Philippines: Tổng thống cấm cảnh sát chống ma túy

Hiện trường nghi phạm ma túy bị bắn chết ở Thành phố Pasig
Hiện trường nghi phạm ma túy bị bắn chết ở Thành phố Pasig
(PLO) -Hãng Reuters vừa yêu cầu người phát ngôn và đại diện báo chí của Văn phòng Tổng thống Philippines bình luận về thông tin “Tổng thống Rodrigo Duterte đã ra lệnh cho cảnh sát ngừng hoạt động liên quan tới cuộc chiến chống ma túy”. 

Bởi theo “Bản ghi nhớ” được ký hôm 10/10 quy định vai trò của cảnh sát trong việc "duy trì sự có mặt, cản trở các hoạt động phạm pháp", còn quyền thực hiện chiến dịch chống ma túy được chuyển về cho cơ quan chuyên trách. 

Trong công bố hôm 11/10, Văn phòng Tổng thống Philippines cho biết, cảnh sát, quân đội và cơ quan nhà nước dừng các hoạt động liên quan tới cuộc chiến chống ma túy và bàn giao nhiệm vụ này cho cơ quan hành pháp về ma túy Philippines (PDEA). 

Dư luận và giới chuyên môn không hiểu lý do vì sao Tổng thống Rodrigo Duterte lại đột ngột đưa ra quyết định kể trên. Bởi kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Rodrigo Duterte luôn coi cảnh sát là lực lượng nòng cốt trong cuộc chiến chống tội phạm ma túy. Nhưng theo hãng Reuters, đây là động thái nhằm giảm căng thẳng bởi cuộc chiến chống ma túy đang bị dư luận trong và ngoài Philippines chỉ trích.

Ngoài ra, PDEA chỉ là cơ quan nhỏ so với lực lượng cảnh sát lên đến 190.000 người. Hơn nữa, gần 9 tháng trước (cuối tháng 1-2017), ông Rodrigo Duterte từng yêu cầu cảnh sát ngừng hoạt động chống ma túy để “thanh lọc bộ máy vì tham nhũng từ gốc”.

Nhưng chỉ 5 tuần sau, ông Rodrigo Duterte đã gỡ bỏ lệnh cấm “vì tệ nạn ma túy lại tràn về khắp đường phố và thành công của cuộc chiến chống ma túy đang mất đi”. Chính vì tiền lệ kể trên nên nhiều người cho rằng, sau khi tình hình lắng dịu, Tổng thống Rodrigo Duterte sẽ lại ra lệnh cho cảnh sát tiếp tục cuộc chiến chống ma túy.

Nhiều người cho rằng, Tổng thống Rodrigo Duterte quyết định “cài số lùi” sau khi tổ chức thăm dò ý kiến Social Weather Stations (SWS) công bố kết quả cho thấy, niềm tin và sự hài lòng của người dân đối với ông đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi nhậm chức hôm 30-6-2016: giảm 18 điểm so với quý II, xuống còn 48 điểm trong quý III-2017. Cuộc khảo sát được tiến hành chỉ vài ngày sau khi hàng ngàn người biểu tình phản đối Tổng thống Rodrigo Duterte cũng như chiến dịch chống ma túy của ông.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (phải) và bà Conchita Carpio-Morales
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (phải) và bà Conchita Carpio-Morales

Và hôm 9/10, người phát ngôn của Tổng thống Philippines, ông Ernesto Abella tuyên bố, thực tế người dân vẫn "yêu mến" ông Rodrigo Duterte. Theo ông Ernesto Abella, sự thay đổi trong tỷ lệ hài lòng đối với Tổng thống Rodrigo Duterte, giảm từ 78% hồi tháng 6 xuống còn 67% trong tháng 9, cũng như tỷ lệ tin tưởng giảm từ 82% xuống còn 73% là dễ hiểu do mọi người bắt đầu tính toán sự mong đợi của họ sau giai đoạn “trăng mật”.

Mấy ngày trước, Tổng thống Rodrigo Duterte cho biết, muốn cách chức Chánh án Tòa án Tối cao Maria Lourdes Sereno vì bà “tự cho phép bản thân” trở thành công cụ của phe đối lập, những người âm mưu lật đổ ông. Đồng thời cảnh báo bà Conchita Carpio-Morales, người đứng đầu Cơ quan chống hối lộ của nước này. Bởi bà Conchita Carpio-Morales đã quyết định mở cuộc điều tra xung quanh cáo buộc cho rằng, Tổng thống Rodrigo Duterte sở hữu hàng tỷ peso trong các tài khoản ngân hàng mà không khai báo.

Ông Rodrigo Duterte cho rằng, Cơ quan chống hối lộ của bà Conchita Carpio-Morales đã sử dụng các thông tin bất hợp pháp hoặc giả mạo được cho đến từ Hội đồng chống rửa tiền (AMLC) thuộc Ngân hàng Trung ương Philippines để khởi động cuộc điều tra xung quanh cáo buộc ông cất giữ tài sản không được công bố trong tài khoản ngân hàng trước đây. Thậm chí, Tổng thống Rodrigo Duterte còn cảnh báo bà Conchita Carpio-Morales có thể đã phạm pháp nếu lấy hồ sơ ngân hàng bất hợp pháp hoặc giả mạo từ AMLC. 

"Nếu Tổng thống không có gì che giấu, ông ta không có gì phải sợ", Văn phòng của bà Conchita Carpio-Morales tuyên bố. Bà Conchita Carpio-Morales cũng khẳng định, sẽ không để những lời đe dọa của Tổng thống Rodrigo Duterte làm ảnh hưởng tới nhiệm vụ của Cơ quan chống hối lộ.

Theo thông báo của Văn phòng Thanh tra Philippines - cơ quan phụ trách điều tra những sai trái của quan chức chính phủ, trong nhiều năm qua, ông Rodrigo Duterte cùng các thành viên trong gia đình đã giao dịch ngân hàng với tổng số tiền hơn 1 tỉ peso. Phó Tổng thanh tra Melchor Arthur Carandang cáo buộc, các tài khoản ngân hàng của ông Rodrigo Duterte đang có hàng trăm triệu peso mà không khai báo theo như yêu cầu của luật pháp.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.