Phiên họp giả định 'Quốc hội trẻ em' lần thứ II năm 2024: 'Nóng' diễn đàn vấn đề bạo lực học đường và thuốc lá thế hệ mới

Ngày 17/8, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức tập huấn đại biểu tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II - năm 2024 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. (Nguồn: ĐTNCSHCM)
Ngày 17/8, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức tập huấn đại biểu tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II - năm 2024 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. (Nguồn: ĐTNCSHCM)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II năm 2024 do Trung ương Đoàn chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tổ chức dự kiến diễn ra từ ngày 27 - 29/9 tại Hà Nội. Trong phiên họp giả định này, đại biểu trẻ em sẽ chất vấn về việc phòng, chống thuốc lá điện tử đối với trẻ em và bạo lực học đường.

Để trả lời chất vấn của đại biểu trẻ em, các “Bộ trưởng trẻ em” sẽ đăng đàn trong phiên họp giả định là Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT, Bộ Công Thương, Bộ TT&TT, Bộ LĐ-TB&XH…

Cả nước tổ chức nhiều hoạt động lắng nghe trẻ em nói

Sau thành công của phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ I năm 2023, Chủ tịch Quốc hội đã đồng ý cho Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương tiếp tục phối hợp với các cơ quan của Quốc hội tổ chức Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II.

Chuẩn bị cho Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II năm 2024, nhiều tỉnh/thành trong cả nước đã tổ chức nhiều hoạt động lắng nghe trẻ em nói. TP HCM là 1 trong 5 tỉnh, thành đầu tiên của cả nước tổ chức định kỳ 2 kỳ họp Hội đồng Trẻ em mỗi năm từ năm 2017. Tính đến nay, TP HCM đã tổ chức thành công 14 kỳ họp Hội đồng Trẻ em. Ngày 20/7, TP HCM đã tổ chức kỳ họp Hội đồng Trẻ em lần thứ 14. Các đại biểu trẻ em đã nêu nhiều ý kiến xoay quanh chủ đề phòng, chống bạo lực học đường, tác hại của thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường.

Ngày 30/7, Hội đồng Trẻ em tỉnh Bến Tre đã tổ chức kỳ họp Hội đồng Trẻ em tỉnh lần thứ II năm 2024 với sự tham gia của thành viên Hội đồng Trẻ em tỉnh và mở rộng đến thành viên Hội đồng Trẻ em cấp huyện, để chuẩn bị cho Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II năm 2024. Đại biểu Hội đồng Trẻ em trên địa bàn tỉnh đề xuất nhiều giải pháp liên quan đến cơ chế bảo vệ trẻ em như: tiếp tục thực hiện chặt chẽ công tác giám sát các vấn đề liên quan đến trẻ em; triển khai các chương trình nâng cao nhận thức trẻ em; đề xuất quy định cụ thể đối tượng sử dụng các loại thực phẩm có sử dụng chất kích thích có trong các loại thực phẩm, thức uống, góp phần tạo môi trường lành mạnh, an toàn cho trẻ em…

Tính đến ngày 26/7, 56/63 Hội đồng Đội các tỉnh, thành phố đã gửi hồ sơ đại biểu tham dự Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II năm 2024 về Hội đồng Đội Trung ương. Lâm Đồng là tỉnh có số lượng đại biểu tham gia tương đối nhiều so với các địa phương khác với 6 em. Ngày 17/9, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn - Hội Đồng đội tỉnh Lâm Đồng tổ chức buổi gặp mặt giữa các ĐBQH khoá XV tỉnh để chia sẻ kinh nghiệm, tập huấn cho đại biểu Lâm Đồng chuẩn bị tham gia phiên họp giả định.

Tỉnh Bình Thuận được Hội đồng Đội Trung ương chọn 6 đại biểu thiếu nhi chính thức, đại diện cho hơn 300.000 các em đội viên trên toàn tỉnh tham dự phiên họp giả định. Ngày 17/9, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận phối hợp Tỉnh đoàn, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức buổi gặp mặt, chia sẻ và tập huấn cho Đoàn đại biểu thiếu nhi tham gia phiên họp giả định về 2 chủ đề chính thức của phiên họp: Phòng, chống bạo lực học đường, tạo môi trường an toàn cho trẻ em; phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường...

Hai chủ đề rất được trẻ em quan tâm

Có thể nói, Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” là một trong những mô hình hết sức đặc biệt của Trung ương Đoàn thực hiện nhiệm vụ đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em. “Những điều các em thể hiện tại phiên họp được các cấp, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận, chỉ đạo các Bộ, ban, ngành, trong thời gian tới luôn bảo đảm quyền trẻ em trong quá trình xây dựng luật”, theo Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Phạm Duy Trang.

