Phiên xử bị cáo Đỗ Hữu Ca: "Vợ Đước đến nhà tôi khóc lóc nhờ giúp lo cho chồng"

Phiên xử diễn ra tại TAND tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: Đông Bắc)
Phiên xử diễn ra tại TAND tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: Đông Bắc)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hôm qua (10/4), TAND Quảng Ninh mở phiên sơ thẩm bị cáo Trương Xuân Đước cùng 12 bị cáo về các tội "Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Trốn thuế". Trong vụ án này, ông Đỗ Hữu Ca (cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng) bị truy tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Dự kiến, phiên tòa diễn ra đến 12/4/2024.

Bị cáo Ca đã nộp lại toàn bộ số tiền tang vật

Theo cáo trạng, từ 2005 - 2023, Trương Xuân Đước (SN 1971, ngụ TP Hải Phòng) và Nguyễn Ngọc Anh (SN 1979, vợ Đước) đã lập 26 Cty để hoạt động mua bán trái phép 15.674 hóa đơn, thu lợi bất chính hơn 41 tỉ đồng.

Khoảng tháng 8/2021, Đước biết Nguyễn Đình Đương được phân công, bổ nhiệm làm Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện Cát Hải (Hải Phòng) nên nhờ Đương giúp trong lĩnh vực quản lý thuế với một số Cty mình sẽ thành lập để mua bán trái phép hóa đơn trên huyện Cát Hải.

Sau đó, Đước thành lập Cty TNHH Phát triển Thương mại Vận tải Phương Bắc (trụ xã Văn Phong, huyện Cát Hải). Đến kỳ kê khai thuế đầu tiên của Cty Phương Bắc (quý III/2021), Đỗ Thanh Hoài, Đội phó Đội kiểm tra thuế Chi cục Thuế Cát Hải báo cáo Đương về việc Cty này mới thành lập, kê khai thuế lần đầu mà giá trị hàng hóa dịch vụ bán ra cao bất thường (hơn 24 tỉ đồng, chưa tính thuế VAT).

Lúc này, Đương nói Cty Phương Bắc là Đước thành lập, quản lý, điều hành để hoạt động mua bán trái phép hóa đơn và chỉ đạo Hoài tạo điều kiện trong hoạt động quản lý thuế. Đương đưa số điện thoại và chỉ đạo Hoài gọi Đước đến để xử lý việc kê khai thuế cao bất thường của Cty Phương Bắc. Khi Đước cùng vợ đến phòng làm việc, Đương gọi Hoài đến chỉ đạo Hoài hướng dẫn cách thức kê khai thuế để không bị phát hiện hoạt động mua bán trái phép hóa đơn.

Theo đó, Hoài trao đổi yêu cầu vợ chồng Đước, Ngọc Anh thực hiện kê khai thuế hàng tháng phát sinh giao dịch hàng hóa, dịch vụ bán ra thấp xuống so với thực tế tổng số hóa đơn trái phép đã xuất cho khách hàng từ 3 - 4 tỉ đồng/tháng để tránh bị nghi ngờ.

Vợ chồng Đước phải chi phí số tiền là 50 triệu đồng và hàng tháng trả cho Đương và Hoài theo tỉ lệ 3 triệu/1 tỉ đồng giá trị giao dịch hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn (chưa tính thuế VAT). Cùng với đó, vợ chồng Đước phải điều chỉnh, nộp tờ khai thuế bổ sung quý III/2021 của Cty Phương Bắc giảm xuống theo yêu cầu trên.

Thống nhất cách thức trên, vợ chồng Đước giao kế toán Vũ Thị Hiền điều chỉnh, nộp tờ khai bổ sung quý III/2021 của Cty, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra sau khi điều chỉnh là hơn 8 tỉ đồng (chưa tính thuế VAT).

Quá trình gặp gỡ, vợ chồng Đước đã đưa 50 triệu đồng cho Đương và 20 triệu đồng cho Hoài để “cảm ơn”.

Tiếp tục, tháng 10/2021, vợ chồng Đước thành lập thêm Cty CP Xây dựng Thăng Long Hải Phòng và Cty TNHH Phát triển Thương mại Xây dựng Nguyễn Gia.

