Philippines: Bắn cả người bán và người nghiện ma túy

Cảnh sát Philippines tại hiện trường một vụ giết người có liên quan đến ma túy. Ảnh: AFP
Cảnh sát Philippines tại hiện trường một vụ giết người có liên quan đến ma túy. Ảnh: AFP
(PLO) - Cuộc trấn áp ma túy mạnh tay do Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte khởi xướng và thực thi đang khiến nhiều kẻ buôn bán ma túy và con nghiện ở nước này lo sợ. Tuy nhiên, một số người đang bày tỏ hoài nghi về thành quả của chiến dịch này. 

AFP dẫn thống kê của cảnh sát Philippines cho biết, hơn 2.000 người đã thiệt mạng kể từ khi Tổng thống Duterte nhậm chức 2 tháng trước và ngay lập tức thực thi các kế hoạch mạnh tay hòng xóa sổ ma túy khỏi cộng đồng, bao gồm việc ra lệnh cho cảnh sát bắn chết những người buôn bán ma túy và thúc giục những người dân giết chết những người nghiện.

Cảnh sát Philippines cho biết, trong số hơn 2.000 người nói trên có 756 người được họ xác định là các nghi phạm buôn bán ma túy. Người đứng đầu cảnh sát quốc gia Philippines Ronald dela Rosa cũng khẳng định cảnh sát chỉ tiêu diệt nghi phạm khi nhận thấy tính mạng của họ bị đe dọa.

Cảnh sát cũng xác nhận hơn một nửa số người đã bị giết nói trên là do những thủ phạm không được nêu danh tính ra tay. Thông tin này đang dấy lên lo ngại rằng lực lượng an ninh và những sát thủ được thuê đang len lỏi tới từng ngõ ngách của các khu dân cư và bắn chết những người bị tình nghi dính dáng tới ma túy.

Ở khu ổ chuột mà người đạp xích lô 28 tuổi Reyjin đang sinh sống ở Manila, cảnh sát có vũ trang thời gian qua liên tục xuất hiện, khiến những con nghiện ma túy như anh ta nơm nớp lo sợ bị bắn trúng. Nỗi sợ hãi là có thật nhưng Reyjin lại không thể bỏ được chất gây nghiện mà ông Duterte cảnh báo đang hủy hoại cuộc sống của hàng triệu người nghèo ở Philippines. Thi thoảng, anh ta vẫn phải lén vào nhà hàng xóm, trả tiền mua một gói ma túy rồi vội vã bước đi. “Tôi rất sợ mình sẽ là người tiếp theo bị giết” – Reyjin cho hay.

Theo lời người đàn ông có 3 con này, tình trạng bạo lực và sự hiện diện của lực lượng an ninh đã khiến hoạt động buôn bán ma túy ở đây trở nên chững lại, đồng thời khiến giá ma túy, mà người địa phương gọi là shabu trở nên đắt đỏ hơn. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều ma túy cho người có nhu cầu. “Nếu muốn mua, anh chỉ cần đứng trên phố, sẽ có người đến gần hỏi anh. Anh đưa tiền ra và sẽ được người ta bảo đợi rồi được một người khác giao ma túy” – Reyjin nói thêm.

Reyjin cho biết anh ta kiếm được khoảng 400 peso (8,5 USD) một ngày nhờ việc chở khách và làm một số công việc lặt vặt khác. 1/4 trong số này được anh chi cho ma túy. Những người hàng xóm nói rằng, đứa lớn nhất trong số 3 đứa con của anh ta đang đi học nhưng thường xuyên phải ôm bụng đói đến trường. 2 đứa còn lại luôn trong tình trạng bẩn thỉu, không đủ quần áo mặc. Cả gia đình sống chui rúc trong ngôi nhà chỉ có 1 phòng. 

Những người hàng xóm cũng cho biết họ nghi ngờ Reyjin thường xuyên lấy trộm đồ của họ để bán lấy tiền mua ma túy. Bản thân người đàn ông này cũng nhận thức được việc làm của mình đang gây ảnh hưởng tới gia đình. Nhưng, bất chấp việc đó và cả nguy cơ những đứa con của anh ta sẽ trở thành trẻ mồ  côi, anh ta vẫn nói rằng mình sẽ không dừng việc dùng ma túy. “Đôi khi tôi tự nhủ phải dừng lại. Nhưng cơ thể lại cứ thôi thúc tôi tìm tới ma túy” – người đàn ông này nói. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.