Phiên tòa cuối của cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra

 Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluch Shinawatra.
Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluch Shinawatra.
(PLO) -Để đảm bảo an ninh trật tự tại phiên tòa cuối cùng xét xử cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra dự kiến diễn ra vào ngày 7 và 21-7, Tư lệnh Lục quân, Đại tướng Chalermchai Sitthisart cho biết, quân đội sẽ hỗ trợ cảnh sát trong vấn đề này. 

Nữ cựu Thủ tướng đang phải đối mặt với những cáo buộc xung quanh chương trình trợ giá gạo gây tranh cãi. Nếu bị tuyên có tội, bà Yingluck Shinawatra có khả năng phải đối mặt với án tù nhiều năm.

Cuộc chiến pháp lý

Trước đó, bà Yingluck Shinawatra bị tuyên phải bồi thường 35,7 tỷ baht (hơn 1 tỷ USD) cho các thiệt hại của ngân sách nhà nước ước tính lên tới 500 tỷ baht về chương trình trợ giá gạo kể trên. Cuộc chiến pháp lý của nữ cựu Thủ tướng bắt đầu sau khi bà bị tịch thu nhiều tài sản và phạt với số tiền lên tới 35,7 tỷ baht vì làm thất thoát tiền trong kế hoạch trợ giá gạo cho nông dân. 

Gần nửa năm trước (20-1), nữ cựu Thủ tướng đã đệ đơn kháng án lên Tòa án Hành chính để yêu cầu hủy lệnh bắt bà phải bồi thường 35,7 tỷ baht. Dư luận cho rằng, việc khởi tố và tịch thu tài sản của bà Yingluck Shinawatra là một phần trong kế hoạch triệt tiêu tầm ảnh hưởng của gia đình nhà Shinawatra.

"Đây là một phần sau đảo chính nhằm loại bỏ thách thức từ nhà Shinawatra một lần và mãi mãi", Thitinan Pongsudhirak, giáo sư khoa học chính trị, Đại học Chulalongkorn tuyên bố. Nữ cựu Thủ tướng bị khởi tố sau khi chính phủ của bà bị quân đội lật đổ hồi tháng 5-2014. 

Ngoài án phạt 1 tỷ USD, bà Yingluck Shinawatra còn phải đối mặt với 15 cáo buộc như cấp hộ chiếu cho cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, can thiệp quá mức vào cải tổ quân đội, hỗ trợ bất hợp pháp cho những người bị truy tố về tội phạm chính trị, cho phép Bộ Tài chính vay 350 tỉ baht (10 tỉ USD) để hỗ trợ đề án quản lý nước... 

Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck tại Bangkok
Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck tại Bangkok

Thất thoát từ trợ giá gạo

Hơn 10 ngày trước (26-6), giới truyền thông Thái Lan đưa tin, tiến trình phong tỏa và tịch thu tài sản của nữ cựu Thủ tướng gặp một số trở ngại và chưa thể thực hiện trong thời gian tới. Ba cơ quan thực thi việc này là Cục Thực thi pháp lý, Bộ Tài chính và Ủy ban Chống tham nhũng quốc gia (NACC) cho biết, họ phải đợi hoàn tất các thủ tục trước khi tiến hành phong tỏa tài sản của bà Yingluck Shinawatra.

Phó Thủ tướng Wissanu Krea-ngam tuyên bố, giới chức nước này không thể phong tỏa tài sản của bà Yingluck Shinawatra bởi Cục Thực thi pháp lý không thể xác định được số tài sản nào thuộc về nữ cựu Thủ tướng. Dự kiến việc này có thể tiến hành trong tháng 9-2017. 

Tính đến nay đã có hơn 300 quan chức thuộc Cục Dự trữ và Cục Hỗ trợ tiếp thị cho nông dân cùng nhiều chủ kho và giám sát viên bị xử lý kỷ luật vì các sai phạm liên quan đến chương trình mua tạm trữ gạo.

NACC đang điều tra 986 trường hợp công chức liên quan đến chương trình này, đặc biệt ở khâu dự trữ gạo mua của nông dân. Bộ trưởng Tư pháp Paiboon Komchaya cho biết, đã nhận được danh sách 6.000 quan chức nhà nước bị tình nghi có dính líu đến vụ thất thoát 142 tỷ baht (hơn 4 tỷ USD) vì chương trình trợ giá gạo. 

Gần 1 năm trước (5-8-2016), bà Yingluck Shinawatra đã tự bào chữa trước 9 thẩm phán Tòa án tối cao, trong đó khẳng định chương trình trợ giá gạo được kiểm soát tốt; đồng thời nhấn mạnh, không có nhân chứng nào làm chứng về gian dối trong chương trình trợ giá gạo. 

Theo chương trình trợ giá gạo, Chính phủ Thái Lan khi đó đã mua gạo của nông dân với giá gấp đôi giá thị trường và trữ tại các kho chứa của nhà nước trên toàn quốc. Được biết, cựu Bộ trưởng Thương mại Boonsong Teriyapirom và 21 người, trong đó có quan chức và doanh nhân phải đối mặt với vụ kiện đòi bồi thường vì bị cáo buộc tham gia giao dịch mua bán gạo liên chính phủ giả mạo, với mức thiệt hại khoảng 20 tỷ baht (561 triệu USD)...

Theo giới truyền thông Thái Lan, 38 cựu bộ trưởng và thứ trưởng dưới thời cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva và nữ cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã bị điều tra về hồ sơ thuế.
Tuy nhiên, Tổng Kiểm toán Pisit Leelavachiropas không tiết lộ danh tính các quan chức bị đưa vào “tầm ngắm”. Cựu Phó Thủ tướng Phongthep Thepkanjana dưới thời bà Yingluck Shinawatra có tài sản lên tới 2,9 tỷ baht và nữ cựu Thủ tướng sở hữu khoảng 541 triệu baht. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.