Phim tài liệu Việt Nam và ước mơ ra rạp thương mại

Hình ảnh trong phim “Những đứa trẻ trong sương”.
Hình ảnh trong phim “Những đứa trẻ trong sương”.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trước sự phát triển mạnh mẽ của phim truyền hình cũng như sự phong phú của các thể loại phim nước ngoài, phim tài liệu Việt Nam đang “loay hoay” tìm cách thu hút khán giả, nhất là tại rạp chiếu thương mại.

Hàng loạt bộ phim đạt giải thưởng cao

Những năm qua, phim tài liệu Việt Nam đã giành một số giải thưởng quốc tế. Phim tài liệu “Người đừng khóc cuối đường” đã vinh dự giành giải xuất sắc tại Liên hoan phim tài liệu quốc tế Không biên giới DWBIFF năm 2024. “Những đứa trẻ trong sương” đã thắng nhiều giải thưởng tại các liên hoan phim thế giới. Tiêu biểu như giải Đạo diễn xuất sắc tại Liên hoan phim tài liệu quốc tế Amsterdam (Hà Lan), phim tài liệu Đông Nam Á xuất sắc tại Liên hoan phim Balimakarya (Indonesia), Giải thưởng Lớn tại Liên hoan phim giáo dục (Pháp), lọt top 15 Oscar…

“Lên thành phố” với những câu chuyện đời của nữ lao động trẻ nhập cư trên địa bàn Hà Nội đã được trao giải thưởng tại Liên hoan phim “Những thành phố tốt đẹp hơn” năm 2020 tại Mỹ. Phim tài liệu 5 tập “Không lùi bước” xuất sắc đoạt giải A Giải Báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư năm 2022 - 2023.

Ngoài ra, công chúng được biết tới những bộ phim tài liệu Việt Nam đạt giải thưởng “Cánh diều vàng” và các giải thưởng của truyền hình như: “Hai đứa trẻ”; “Nhật kí của ba”, “Mẹ ơi con đã về”, “Muốn về nhà”. “Giọt nước giữa đại dương”; “Những người giữ biển”, “Những người chốt giữ thành cổ”, “Từ trái tim đến trái tim”, “Mộ gió”, “Ánh sáng tháng mười”, “Bản tình ca của đá”, “Hành trình bất tận”, “Miền đất hứa”, “Về quê hương mẹ”…

Các phim đều đề cập đến những vấn đề bức xúc của cuộc sống, hoàn thành vai trò người chép sử bằng hình ảnh. Các tác giả đã bám sát thực tế và phản ánh nhiều khía cạnh đa dạng, đa chiều về hoàn cảnh, về cuộc sống của người dân lao động từ miền núi, vùng sâu, vùng xa đến biên giới hải đảo. Có thể nhận thấy bước chuyển trong tư duy sáng tạo của nhiều tác giả trẻ. Một số phim có cách làm mới như không có lời bình của tác giả mà chỉ có lời tự sự, phỏng vấn nhân vật. Một số phim có độ dài vượt khung truyền thống 30 phút, kéo dài với dung lượng từ trên 50 phút đến 86 phút nhưng vẫn bảo đảm sự cuốn hút từ đầu đến cuối.

Làm gì để hết “loay hoay” tìm khán giả?

Dù phim tài liệu có nhiều bước tiến, thế nhưng, để thu hút nhiều khán giả xem, nhất là phim chiếu rạp thương mại là điều không hề dễ dàng. Bộ phim tài liệu điện ảnh: “Những đứa trẻ trong sương”, “Người giữ thời gian”, “Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng”, “Lửa thiện nhân”, “Chuyện ngày hôm qua” là số ít phim ra rạp thương mại thu hút một lượng khán giả nhất định.

