Phim hành động Việt và nỗi lo doanh thu mất trắng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Với “canh bạc” lỗ ít hay nhiều đều quy ra hàng chục tỉ đồng, không ít nhà sản xuất phim hành động phải... bán nhà trả nợ. Có lẽ vì vậy, hơn chục năm qua, phim hành động Việt chỉ “trình làng” một cách nhỏ giọt.

Bài toán chất lượng phim

Phim hành động “ngốn” kinh phí lớn hơn nhiều so với dòng phim khác bởi phải đầu tư xây dựng phim trường, trang phục, hóa trang, đạo cụ, hiệu ứng cháy nổ, diễn viên đóng thế, diễn viên quần chúng, thuê các thiết bị quay phim chuyên dụng cho phim hành động, đặc biệt là phần hậu kỳ, kĩ xảo. Để làm ra một bộ phim hành động “đạt 7 điểm” trở lên, nhà sản xuất phải bỏ ra hàng chục tỷ đồng. Nhưng thực tế, số tiền họ thu được nhờ việc bán vé và bán bản quyền lại rất... èo uột!

Ra mắt nhân dịp Tết Dương lịch 2021, sau 6 ngày trình chiếu, "Võ sinh đại chiến" chỉ thu được chưa đầy 1,4 tỷ đồng. Với mức kinh phí sản xuất 25 tỷ đồng, bộ phim thua lỗ nặng nề. Một phim lỗ nặng khác là “Đỉnh mù sương” năm 2020. Sau thời gian công chiếu, bộ phim hành động, võ thuật chỉ thu được 1 tỷ đồng, trong khi kinh phí sản xuất 12 tỷ đồng.

“Huyền thoại bất tử” với 12 tỷ đầu tư cũng lỗ tới mức một khán giả đến mua vé xem phim phải đi về vì "phòng chiếu chưa đủ… 4 người mua vé nên rạp trả lại tiền”. Hay “Lửa Phật” với đầu tư hơn 20 tỷ đồng nhưng doanh thu thảm hại. “Bẫy Rồng” đầu tư gần 20 tỉ đồng, thu về 12 tỷ.

Năm 2016, kinh phí bỏ ra làm “Găng tay đỏ” là 15 tỷ đồng, sau 10 ngày ra rạp, trừ chi phí phát hành, quảng bá, phim thu được 0 đồng, lỗ toàn bộ chi phí sản xuất. Đại diện nhà sản xuất suy sụp: “Chúng tôi buộc lòng phải rút phim về, không chiếu nữa vì nhận thấy việc phát hành không hiệu quả. Chúng tôi lấy làm tiếc vì bộ phim đang chiếu phải ngưng giữa chừng, không thể đến được với nhiều khán giả hơn nữa".

“Làm phim hành động bị lỗ” dường như “lời nguyền” lơ lửng trên đầu những nhà sản xuất. Điều này đã tạo ra một tâm lý lo sợ cho các nhà sản xuất, hiếm ai muốn liều bỏ ra một số tiền khổng lồ để thu lại doanh thu tí hon. Nhất là khi phim hành động Việt chỉ là một "anh chàng mới lớn" so với những “bom tấn” hành động khác của Hollywood. Vì vậy, để tránh thất thu, nhiều nhà sản xuất tìm cách "né" phim hành động. Có nhà sản xuất “liều” thì vẫn canh cánh đêm ngày.

Dù bỏ ra nhiều tâm huyết và đầu tư “khủng” nhưng chất lượng các bộ phim bị lỗ cũng là điều đáng bàn. Có phim nội dung hời hợt, tình tiết dễ đoán, thiếu logic, lời thoại lên gân hoặc nhạt nhẽo, vô bổ. Có phim diễn viên diễn xuất khô cứng, một màu, cảnh hành động không mãn nhãn, âm thanh, ánh sáng không đạt chuẩn. Đặc biệt, đa phần các phim có những cảnh quay, pha hành động phi lý, khó hiểu gây chán nản, thất vọng, bực mình cho người xem.