Cũng theo bà Nguyễn Phạm Duy Trang, thông qua khảo sát trẻ em và phụ huynh, Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II năm 2024 chọn hai chủ đề: Phòng, chống bạo lực học đường và Phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích, nhất là trong môi trường học đường. Đây là chủ đề trẻ em quan tâm vì gắn với đời sống, học tập, sinh hoạt của các em, đồng thời cũng là vấn đề các cấp, các ngành quan tâm trong thời gian qua.

Chiều ngày 9/9/2024 tại Hà Nội đã diễn ra buổi làm việc giữa Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương với Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT về công tác chuẩn bị phiên họp giả định. Theo bà Nguyễn Phạm Duy Trang, năm nay phiên họp có điểm mới là có phần chất vấn về hai chủ đề được đưa ra. Trong đó, các Bộ trưởng trẻ em giả định của hai Bộ là Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế sẽ có giải trình. Ngoài ra sẽ có ý kiến của các Bộ trưởng trẻ em giả định là Bộ TT&TT, Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ LĐ-TB&XH… Bên cạnh đó, hai Bộ trưởng đương nhiệm của Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế cũng được mời trả lời, trao đổi về vấn đề các em quan tâm.

Tại buổi làm việc, GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế rất vui mừng khi trẻ em quan tâm đến tác hại của thuốc lá và ảnh hưởng của thuốc lá tới sức khỏe. “Việc hít phải khói thuốc còn độc hại hơn người hút. Tuy nhiên, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá hiện nay đã không bao phủ hết, trong đó có việc thuốc lá mới, thuốc lá điện tử… có tác hại không khác gì thuốc lá thường và còn nguy hiểm khi sử dụng như có thể gây cháy nổ” - theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho rằng rất cần Nghị quyết của Quốc hội về việc cấm lưu hành, cấm sản xuất, sử dụng các loại thuốc lá mới. Qua Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”, mong muốn công tác này sớm được thúc đẩy, để bảo vệ trẻ em tránh được tác hại của thuốc lá.

Từ góc độ Bộ GD&ĐT, về vấn đề dạy kỹ năng cho học sinh - một trong những giải pháp phòng, chống bạo lực học đường, ông Nguyễn Xuân An Việt - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh sinh viên, Bộ GD&ĐT đồng ý với một số đề xuất của các em về việc cần tăng cường các buổi học kỹ năng cho học sinh. Theo ông Nguyễn Xuân An Việt, cần có sự phối hợp giữa gia đình và xã hội, đặc biệt là sự vào cuộc của chính quyền địa phương trong quản lý các trung tâm giáo dục kỹ năng, để bảo đảm có đủ chất lượng khi dạy các em học sinh...

Sáng nay - 23/9, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức họp báo thông tin về Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II năm 2024 sẽ diễn ra trong các ngày từ 27 - 29/9/2024.

Đọc thêm

Tìm người thân cho bé trai đi lạc ở Hà Nội

Nhận lại con, chị H rất xúc động, biết ơn các cán bộ chiến sĩ Đội Cảnh sát giao thông số 4, Công an TP Hà Nội.
(PLVN) - Phát hiện bé trai 10 tuổi đi lạc, không thể nói chuyện, cán bộ, chiến sĩ Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 4 (Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội) đã nỗ lực nhiều giờ tìm người thân cho cháu...

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Hành động cấp bách bảo vệ động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng

Việc buôn bán trái phép các loài ngoại lai là mối đe dọa tiềm ẩn với đa dạng sinh học và sức khỏe con người. (Nguồn: ENV)
(PLVN) - Là nội dung tập tài liệu thường niên vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) ra mắt nhằm đánh giá và xác định những vấn đề cấp bách cần được ưu tiên để xử lý hiệu quả tình trạng buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép, góp phần bảo vệ các quần thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm và từng bước xóa bỏ vai trò của Việt Nam trong mạng lưới buôn bán ĐVHD trái phép toàn cầu.

'Tiếp lửa' để phụ nữ dân tộc thiểu số vươn lên làm giàu

Chị Lý Thị Nga - Giải Nhất Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp năm 2024. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tin từ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, qua hơn 6 năm triển khai Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025”, đã có trên 80.000 ý tưởng kinh doanh của phụ nữ được hỗ trợ; trên 70.000 phụ nữ mạnh dạn khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp; gần 5.000 tổ hợp tác/hợp tác xã do phụ nữ quản lý được thành lập; hơn 60.000 doanh nghiệp của phụ nữ mới thành lập được tư vấn nâng cao năng lực, hỗ trợ kết nối các nguồn lực để phát triển.

Nhiệm vụ trọng tâm đổi mới giáo dục

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là chuyện lớn của quốc gia, Đảng và Nhà nước luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, ngày 15/9/1945”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.