NSND Nguyễn Như Vũ lý giải, khán giả xem phim ngoài rạp chủ yếu độ tuổi từ 15 - 25. Không phải ai cũng thích xem phim tài liệu. Cộng thêm thói quen ra rạp xem phim tài liệu của khán giả lâu nay vẫn ì trệ. Các rạp chiếu phim e ngại sắp xếp suất chiếu. Cùng đó, phim tài liệu ở Việt Nam muốn ra rạp phải biết chọn đề tài, đối tượng và thời điểm. Ví như phim “Chuyện ngày hôm qua” ra rạp đúng dịp tròn một năm ngày mất của Trần Lập, nên nhận được sự quan tâm khán giả. Ông Vũ chia sẻ thêm, phim tài liệu là một thể loại phim khó làm, khó sản xuất và khó kinh doanh. Hiếm có nhà đầu tư nào bỏ tiền ra để làm phim tài liệu. Và việc ra rạp bán từng suất vé không hề đơn giản. Đây là thực tế ở trên toàn thế giới chứ không riêng ở Việt Nam.

Khi hệ thống rạp chiếu thương mại hoặc có vốn đầu tư nước ngoài chiếm đa số trong thị trường chiếu bóng Việt, họ sẽ chọn những phim giải trí hoặc phim nước ngoài chiếu bởi những tác phẩm đó bảo đảm yếu tố doanh thu. Phim tài liệu, dù xuất sắc đến đâu, nhưng việc trình chiếu ngoài rạp là một rủi ro lớn cho nhà phát hành, đặt trong bối cảnh thị trường chiếu bóng khó lường hiện nay.

Thế nên, dù phim tài liệu được giới chuyên môn đánh giá cao và đạt giải thưởng ở quốc tế hay Bông Sen vàng, Cánh Diều vàng… thì việc đưa nó ra rạp vẫn là ước mơ của nhiều nhà làm phim. Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên từng cho rằng, người làm phim không thể kêu gọi khán giả hoặc bắt khán giả đến xem phim tài liệu. Thay vào đó, người làm phim nên tạo dựng sự đam mê cho khán giả, bắt đầu từ những người trẻ. Có thể bắt đầu từ việc tạo điều kiện để các em học sinh phổ thông biết đến phim tài liệu, học cách làm phim tài liệu, hướng dẫn các em cách thức làm phim tài liệu như thế nào, phong cách, trường phái để các em có sự lựa chọn…

“Để thu hút khán giả, nâng cao hiệu quả tuyên truyền, ngoài việc phát trên sóng truyền hình, Hãng phim Tài liệu Khoa học Trung ương nên mở rộng diện phủ sóng của các phim được sản xuất trên Youtube hay một vài kênh, mạng xã hội…” - NSND Nguyễn Như Vũ chia sẻ. Nghệ sĩ Ưu tú Trịnh Quang Tùng, Phó Tổng Giám đốc Hãng Phim tài liệu và khoa học Trung ương cho rằng cần có cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các nhà làm phim thể loại tài liệu được mệnh danh “khô - khó - khổ”. Cụ thể, việc hỗ trợ kinh phí sản xuất, phát hành trên hệ thống rạp, quảng bá, giới thiệu phim, đặc biệt với những nhà làm phim tài liệu độc lập... là rất cần thiết.

Tin cùng chuyên mục

Bối cảnh Vịnh Hạ Long xuất hiện hoành tráng trên trailer bộ phim “Kong - Skull Island”. (Nguồn: Trailer Kong - Skull Island)

Việt Nam - Điểm đến mới của điện ảnh thế giới

(PLVN) - Chương trình Xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ được tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá điểm đến du lịch, tiềm năng bối cảnh quay phim, thu hút các hãng phim Hollywood đến Việt Nam thực hiện quay các bộ phim có sức hút lớn, có khả năng tạo hiệu ứng truyền thông quốc tế, thúc đẩy quảng bá và thu hút khách du lịch đến Việt Nam.

Đọc thêm

Nghệ sĩ lan tỏa sự sẻ chia với đồng bào vùng lũ

Diễn viên Kiều Anh (áo trắng) chuẩn bị đồ tiếp tế cho đồng bào vùng lũ. (Ảnh: NVCC)

(PLVN) - Những ngày qua, cơn bão yagi khiến các tỉnh, thành miền Bắc hứng chịu thiệt hại, thương vong do lở đất, lũ quét. Để san sẻ gánh nặng cùng mọi người, nhiều nghệ sĩ đã đóng góp tổng số tiền lên tới hàng tỷ đồng. Hành động của họ không chỉ cho thấy một mặt tích cực của đời sống nghệ thuật mà còn có đóng góp rất lớn trong sự phát triển chung của xã hội.

'Bond live in Vietnam' dành toàn bộ số tiền bán vé để ủng hộ đồng bào bị thiên tai

Bond - bộ tứ đàn dây. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Lần đầu tiên Bond - bộ tứ đàn dây nổi tiếng thế giới đến với công chúng Việt Nam trong một sự kiện ý nghĩa để đóng góp cho hoạt động thiện nguyện và tham gia quảng bá cho du lịch Việt Nam. Tiền bán vé của chương trình “Bond live in Vietnam” sẽ được dành để ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3.

'Việt Nam giang sơn gấm vóc' - tỏa sáng tình người trong gian khó!

“Việt Nam giang sơn gấm vóc” - Thương lắm đất Mẹ ơi!". (ảnh Đài PTTH Hà Nội)
(PLVN) - Tự hào về giang sơn gấm vóc của chúng ta càng quyết tâm đồng lòng chung sức hàn gắn vết thương do bão lũ gây ra, tỏa sáng tình người trong gian khó, xây dựng Tổ quốc Việt Nam ngày càng giàu mạnh. Đó chính là thông điệp của chương trình “Việt Nam giang sơn gấm vóc”.

Cánh Diều Vàng 2024 'chắp cánh yêu thương' tại Làng trẻ em SOS ở Khánh Hoà

Cánh Diều Vàng 2024 'chắp cánh yêu thương' tại Làng trẻ em SOS ở Khánh Hoà
(PLVN) -  Sáng 10/9, ngay trước thềm lễ trao giải Cánh diều vàng 2024, BTC cùng các nghệ sĩ, diễn viên, hoa hậu và đại diện các doanh nghiệp, doanh nhân đã tham gia thực hiện chương trình thiện nguyện “Chắp cánh yêu thương” tại Làng trẻ em SOS Nha Trang, Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội tỉnh Khánh Hòa.

Vang khúc tráng ca lịch sử của ngành cơ yếu

Vang khúc tráng ca lịch sử của ngành cơ yếu (ảnh BTC)
(PLVN) -  Lần đầu tiên công chúng cả nước có cơ hội tìm hiểu sâu sắc hơn về ngành cơ yếu Việt Nam, một ngành cơ mật đặc biệt thông qua chương trình nghệ thuật “Vinh quang thầm lặng 2024”.

'Di sản tình yêu' Thanh Tùng gợi thanh xuân tươi đẹp

Chương trình được kỳ vọng khắc họa rõ nét di sản mà Thanh Tùng để lại.
(PLVN) - Di sản của nhạc sĩ Thanh Tùng chính là tình yêu bởi vì nó không chỉ đề tài ông thường viết mà còn là nơi nhiều người có thể gặp được một tâm hồn đồng điệu với mình, để rồi yêu, để rồi nhớ, để rồi hoài niệm...

"Sinh viên thế hệ mới" theo đuổi đam mê và lý tưởng

Các bạn trẻ được thể hiện tài năng, cá tính và sự sáng tạo (ảnh VTV).
(PLVN) - Với chọn từ khoá “Dám” chứa đựng đầy tính thử thách, “Sinh viên thế hệ mới 2024” tạo cơ hội cho các bạn trẻ được thể hiện tài năng, cá tính và sự sáng tạo trong việc theo đuổi đam mê và lý tưởng của mình.

'Độc đạo' với nỗi đau đớn, giằng xé giữa lương tri, thù hận

"Độc đạo" đi sâu khai thác những quan hệ phức tạp, đan xen giữa “yêu” - “hận” của các nhân vật, (ảnh VFC)
(PLVN) - Bộ phim "Độc đạo" vạch trần những âm mưu, tinh khôn, lọc lõi và tàn bạo của những kẻ vì tiền mà gieo rắc cái “chết trắng” đến cho xã hội. Đồng thời, bộ phim sẽ mang đến cho người xem những câu chuyện về các chiến sĩ công an đã, đang và luôn âm thầm hy sinh, dấn thân vào những hiểm nguy, bảo vệ bình yên của Tổ quốc.