đánh thức” mình khỏi câu chuyện luẩn quẩn tiêu cực về tình tay ba đang dần dà cũ đi, để đem “hơi thở” cuộc sống vào trong phim. Bởi một bộ phim truyền hình làm ra không phải chỉ cần đạt mục tiêu về số lượng người xem, mà quan trọng hơn hết là đem lại giá trị gì cho khán giả, để lại ý nghĩa tồn tại nào cho kho tàng điện ảnh Việt.

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.