Phim kinh dị có còn kinh dị?

Hollywood 2010 đang cạn ý tưởng, phải làm lại những phim nổi tiếng trước đây và cả quay sang bắt tay với châu Á với ý định khai thác chất xám ở vùng đất này.

Hollywood 2010 đang cạn ý tưởng, phải làm lại những phim nổi tiếng trước đây và cả quay sang bắt tay với châu Á với ý định khai thác chất xám ở vùng đất này. Còn ở châu Á, sau thời kỳ hoàng kim của kinh dị hơn một thập niên trước giờ bắt đầu là thoái trào, đại diện cho sự thoái trào không ai khác ngoài anh cả “kinh dị”, Nhật Bản. Thời kì nào cũng có những đại diện kinh dị tiêu biểu. Trước khi người Mỹ làm ra những bộ phim kinh dị kinh điển thì người Pháp đã làm trước đó. Nếu lấy cột mốc 1896 tính làm ngày bộ phim kinh dị đầu tiên ra đời (Le Manoir du diable - đạo diễn Georges Méliès) thì giờ đã gần tròn 120 năm. Trong suốt chiều dài lịch sử ấy, dòng phim kinh dị đã khai thác hết vốn liếng của mình?Hollywood hết vốn 2010 thế giới điện ảnh xuất xưởng tất cả 28 phim kinh dị, trong đó Hollywood giữ 19 phim, châu Á có đúng 2 đại diện là Hong Kong (3 phim) và Hàn Quốc (1 phim - Death Bell 2: Bloody Camp). Năm ngoái, dòng kinh dị tính luôn cả hài (Comedy horror), phim truyền hình thì điện ảnh thế giới sản xuất hơn 600 phim kinh dị, tính trung bình một ngày gần 2 phim ra đời. Nhưng tính từ 2009 đến nay, trong ồ ạt phim kinh dị ra mắt khán giả không nhiều phim thật sự kinh dị và Hollywood lại không góp mặt nhiều trong số này. Đáng nói hơn, sự góp mặt của Hollywood phần lớn lại là remake (làm lại). Trào lưu của phim kinh dị hiện nay tại Hollywood là thế, làm lại những phim nổi tiếng trước đây và quay sang bắt tay với châu Á .
Mô tả ảnh.
The Ring, một trong những bộ phim kinh dị hay nhất của Hollywood được làm từ điện ảnh Nhật Bản
Đến với châu Á chẳng là chuyện lạ nhưng bỏ tiền mua bản gốc kinh dị châu Á về làm lại ở Mỹ là chuyện mới trong khoảng một thập niên gần đây. Thậm chí điều này trở thành cả một đợt sóng mới, đợt sóng đi tìm huyền bí phương Đông hay gọi cách khác, đợt sóng khỏa lấp những vốn liếng kinh dị bắt đầu bị phai nhạt. Thời điểm hơn một thập niên trước, phim kinh dị với đại diện là Nhật và Hàn Quốc trỗi dậy nhanh chóng ở châu Á, hiện tượng này không lọt qua được con mắt thương mại của các nhà làm phim Hollywood và hãng DreamWorks đã nhanh chóng nắm lấy cơ hội và mua lại bản quyền để quay lại phim Ringu với tựa The Ring (Naomi Watts đóng). The Ring thắng vang dội năm 2002 và sự thành công bất ngờ của nó trở thành hộ chiếu vàng cho một loạt phim kinh dị châu Á nhập khẩu vào Hollywood. Ít khi nào mà những tên tuổi của Nhật Bản, Hong Kong hay Hàn Quốc có nhiều cơ hội chen chân tại Hollywood, từ phim cho đến đạo diễn, kịch bản... Hollywood sẵn sàng cấp quota cho một bộ phim kinh dị Mỹ “remake” với đạo diễn châu Á (Giao Ju-On: The Grudge cho đạo diễn Takashi Shimizu) cùng ngôi sao Hollywood (Sarah Michelle Gellar). Kiểu phim nửa nạc nửa mỡ ấy mất đi sự thuyết phục của phiên bản đầu nhưng với Hollywood, cờ đang đến tay phất nhanh thắng lớn cứ thế mà tiến hành. Paramount Vantage cũng mua lại bản quyền phim The Eye (Jian gui - Kiến Quỷ) của anh em nhà Pang để làm lại với Jessica Alba vào vai chính, mà trước đây do Lâm Tâm Khiết thủ diễn. Một loạt các bộ phim kinh dị của châu Á được Hollywood mua lại: A Tale Of Two Sisters, Phone của Hàn Quốc, Shutter của Thái Lan, Battle Royale của Nhật Bản… Hollywood đang xa dần những ngày tháng huy hoàng của dòng phim kinh dị trong thập niên 70 và đầu những năm 80. Đó là giai đoạn Hollywood gặp khó khăn về kinh phí nhưng đây lại là những thập niên đem lại nhiều sự sáng tạo nhất cho dòng phim này với thế hệ những nhà làm phim trẻ thích tìm tòi hướng đi mới. Chủ đề thường thấy trong phim kinh dị trong thập niên 70 là sự đổ vỡ của gia đình dẫn đến những nỗi sợ hãi và nghi ngờ, giờ đây những “kẻ thù” không còn là những con vật từ những hành tinh lạ hay những con quái thú mà là chính những người trong gia đình. Và điều này có thể thấy lại trong những bộ phim Hollywood gần đây, hoặc là làm lại, hoặc nhại lại. Có vài phim khá ấn tượng như The Blair Witch Project, The Others, The Sixth Sense hay Saw (nhiều phần) nhưng chỉ bấy nhiêu và không có nhiều hơn nữa. Nhiều người đặt câu hỏi rằng “Chẳng lẽ phim kinh dị đã đi đến bước đường cùng?”. Nhiều nhà phân tích cho rằng khán giả ngày nay khó tính hơn, họ muốn được xem những phim nghiêng về tâm lý, liên quan đến tiềm thức hơn là những cảnh máu me nhàm chán. Phim kinh dị châu Á đáp ứng đúng yêu cầu này.Châu Á thoái trào Đáng lo thay cho tương lai của phim kinh dị khi mà bên kia Đại Tây dương các nhà làm phim Hollywood đang miệt mài khai thác kịch bản phim châu Á thì chính ở châu Á, phim kinh dị đang tuột dốc bởi khán giả đã chán ngán với những phim làm ăn theo và không có ý tưởng mới. Gần đây, các nhà làm phim Hàn Quốc đã bắt đầu có xu hướng quay trở về với phim kinh dị của thập niên 80, gây sợ hãi bằng các tình tiết máu me với mô típ truy tìm hung thủ. Có thể thấy các đạo diễn Hàn Quốc đang muốn trung hòa giữa hai thể loại kinh dị máu me đơn thuần (cũ) và kinh dị tâm linh (mới) để giữ thị trường phim kinh dị vẫn còn có khách và cũng để mong chờ những làn gió mới xuất hiện.
Mô tả ảnh.
Let me in, phim mới nhất của Hollywood, làm lại của Thụy Điển và lỗ nặng (vốn 20 triệu USD, thu về 11 triệu USD)
Cách đó không xa, người Nhật cũng đau đầu tìm lối ra cho phim kinh dị. Vấn đề suy mòn của phim kinh dị Nhật Bản một phần là do thị trường phim gây lên. Các phim kinh dị cứ nối liền nhau một loạt đi chung. Ví dụ như đã có phim Ring, tiếp đến là Ring 2 rồi The Ring, The Ring 2 (phiên bản Mỹ) rồi lại đến loạt phim Ring của Hàn Quốc. Qua đó, sẽ thấy rõ sự lặp đi lặp lại thiếu sáng tạo của phim kinh dị Nhật Bản. Người Nhật cũng phần nào đó đi lại con đường mà Hollywood đã và đang đi, cứ “vắt sữa” làm đi làm lại một phong cách cho đến khi nào chán ngán thì thôi. Điều đó chỉ đem lại lợi nhuận chứ không thể kích thích sáng tạo. Những phim kinh dị ở châu Á nói chung hay mỗi nước nói riêng được giải thích lỗi một phần là do các nhà sản xuất không biết lựa chọn nguyên liệu chính: Nhà viết kịch bản. Các nhà sản xuất phim phải biết đi tìm những kịch bản mới, thử cho những nhà viết kịch bản mới cơ hội, hoặc nếu được thì mời luôn những tay viết của các thể loại khác để viết cho kinh dị, hoặc đi xa hơn nữa là thay đổi luôn cả những nhà làm phim.
10 phim kinh dị hay nhất mọi thời