Từ tháng 8/2021 - 8/2022, Đước và Ngọc Anh đã đưa cho Đương và Hoài 362 triệu đồng; trong đó 292 triệu đồng được Hoài quản lý, sử dụng để tiếp khách và chi phí cho các hoạt động chung của Chi cục Thuế theo chỉ đạo của Đương, song không có giấy tờ, sổ sách theo dõi.

Với hành vi trên, Đương, Hoài bị truy tố về tội “Nhận hối lộ”.

Tháng 10/2022, Trương Văn Nam (cháu Đước) bị Công an Quảng Ninh bắt về hành vi mua bán trái phép hóa đơn, đồng thời mở rộng điều tra vụ việc. Đước bỏ trốn và nói vợ đến gặp ông Đỗ Hữu Ca (nguyên Giám đốc Công an TP Hải Phòng, đã nghỉ hưu, ở Hải Phòng) để nhờ “chạy tội”. Ông Ca bị cho là yêu cầu vợ chồng Ngọc Anh chuẩn bị số tiền bằng 10% doanh thu bán ra hóa đơn trái phép (tương đương 20 tỉ đồng) và một số tiền “tiêu cực phí”.

Từ cuối tháng 10/2022 đến tháng 12/2022, vợ chồng Đước đã 4 lần đến gặp và đưa tổng cộng 35 tỉ đồng.

Ngày 3/2/2023, Đước bị Công an Quảng Ninh bắt giữ. Ngày 7/2/2023, Ngọc Anh bị bắt. Ngày 18/2/2023, ông Ca bị Công an Quảng Ninh khởi tố, bắt tạm giam về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Ông Ca thừa nhận Đước và Ngọc Anh 4 lần chủ động đến mang tiền để vào phòng ngủ tầng 1. Bản thân ông Ca đã nghỉ hưu, các mối quan hệ không còn nhiều, không còn khả năng “chạy tội” cho Đước. Ông Ca đã chủ động nộp lại 35 tỉ.

“Khi CQĐT đến khám nhà, kiểm đếm thì tôi mới biết là 35 tỉ”

Cũng trong phiên xử hôm qua, Chủ tọa phiên toà đã thẩm vấn bị cáo Ca; bị cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt 35 tỉ của vợ chồng Đước. Ông Ca khai “quan điểm của bị cáo là cứu Đước nhưng phải theo đúng quy định, đã lấy tiền của Nhà nước là phải bồi hoàn thiệt hại để nhận được sự khoan hồng”.

“Vợ Đước đến nhà tôi khóc lóc nhờ giúp lo cho chồng. Đem tiền đến để nhà tôi vội vội vàng vàng như chạy loạn, chỉ nói “Anh cất tiền đi cho em”. Tôi không hề nói với Ngọc Anh là đem 20 tỉ để “chạy tội” cho Đước. Tôi cũng không nói mang số tiền đó tới nhà tôi. Tôi đã lầm tưởng tiền đó là tiền gửi để khắc phục hậu quả mà không hỏi rõ để làm gì… Đây là sai lầm của tôi khiến tôi bị cáo buộc tiếp nhận lo việc “chạy án” cho Đước. Nếu Đước khai tiền chạy án 35 tỉ thì lại có khoản “tiêu cực phí” nữa là vô lý. Tiền vẫn để nguyên trong bao tải, khi CQĐT đến khám nhà, kiểm đếm thì tôi mới biết là 35 tỉ”, bị cáo Ca khai.

Khi được hỏi về việc truy tố về tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, bị cáo Ca cho rằng: “Tôi chỉ giữ tiền cho Đước, không có ý định lừa đảo hay chiếm đoạt của Đước. Tôi xin chịu trách nhiệm về số tiền này. Toà xử tôi như nào thì tôi sẽ chấp nhận như thế. Tôi nhận tiền là có vi phạm nhưng đề nghị xem xét về ý thức nhận tiền và động cơ có chiếm đoạt hay không, vì trong suy nghĩ của tôi, tôi không chiếm đoạt…”.

Trong phần thẩm vấn, liên quan phần tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của ông Ca, LS bào chữa cho bị cáo Ca đề nghị HĐXX cho thẩm vấn bị cáo Đước và Ngọc Anh để làm rõ nội dung trong những lời khai tại CQĐT nhưng chưa được thể hiện nội dung trong Cáo trạng. Tuy nhiên, bị cáo Đước và Ngọc Anh từ chối trả lời về nội dung thẩm vấn của LS về nội dung “với Cty sai phạm về mua bán trái phép hoá đơn này thì phải khắc phục 10% trên doanh thu…”.

