'Phiêu du' trong những trang sách

Sách giúp con người kết nối với thế giới. (Ảnh minh họa, nguồn: Call me by your name)
Sách giúp con người kết nối với thế giới. (Ảnh minh họa, nguồn: Call me by your name)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thả hồn vào các câu chuyện hay, những lời văn đẹp đã và đang trở thành một cách để mọi người thư giãn, giải phóng năng lượng tiêu cực.

Sống nhiều hơn một cuộc đời

Nhà văn M.Gorki đã từng có một câu nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Sách từ bao đời nay đã lưu giữ lại tri thức nhân loại, trở thành vốn sống, kho tàng bất tận của loài người. Mỗi người dù có dùng cả cuộc đời cũng không khám phá hết mọi ngóc ngách, số phận trên trái đất này, nhưng có thể thông qua sách để biết thêm điều hay, lẽ phải. Lấy ví dụ, khi đọc sách về tâm lý ta có thêm kiến thức về tâm sinh lý con người, khi đọc sách triết học ta lý giải về quy luật của vũ trụ này, văn học khiến ta đồng cảm hơn với số phận mỗi con người nhỏ bé trên thế giới này,...

Sách chính vì vậy, giúp những người đang cô đơn, lạc lõng, “kết nối” lại với thế giới bằng những sợ dây vô hình. Trần Lê Đức (30 tuổi, Hà Nội) tâm sự, hồi bé anh vốn là một đứa trẻ tự ti, nhút nhát không dám bước ra khỏi nhà một mình, đi đâu cũng hoang mang, sợ hãi.

Tuy nhiên, nhờ việc đọc sách anh dần cởi mở, hòa đồng hơn với thế giới bên ngoài: “Tôi bắt đầu với quyển truyện như “Dế Mèn phiêu lưu ký”, “Peter Pan”, “Alice ở xứ sở thần tiên”,... Kể từ lúc đó, tôi bắt đầu tò mò về từng gốc cây, ngọn cỏ trong cuộc sống này. Tôi nghĩ rằng ở đâu cũng sẽ ẩn dấu những thế giới thần tiên diệu kỳ, cho nên, tôi bắt đầu ra ngoài làm quen với bạn bè và dần trở thành người “chỉ huy nhỏ” hướng dẫn các bạn tìm kiếm những kho báu hay, vùng đất lạ”.

Lê Đức cho rằng, việc đọc sách kích thích sức sáng tạo của anh giúp anh trở thành một người hấp dẫn, lôi cuốn trong mắt bạn bè lúc bấy giờ: “Những người bạn cũ khi gặp lại tôi thường nhớ đến câu chuyện hấp dẫn, kỳ ảo mà tôi kể trước đây. Đến giờ, tôi cũng là một kiến trúc sư xây dựng những ngôi nhà trong mơ”.

Nguyễn Minh Anh (25 tuổi, Berlin, Đức) chia sẻ: “Tôi sang nước ngoài du học và làm việc được bốn năm. Có những khoảng thời gian, tôi “thèm” được nghe tiếng mẹ đẻ hoặc nói chuyện với người Việt do cô đơn, lạc lõng nơi xứ người. Những lúc đó, tôi thường đọc tập truyện ngắn của Thạch Lam, Tô Hoài, Nguyễn Nhật Ánh,... Khi đọc, tôi cảm thấy gần gũi với ngôi nhà ở quê của mình, “sống lại” trong vòng tay ấm áp, yêu thương của gia đình, bạn bè. Từng câu chữ tựa như đang vỗ về, an ủi tôi lúc khó khăn, buồn bã”.

Minh Anh chia sẻ, việc đọc sách vừa giúp cô tạm quên đi nỗi cô đơn, đồng thời khiến cô thay đổi góc nhìn mới, thoát khỏi căn bệnh trầm cảm đang “lăm le, đe dọa” mỗi ngày. Cô nói: “Mỗi nhân vật trong sách đều có khó khăn, biến cố phải vượt qua. Sau khi đọc xong một cuốn sách, tôi biết rằng cuộc đời con người ai cũng có lúc thăng, lúc trầm, nên tôi đã bắt đầu suy nghĩ tích cực và dần thích nghi với môi trường mới”.