Ngoài các nguyên nhân trên, chưa kể còn có nguyên nhân khác khiến phim hành động Việt bị “lép vế”. Hầu hết, những phim hành động Việt Nam đều phải gắn mác “dành cho khán giả trên 16 tuổi” trước khi ra rạp. Nhiều người trong nghề còn nhận xét bản phim công chiếu gần như đã được Hội đồng kiểm duyệt “cắt, gọt, xén” ở những cảnh hành động. Nhưng một số ý kiến cho rằng khung kiểm duyệt của điện ảnh nước nhà dường như còn rất mơ hồ, đại khái, cảm tính khiến nhiều tác phẩm điện ảnh chịu “án oan” trong việc kiểm duyệt. Bị cắt xén oan, bộ phim hành động bỗng “không đầu, không cuối”, “dở dở, ương ương”, “nửa nạc, nửa mỡ”.

Thời 4.0, việc dễ dàng tiếp cận với nhiều thể loại phim, chất lượng tốt trên nền tảng trực tuyến đã tạo ra cộng đồng khán giả xem phim thông thái. Để phim hành động không còn cảnh nơm nớp lo sợ doanh thu “10 mất, 1 còn”, lý do kéo khán giả ra rạp chỉ có thể là chất lượng, tiên quyết là nội dung hấp dẫn. Điều này là thách thức không nhỏ đối với các nhà sản xuất phim Việt.

Thấp thỏm phim mới

Ngày 20/5 vừa qua, bộ phim hành động “578 - phát đạn của kẻ điên” vừa được công chiếu tại rạp. Phim chuyển thể từ tiểu thuyết đề tài ấu dâm của đạo diễn Lương Đình Dũng, kinh phí sản xuất 60 tỷ đồng.

Bộ phim “578 - phát đạn của kẻ điên” mới công chiếu.

Bộ phim “578 - phát đạn của kẻ điên” mới công chiếu.

Câu chuyện xoay quanh Hùng, một người lái xe container và con gái nhỏ. Người cha đau xót tột cùng khi con gái anh bị trầm cảm nặng vì một vụ tấn công tình dục. Anh quyết tâm truy tìm thủ phạm để trả thù, giành lại công lý. Trên hành trình truy đuổi và bị “săn”, người cha nhận ra mình không chỉ đang đối đầu với một kẻ ác mà là cả một thế lực đen tối phía sau với tội ác: ấu dâm và buôn bán nội tạng phụ nữ và trẻ em.

Bộ phim được dán nhãn C18+, đạo diễn Lương Đình Dũng cho biết, phim chứa đến 91% các cảnh hành động bạo lực. Được hỏi tại sao không chấp nhận cắt bớt cảnh hành động để phim có thể gắn nhãn 16+, đạo diễn Lương Đình Dũng cho hay: “Tôi đã kiềm chế lắm rồi, thực tế làm một phim bạo lực theo tính chất gào hét, đánh nhau kiểu chợ búa, bầy đàn, người ta hay gọi giang hồ Hongkong ngày xưa chẳng khó chút nào. Nhưng phim của tôi hành động bạo lực theo một cách khác, sâu hơn và điên rồ hơn, vũ khí cũng có thứ quái gở và khó kiểm soát hơn”.

Một trong những bối cảnh hành động lớn của bộ phim là cảng Đình Vũ (Hải Phòng) đã ngốn hơn 3 tỷ đồng ngân sách phim. Diện tích phục vụ cho việc quay phim tại đây lên đến hơn 20 hecta, với 460 thùng container. Chỉ riêng việc di dời, sắp xếp các thùng container để tạo nên một mê cung truy đuổi khổng lồ đã mất đến hơn hai ngày.

Phim có sự tham gia của rất nhiều diễn viên như: Alexandre Nguyễn, Hoàng Phúc, Hoa hậu H’Hen Niê, võ sư Tuấn Hạc, nam vương Ngọc Tình, siêu mẫu Jessica Minh Anh, đô vật nhiều lần vô địch SEA Games Hà Văn Hiếu và hơn 600 diễn viên khác. Đạo diễn Lương Đình Dũng mong “thắng lớn” và dự kiến sẽ mang “578 - phát đạn của người điên” đi “chinh chiến” tại hơn 20 quốc gia.

Lạc quan là thế, nhưng liệu “578 - phát đạn của người điên” có thắng về doanh thu như: “Hai Phượng”, "Lật mặt 48h" để bước qua lời nguyền “muốn lỗ cứ làm phim hành động”? Câu trả lời sẽ sớm có sau thời gian phim công chiếu.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Balade en France 2025: Bữa tiệc vị giác đậm chất Pháp

Balade en France 2025: Bữa tiệc vị giác đậm chất Pháp
(PLVN) - Nhiều người đã đổ về Công viên Thống Nhất trong ngày 29/3 để thưởng thức tinh hoa ẩm thực Pháp qua gần 80 gian hàng, từ các bánh ngọt kinh điển đến rượu vang hảo hạng tại Lễ hội Balade en France 2025 - một không gian lễ hội đậm chất Pháp.