(Lựa chọn của tạp chí Total Film)

1. The Texas Chain Saw Massacre
2.The Exorcist
3. Psycho
4. The Shining
5. The Thing
6. Halloween
7. Alien
8. Jaws
9. Dawn Of The Dead
10. Suspiria
Ví dụ cho sự đổi mới này là phim của đạo diễn Fruit Chan hồi năm 2004 cho ra mắt phim Dumplings. Phim có đủ hết mọi thứ: đen tối, náo động và đầy kích thích. Fruit Chan là đạo diễn chưa bao giờ làm phim kinh dị và đến từ thế giới phim độc lập tại Hong Kong. Phim Dumplings có một cách dẫn truyện làm cho khán giả “phải rùng mình mà theo dõi”. Nhật Bản cũng có Audition của đạo diễn Takashi Miike. Audition là một ví dụ chứng minh rằng truyện phim, diễn xuất của diễn viên khiến khán giả khiếp sợ về thế giới tâm thần, ám ảnh linh hồn và những trả thù độc ác. Có người cho rằng phim này không phải nằm trong thể loại phim kinh dị Nhật Bản, mà nó thuộc thể loại phim kinh dị tâm thần. Phim kinh dị là phải như vậy, phải gây ảnh hưởng với khán giả và phim kinh dị Nhật Bản phải lặp lại tinh thần như thế lần nữa. Hollywood đang cạn kiệt ý tưởng, châu Á cũng đang tìm lối ra mới. Halloween 2010 chứng kiến nhiều bộ phim chuẩn bị ra rạp. Đông hay không đông khán giả đi xem là một vấn đề lớn. Nhưng vấn đề lớn hơn mà các nhà làm phim phải tìm lối ra cho được: Phim kinh dị phải thật sự kinh dị.
Theo Hoa Thiên
TT&VH Cuối tuần

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.