LS nêu câu hỏi: “Vậy ý nghĩa của từ khắc phục này là gì” - khắc phục được hiểu theo cách nào?”. Bị cáo Ngọc Anh nói “tôi đau đầu, tôi không muốn nói”.

Trước ngày TAND tỉnh Quảng Ninh mở phiên xử, nhiều tổ chức, cá nhân đã có đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng Đỗ Hữu Ca.

Thẩm phán Bùi Văn Tuấn (Chủ tọa phiên tòa) thông tin, TAND tỉnh Quảng Ninh đã nhận được đơn của nhiều cơ quan xin giảm nhẹ hình phạt cho ông Đỗ Hữu Ca: một số cơ quan nơi ông Ca từng công tác, chính quyền địa phương nơi ông Ca sinh sống. Lý do là ông Ca có nhiều thành tích, đóng góp, giữ gìn, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội cho TP Hải Phòng trong hơn 40 năm công tác trong lực lượng CAND...

Đọc thêm

Vụ án tại Trung tâm R&D thuộc BQL Khu CNC TP HCM: Cựu lãnh đạo Sở KH&ĐT nhận tiền tỷ khi duyệt dự án

Bị cáo Minh tại một phiên tòa hồi tháng 7/2024. (Ảnh: Hải Duyên)
(PLVN) - Dự kiến từ ngày 15/1, TAND TP HCM sẽ đưa bị cáo Trần Thị Bình Minh (cựu PGĐ Sở KH&ĐT), Phan Tất Thắng (cựu Phó phòng Kinh tế) ra xét xử về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ trong vụ án xảy ra tại Trung tâm nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao (Trung tâm R&D) thuộc Ban Quản lý Khu công nghệ cao (BQLKCNC) TP HCM và các đơn vị liên quan.

Từ bạn tù đến đồng bọn ma túy, bộ ba lĩnh án chung thân

Các bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 10/1, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án mua bán trái phép chất ma túy đối với 3 bị cáo: Nguyễn Phú Long Thành (SN 1976, trú phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP. Hà Nội); Vi Xuân Hoài (SN 1954, trú xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) và Kha Văn Minh (SN 1977, trú xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An).

Phúc thẩm vụ án 'thuê người đánh ghen' ở Bến Tre

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Ngày 7/1/2025, TAND tỉnh Bến Tre mở phiên xử phúc thẩm với các bị cáo Lê Thị Trang (SN 1982), Phạm Thành Lộc (SN 1998), Đinh Văn Chăng (SN 2004), Lê Đoàn Thiên Phúc (SN 2004) và Đinh Văn Hùng (SN 1978) cùng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích”.

Bắt tạm giam chủ Mái ấm Hoa Hồng (TP HCM)

Tống đạt các quyết định tố tụng với hai bị can. (Ảnh: Công an cung cấp)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM mới ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam với Giáp Thị Sông Hương (51 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng tại quận 12) và quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bà Trang Mỹ Nhanh (72 tuổi, ngụ quận 12; bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng) để điều tra hành vi "Hành hạ người khác".

Dùng dao chém mẹ vợ, con rể lãnh 9 năm tù

Bị cáo gần tại phiên tòa.
(PLVN) - Cuối phiên xử sơ thẩm ngày 2/1/2025, TAND tỉnh Kiên Giang tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Gần (SN 1975, ngụ xã Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang), 9 năm tù về tội "Giết người". Nạn nhân trong vụ án này là bà Trần Thị Tư (mẹ vợ của bị cáo).

Phạt tù 4 bị cáo chiếm đoạt hơn 300 triệu đồng của người dân qua mạng điện thoại

Các bị cáo Tài, Chương (hàng đầu), Thái và Phúc (hàng thứ 2) (từ trái sang) tại phiên tòa
(PLVN) - Ngày 23/12, TAND tỉnh Kiên Giang mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án đối với các bị cáo gồm Nguyễn Thông Thái (SN 1995), Dương Văn Tài (SN 2000), Trương Hán Chương (SN 2000) và Hồ Minh Phúc (SN 1995) về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản". Các bị cáo cùng ngụ TP HCM.