Giải mã sức hút của những biểu tượng kiến trúc Hà Nội

Giải mã sức hút của những biểu tượng kiến trúc Hà Nội
(PLVN) - Là điểm đến không thể bỏ lỡ trong hành trình khám phá Việt Nam, Thủ đô Hà Nội hấp dẫn du khách trong và ngoài nước bởi những giá trị văn hóa - lịch sử quý báu, cảnh quan thơ mộng, nền ẩm thực đặc sắc và đặc biệt là những công trình kiến trúc mang tính biểu tượng.

Hồn thơ Hà Nội xoa dịu tâm hồn

Hà Nội có nhiều sự kiện văn hóa, lịch sử sôi động giúp mọi người thư giãn, giải trí. (Ảnh minh họa trong bài: PV)
(PLVN) - Hà Nội mang vẻ đẹp của người thiếu nữ mặn mà, luôn dịu dàng, đằm thắm. Đến với Hà Nội, ta như bước vào bức tranh cổ kính, càng đi, càng chữa lành cho tâm hồn đang bề bộn suy nghĩ.

Nghệ thuật tái chế - Hơi thở mới từ những điều cũ

Triển lãm “Chạm một nét hoa” lan tỏa ý nghĩa sử dụng vật liệu tái chế trong hội họa. (Ảnh: VOV1)
(PLVN) - Khi lối sống xanh lên ngôi cũng là lúc nghệ thuật tái chế ngày càng hiện diện rõ nét trong đời sống văn hóa. Từ những tác phẩm đơn lẻ, nghệ thuật tái chế đã dần trở thành một xu hướng có sức lan tỏa mạnh mẽ, không chỉ tôn vinh vẻ đẹp sáng tạo mà còn “thổi hồn” vào những vật liệu cũ bị lãng quên, mang đến cho chúng một hơi thở mới đầy ý nghĩa.

'Bố con cá gai', hành trình 25 năm của một cuốn sách best-seller

'Bố con cá gai', hành trình 25 năm của một cuốn sách best-seller
(PLVN) - “Bố con cá gai” của tác giả Cho Chang-In, ra mắt lần đầu tại Việt Nam năm 2017, là câu chuyện đầy cảm động và day dứt về tình cha con, về sự hy sinh của người cha cho đứa con bị bệnh nặng. Cuốn sách nhanh chóng được độc giả mọi lứa tuổi yêu mến, trở thành best-seller trong suốt nhiều năm qua.

Điều kỳ diệu

Ảnh minh họa. (Nguồn: internet)
(PLVN) - Cô gái tóc dài với mùi nước hoa ấn tượng, chọn chỗ ngồi gần cửa sổ, bên trái là chiếc đồng hồ Odo 36.10. Tôi thường đặt bình hoa nhỏ cách điệu, cắm một bông hồng nhung duyên dáng ở đó. Lúc tôi mang cà phê đến, cô gái nở một nụ cười và khen cà phê ngon. Ánh mắt cô đằm thắm hơn khi tôi khen cô thật đẹp. Cô ngắm thế giới của tôi kỹ hơn.

Cho những mùa xuân ở lại

Ảnh minh họa. (Nguồn: H.Ái)
(PLVN) - Ngày nhỏ, tôi tin những nụ, những chồi xanh kia chính là những đứa trẻ ngủ quên, một sáng giật mình thức giấc vì phải đi học giống hệt như mình. Nhưng, thay vì đến trường, lớp học của những non tơ ấy diễn ra ngay trong mảnh vườn, trong khu đồi vắng và bão gió, nắng mưa chính là những bài học đầu đời…

Phố hàng Hà Nội qua quan sát của người Pháp

 Nguồn ảnh: Bác sĩ Hocquard
(PLVN) - Hà Nội 36 phố phường, có những con phố còn lưu dấu xưa lại bây giờ và vẫn làm ăn, buôn bán sầm uất, nhưng cũng có những con phố không còn theo nghề cũ do thời thế đổi thay. Cách nhìn của những nhà chính trị, nghiên cứu người Pháp về phố phường Kẻ Chợ quả là lý thú.

