Phim siêu anh hùng: Trỗi dậy và hài hước từ bao giờ?

Cảnh trong phim Wonder Woman
Cảnh trong phim Wonder Woman
(PLO) - “Wonder Woman.” “Iron Man.” “The Avengers.” “Guardians of the Galaxy.” Trong thập kỷ vừa qua, hàng loạt phim siêu anh hùng đã bước ra từ thế giới truyện tranh để đi vào một thế giới khác – dễ tiếp cận quần chúng hơn nhờ lợi thế tác động lên thính giác, thị giác – thế giới phim ảnh. 

Ai còn nhớ thập niên 1990 đã qua đi với những cái tên nào? Đó là “Công viên kỷ Jura”, “Titanic” và “Trái tim dũng cảm” - những bản thể độc lập dựa trên sách hoặc các sự kiện lịch sử. Còn hiện nay, những bộ phim có doanh thu cao nhất chủ yếu là phim siêu anh hùng, dựa trên sự kết hợp của nhiều yếu tố trong đó có thoát ly thực tế, các hiệu ứng đặc biệt, cùng một số lượng đông đảo những fan truyện tranh đang trưởng thành và, mấu chốt là, giàu có hơn theo thời gian. 

Trỗi dậy

Nguyên nhân quan trọng và thú vị nhất đằng sau “sự trỗi dậy” của phim siêu anh hùng là cuộc Đại khủng hoảng trên toàn thế giới vào năm 2008. Trước thời điểm này đã có một số tựa phim nổi, như “Spider-man” hay series “Batman” làm lại xuất sắc của đạo diễn Christopher Nolan. Nhưng cùng với khủng hoảng kinh tế - lúc mà người mất nhà, mất việc đầy rẫy – thì dòng phim siêu anh hùng  mới chính thức đi vào quỹ đạo hiện nay của nó.

Người ta đột ngột muốn tìm kiếm sự thoát ly, đến một thế giới khác nơi những anh hùng luôn chiến thắng, và cái thiện- cái ác dễ dàng được phân định. Những phim bom tấn với kết thúc bi kịch như “Braveheart” hay “Gladiator” (Võ sĩ giác đấu) hết thời, vì người ta thấy sự dằn vặt từ thực tại với viễn cảnh nền kinh tế tăm tối đã là quá đủ, không ai muốn bị tra tấn thêm bởi một bộ phim buồn thảm thiết nữa.

Cảnh trong phim Iron Man
Cảnh trong phim Iron Man

Những phim siêu anh hùng chuyển thể từ truyện tranh thì khác - đó là nơi là anh hùng sẽ luôn chiến thắng bọn ác quỷ - và nhờ cái “mác” happy ending này, chúng đã trở nên vô cùng cuốn hút, được lòng người xem. 

Với kỹ thuật máy tính phát triển, hiệu ứng phim trở nên chân thực và đã mắt hơn bao giờ hết. Phim siêu anh hùng như “hổ mọc thêm cánh” cứ thế dễ dàng lấy lòng quần chúng. Thử so sánh khách quan nhé, có phải mấy con cá mập trong phim “Jaws” – bộ phim được ca ngợi nhờ kỹ xảo xuất chúng và thời trước – thành ra lại khá nặng nề so với những sinh vật trong phim siêu anh hùng tạo ra bởi máy tính những năm gần đây?

Các nhà thiết kế có nhiều lựa chọn về mặt hiệu ứng hơn, cũng như có các phần mềm và công nghệ tốt hơn so với cách đây 20 năm. Muốn Captain America bay lên trời? Có luôn. Chỉ cần cho diễn viên đứng trước phông nền màu xanh lá cây và dùng kỹ xảo tạo ra bầu trời phía sau anh ta. Muốn Ant-Man bay xuyên qua bộ đồ của Iron Man và phá hủy nó?

Điều này cũng khả thi luôn. Trong khi mà “Titanic” cần một con tàu bản sao, máy tính ngày nay có thể tạo ra những phân cảnh hành động của siêu nhân hết đỗi chân thực, bằng đồ họa kỹ thuật số. 

Nguyên nhân cuối cùng của cơn “trỗi dậy” dòng phim siêu anh hùng là lực lượng khán giả đông đảo. Những cậu bé mê truyện tranh ngày nào đã trở thành người lớn, và có thu nhập ổn định, khá giả. Giờ họ có thể thoải mái mua vé, xem phim tẹt ga để sống lại thời “tuổi thơ dữ dội” của mình. Bên cạnh đó, trước những đứa trẻ nài nỉ đòi xem phim, khả năng cao là cả bố và mẹ chúng cũng vào rạp luôn thể. Vừa đầy ắp không khí gia đình, vừa hồi tưởng lại thời còn mê mẩn mấy câu chuyện anh hùng đánh bại kẻ xấu!

...và hài hước

Cũng thật may mắn làm sao, phim siêu anh hùng ngày nay dường như đang ở giữa giai đoạn chuyển mình. Đã sắp qua rồi, cái thời mà siêu anh hùng bị đóng khung vào hình tượng chính nghĩa, cuộc sống xoay quanh việc giải cứu thế giới, đánh bại kẻ thù, nêu cao lí tưởng và lẽ sống. Hồi ấy, tiếng cười nếu có trong phim về họ, thì cũng chỉ xuất phát từ phía các trợ thủ hoặc các nhân vật phụ ngớ ngẩn. 

Cảnh trong phim The Avengers
Cảnh trong phim The Avengers

Còn nhớ năm 2008, khi phần 2 của loạt phim Batman do Christopher Nolan thực hiện ra mắt, tờ New York Times đã gọi nó là “nốt giao giữa nghệ thuật và thương mại, giữa chất thi ca và tính giải trí,” và rằng “phim nặng nề và sâu sắc hơn bất cứ bộ phim nào cùng dòng” (chuyển thể từ truyện tranh siêu anh hùng).

Cựu tổng thống Mỹ Barack Obama sau đó đã nói rằng, nhân vật phản diện của phim – tức Joker – đã giúp ông hiểu phần nào tâm lý của Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. Phim còn là đề tài được thảo luận trên các giảng đường đại học, nói vậy để hiểu mức độ “nghiêm túc” của nhân vật anh hùng khi ấy ở mức nào.

Nay thì sao? Chất hài trong những bộ phim siêu anh hùng gia tăng, và đem lại hiệu quả tốt. Ngày càng nhiều xưởng phim tung ra những câu chuyện về siêu nhân biết bay, ác nhân đeo mặt nạ, dù khác nhau ở nhiều điểm, nhưng đều theo xu hướng chung là “anh hùng phải cách biết đùa”. Bên cạnh giải cứu thế giới, tiêu diệt kẻ xấu và yêu đương, siêu anh hùng còn phải biết chọc cho khán giả cười té ghế. 

Điển hình cho phong cách này là Thor: Ragnarok (2017). Phim về vị thần duy nhất trong nhóm Avengers đình đám được khen ngợi là "Bộ phim hài hước nhất Vũ trụ Điện ảnh Marvel". Dưới bàn taynhào nặn của vị đạo diễn hài hước có tiếng Taika Waititi, Thor đã gần như lột xác. Từ một gã không có gì đáng nhớ ngoài vẻ cao to và sức mạnh thần thánh không ai địch nổi, Thor đã biết cách đùa, mà còn rất khéo, rất duyên. Sự hài hước đã giúp nâng tầm vị thế của Thor trong lòng công chúng một cách đáng kể, giúp vị thần thoát “mác” lì lợm, cục mịch và thiếu thân thiện.  

Cảnh trong phim Guardians of the Galaxy
Cảnh trong phim Guardians of the Galaxy

Một phim khác cũng ra năm 2017 của nhà Marvel hợp tác với Sony Pictures – “Người nhện: Trở về nhà” đã giới thiệu tới khán giả mộtPeter ở vào tuổi nổi loạn, thích chơi trội, muốn khẳng định bản thân, hoàn toàn thoát khỏi cái bóng nghiêm nghị của một Peter người lớn với “sức mạnh càng nhiều, trách nhiệm càng cao”. Để có chất hài, thậm chí hình ảnh những “anh hùng bất đắc dĩ” cũng được khai thác mạnh mẽ.

Deadpool - một kẻ phản anh hùng vô cùng khác biệt của nhà Fox, đã làm khán giả cười chảy nước mắt vì tính tình quái gở, phát ngôn bừa bãi và độc tấu bậy bạ. Từ một kẻ ung thư sắp chết, Wade Wilson tham gia một thí nghiệm và được trao cho khả năng tái sinh vô hạn. Không quan tâm ai đúng ai sai, thế giới có diệt vong hay chưa, Deadpool chỉ ôm giấc mộng "tìm lại vẻ đẹp trai" để quay về với cô nàng nóng bỏng của mình mà thôi.

Ngoài ra, những phim mới nhất, bao gồm Wonder Woman cuối 2017 và Black Panther (2018) cũng là những ví dụ rõ ràng về tính “lầy lội” của siêu anh hùng. Từ sau thời Batman của Nolan, có vẻ như Người sói Logan là trường hợp thành công hiếm hoi của một nhân vật “nghiêm túc” thuần túy.

Trong lúc này, người hâm mộ cũng đang nóng ruột chờ đợi nhiều tựa phim sắp trình làng, trong đó có Avengers: Infinity War (cuối tháng Tư), Deadpool 2 (đầu tháng Sáu), Gia đình siêu nhân 2 (The Incredibles 2 (giữa tháng Sáu) và Người Kiến và Chiến binh (tháng Bảy). Cùng hy vọng rằng dù trong bất cứ nghịch cảnh nào, các siêu anh hùng vẫn không quên sử dụng vũ khí tối thượng là khiếu hài hước để khán giả được thêm phần hả hê.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.