Việc đọc sách mỗi ngày giúp gia tăng tuổi thọ của con người. (Ảnh minh họa, nguồn: Vinwonder)

Việc đọc sách mỗi ngày giúp gia tăng tuổi thọ của con người. (Ảnh minh họa, nguồn: Vinwonder)

Thực tế, sách là một đường biên giới vô tận cho sức sáng tạo của con người. Thông qua những trang sách thế giới trở nên kỳ diệu hơn, sinh động, đặc sắc hơn. Khiến con người có những góc nhìn mới mẻ về cuộc sống bình thường vốn có. Đặc biệt, sách sử dụng ngôn ngữ để truyền tải nội dung. Vì vậy, mỗi người đọc đang tự đối thoại, nói chuyện với tác giả, nhân vật và ngay chính bản thân của mình. Không sai khi có người cho rằng càng đọc sách, trí tuệ con người càng được rèn dũa sắc bén, thông minh hơn.

Phạm Tố Linh (35 tuổi, TP HCM) cho biết, anh đang là một nhân viên PR sản phẩm, nhờ đọc sách, anh nâng cao vốn từ vựng, kiến thức lên rất nhiều: “Mỗi cuốn sách đều cung cấp nhiều tư liệu hữu ích, giúp tôi theo kịp các dòng sự kiện, các nghiên cứu, thành tựu khoa học kỹ thuật của thời đại”.

Linh cho biết, anh thường mua các sách về kinh tế, công nghệ tin học, khoa học để có thêm vốn hiểu biết phục vụ cho công việc: “Đối tượng khách hàng của tôi là những người có học thức, ngoài việc bán hàng, giới thiệu sản phẩm, tôi còn thường xuyên trò chuyện, trao đổi với họ về lĩnh vực như truyền thông, tin học, kinh tế, chính trị,... để tạo dựng mối quan hệ thân thiết”.

Cuối cùng, việc đọc sách dù cho chúng ta bao nhiêu kiến thức, bao nhiêu kỹ năng, cũng phải hướng đến một mục đích cao đẹp, đó là khơi dậy tình yêu thương, đồng cảm giữa người với người. Thực tế, những cuốn sách như vậy thường có giá trị lâu bền và đem lại lợi ích to lớn cho người đọc. Lấy ví dụ, tại sao nhà văn Victor Hugo lại có một vị trí đứng không thể phai mờ trên văn đàn thế giới, thậm chí còn có một con đường riêng mang tên ông ở Pháp. Vì thơ văn của ông là những lời yêu thương mãnh liệt trao tặng cho cuộc đời này.

Lê Quang Linh (25 tuổi, Hà Nội) cho biết, mỗi quyển sách giúp anh kết nối nhiều hơn với thế giới vô tận này: “Lược sử loài người (Homo Sapiens) giúp tôi trân trọng mọi sinh vật trên trái đất. “Đắc nhân tâm” dạy tôi cách ứng xử với mọi người. “Lịch sử triết học thế giới” cho tôi biết vô vàn các “ngóc ngách” trong suy nghĩ của con người,...”.

Anh chia sẻ, anh không dùng những kiến thức đã học để làm lợi cho bản thân, mà vẻ đẹp tuyệt vời nhất đối với Linh đó là sử dụng các tri thức ấy làm cho người xung quanh mình hạnh phúc, trân trọng từng khoảnh khắc sống: “Cho là còn có mất đâu, đặc biệt là cho đi kiến thức”.

Kiến tạo một lối sống lành mạnh

Việc đọc sách không chỉ giúp con người kết nối với thế giới mà còn có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe tinh thần, thể chất của mỗi người. Tạp chí Real Simple dẫn kết quả nghiên cứu quy mô lớn kéo dài 12 năm do nhóm học giả từ Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Yale (Mỹ) thực hiện, được công bố trên tập san Social

Science & Medicine (tạm dịch: Khoa học xã hội & Y học), chỉ ra rằng đọc sách nhiều sẽ giảm đáng kể khả năng tử vong khi họ già đi và kéo dài tuổi thọ. Các nhà nghiên cứu đã giải thích rằng đọc sách có thể giúp duy trì các kết nối thần kinh tốt hơn, kích hoạt bộ não tạo bộ hoạt động từ đó giúp máu lưu thông, cải thiện sức khỏe trí óc, ngăn ngừa chứng mất trí nhớ và suy giảm nhận thức.

Kết quả cho thấy rất thú vị khi những người đọc sách khoảng 30 phút/ ngày sẽ có khả năng sống lâu hơn những người ít đọc sách khoảng 23 tháng. Tinh thần, tâm trí của họ cũng lạc quan, yêu đời và tự tin hơn. Đặc biệt, theo nghiên cứu trên tuổi thọ được tăng lên theo số lượng thời gian đọc sách mỗi ngày.

Trong thế giới của sách, mọi người dễ dàng đồng cảm với nhau. (Nguồn: iViVu.com)

Trong thế giới của sách, mọi người dễ dàng đồng cảm với nhau. (Nguồn: iViVu.com)

Trên thế giới, câu chuyện của cụ bà Kuttiyamma hơn 100 tuổi sống ở làng Thiruvanchoor, Kerala (Ấn Độ) đã truyền cảm hứng đọc mạnh mẽ đến nhiều người trên thế giới vào năm 2021. Được biết, bà sinh ra trong một gia đình nông thôn nghèo nên thời bé không biết chữ. Với ham muốn được đọc các thông tin, khi trưởng thành bà đã đi học chữ. Từ đó cho đến khi về già, mỗi sáng, bà đều dành hai giờ đồng hồ vùi đầu vào đọc và cập nhật thông tin về những gì đang diễn ra. Nhờ chăm chỉ đọc sách, bà có một vốn tri thức và trí nhớ tuyệt vời ở độ tuổi “thượng thọ”.

Đặc biệt, theo một nghiên cứu tại Đại học Sussex của Anh cho biết, hơn 68% số người tham gia trả lời đọc sách giúp họ thư giãn, nghỉ ngơi sau một ngày làm việc học tập, căng thẳng, vất vả. Khi chúng ta tập trung vào một câu chuyện, thông tin thú vị sẽ kích thích cơ thể gia tăng những hormone hạnh phúc, cải thiện tâm trạng, sức khỏe mỗi người.

Phạm Thị Quỳnh (28 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi thích đọc những câu chuyện phiêu lưu, lãng mạn như Marc Levy, Guillaume Musso, Julia Quinn,... Mỗi lần đọc đến đoạn gay cấn tôi đều hồi hộp dõi theo, đến đoạn lãng mạn thì cùng hạnh phúc, yêu với nhân vật. Sống theo cảm xúc lãng mạn, vui vẻ của các nhân vật khiến tôi “nạp” lại năng lượng sau những ngày làm việc vất vả”.

Đọc sách hiện nay là một cách để loại bỏ những thói quen xấu, làm mới lại bản thân. Như ở Việt Nam, nhiều phụ huynh đã rèn luyện cho con cái đọc sách từ khi còn bé, tạo nên những thói quen lành mạnh cho các em. Phương pháp này sử dụng những quyển sách hay có thể là truyện chữ, truyện tranh nhằm kích thích sự hứng thú đọc, giúp các em hạn chế sử dụng điện thoại, mạng xã hội.

Chị Ngọc Quỳnh (50 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) cho biết, chị có hai con đang trong độ tuổi đi học, thời gian sống “ảo” trên mạng xã hội của các em rất ít: “Ngay từ nhỏ tôi đã cho các cháu đọc sách báo phù hợp với lứa tuổi. Bắt đầu từ truyện cổ tích, thần thoại trên thế giới bằng tranh ảnh để khuyến khích các cháu đọc. Đến nay, sau hơn mười hai năm, các con của tôi đều có thói quen đọc sách mỗi tuần, mỗi tháng, các cháu không chơi điện thoại nhiều như bạn bè đồng trang lứa”.

Đọc thêm

Bức tranh 'Chiến dịch Điện Biên Phủ' rộng 3.000m2 đến với người dân thủ đô bằng công nghệ 3D mapping

Bức tranh 'Chiến dịch Điện Biên Phủ' rộng 3.000m2 đến với người dân thủ đô bằng công nghệ 3D mapping
(PLVN) - Từ tối 3/5 đến hết ngày 7/5/2024, người dân Hà Nội có thể chiêm ngưỡng bức tranh panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ” tại khu vực tượng đài Cảm tử (41 Hàng Dầu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đây là bức tranh tròn quy mô lớn nhất Đông Nam Á và là một trong những bức tranh đề tài chiến tranh lớn nhất thế giới.

Đà Nẵng tăng cường thu hút khách du lịch MICE 2024

Chào đón đoàn khách MICE đến Đà Nẵng năm 2024.
(PLVN) - Nhằm góp phần phục hồi ngành du lịch, với kỳ vọng định vị Đà Nẵng là điểm đến hàng đầu về du lịch MICE trong khu vực Đông Nam Á, thành phố này tiếp tục triển khai Chương trình xúc tiến thu hút khách du lịch MICE trong năm 2024.

Độc đáo bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn ở Hải Dương

Tam quan chùa Côn Sơn.
(PLVN) - Không những có giá trị đặc biệt về lịch sử, bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn (phường Cộng Hòa, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương) là tác phẩm nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một phong cách, một thời kỳ. Với những giá trị đặc sắc, bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn đã được công nhận là Bảo vật quốc gia vào tháng 01/2024.