Kỹ năng tuyệt vời của người An Nam xây cầu 'Paul Doumer'

Kỹ năng tuyệt vời của người An Nam xây cầu 'Paul Doumer'
(PLVN) - Cây cầu Long Biên là một điểm nhấn của Hà Nội mà ai ghé Thủ đô đều tới đó một lần. Đã 2 thế kỷ trôi qua, cây cầu đã chứng kiến biến đổi lịch sử của nước nhà từ Pháp thuộc, đến độc lập, đến chiến tranh với thực dân Pháp, đế quốc Mỹ… Ngược dòng lịch sử để chúng ta tìm hiểu câu chuyện người thợ Việt Nam xây dựng cây cầu mang tên “Paul Doumer”, nay là cầu Long Biên.

Thế hệ trẻ tự hào đưa bản sắc văn hóa dân tộc vươn xa

Thế hệ trẻ tự hào đưa bản sắc văn hóa dân tộc vươn xa
(PLVN) - Trong dòng chảy của xã hội hiện đại, nhiều bạn trẻ đang miệt mài góp phần lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới. Đây chính là minh chứng cho thấy thế hệ trẻ Việt Nam đang từng bước khẳng định vai trò của mình là thế hệ tiếp theo trong hành trình bảo tồn và quảng bá giá trị văn hóa dân tộc.

Hà Nội và di sản kiến trúc thời bao cấp thương nhớ

Khu tập thể ở đường Trần Quý Cáp, Hà Nội. (Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Di sản kiến trúc thời bao cấp cần được bảo tồn và phát huy giá trị như thế nào? Liệu chúng có khả năng đóng góp cho định hướng phát triển công nghiệp văn hóa của Hà Nội hay không? Là câu hỏi trăn trở của giới kiến trúc sư, các nhà văn hóa thương nhớ về một thời kỳ gian khó của đất nước...

Đến Hà Nội, uống cà phê, ngắm quán, ngắm đường...

Góc của ký ức Hà Nội. (Ảnh: Mai Ngọc)
(PLVN) - Người Hà Nội giờ không chỉ uống cà phê mà còn phải chọn không gian với phong cách “chill”, tận hưởng sự thoải mái để thư giãn. Những quán cà phê có “view” đẹp, nơi có thể ngắm nhìn cảnh vật tươi tắn luôn được ưa chuộng. Ngoài ra, thú vui nhâm nhi tách cà phê vỉa hè giữa phố xá đông đúc hay ẩn mình tìm về hoài niệm với những quán cà phê thiết kế theo thời bao cấp cũng được nhiều người yêu thích.

Những ngôi nhà giữ 'hồn xưa, nếp cũ' ở Hà Nội

Ngôi nhà cổ tại Mã Mây giữ vẻ đẹp trang nhã, duyên dáng giữa phố thị tấp nập. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Từ trăm năm nay, phố cổ Hà Nội vốn nổi tiếng với những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Tràng An. Tuy nhiên, đến nay, chỉ còn lại rất ít những ngôi nhà lưu giữ được nét đẹp cổ kính, trở thành nơi du khách muốn tìm đến để tận mắt thấy những nhân chứng lịch sử mang nét đẹp cổ kính đặc trưng của nếp nhà Thăng Long - Kẻ Chợ xưa.

Có một Hà Nội phố

Chợ Hàng Bè khu vực ngã ba Hàng Bè - Gia Ngư năm 1992. (Ảnh: Henk Stakelbeek)
(PLVN) - Hà Nội phố với mái ngói lô nhô, những căn nhà ống 36 phố phường luôn là một phần tâm hồn của cư dân không chỉ Hà Nội. Chẳng thế, câu cửa miệng của người Hà Nội khi rảnh là hẹn nhau “lên phố”, là khu phố cổ bên hồ Hoàn Kiếm...

Quảng Ninh khai trương hành trình du lịch vịnh Bái Tử Long

Đại biểu cắt băng khai trương các hành trình tham quan du lịch vịnh Bái Tử Long.
(PLVN) - Ngày 29/3, tại Bến tàu khách cao cấp Ao Tiên (huyện Vân Đồn), tỉnh Quảng Ninh chính thức khai trương các hành trình tham quan du lịch vịnh Bái Tử Long – một dấu mốc quan trọng trong việc khai thác, phát triển các sản phẩm du lịch biển đảo, đưa Vân Đồn trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam.