Phi vụ không tưởng của kẻ giả cảnh sát “cuỗm” trọn 300 triệu Yên

Cảnh sát tiến hành điều tra vụ cướp
Cảnh sát tiến hành điều tra vụ cướp
(PLO) - “Vụ cướp 300 triệu yên” là tên gọi một vụ án cướp tiền ngân hàng lớn nhất trong lịch sử đất nước mặt trời mọc, xảy ra vào ngày 10/12/1978 tại thủ đô Tokyo (Nhật Bản). Bất chấp việc thu thập được tới 120 bằng chứng các loại tại hiện trường, cảnh sát vẫn không thể đi xa hơn trong việc điều tra, tìm ra hung thủ.

Lá thư nặc danh

Sự vụ bắt đầu vào đầu tháng 10/1968, Ngân hàng Nihon Shintaku Ginko (Nhật Bản) bỗng nhận được lá thư đe dọa nặc danh từ kẻ lạ. Người này khẳng định sẽ đánh bom nhà riêng của giám đốc chi nhánh ngân hàng nếu không nhận được khoản tiền gần 300 triệu yên (tương đương 817.000 USD vào thời đó, 2 tỉ yên hiện nay, khoảng 408 tỉ đồng).

Để chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với những tình huống xấu nhất, một lực lượng lớn cảnh sát đã được huy động nhằm bảo vệ sự an toàn cho vị giám đốc này. Sở cảnh sát cắt cử người theo dõi ngôi nhà cả ngày lẫn đêm. Tuy nhiên, động thái im ắng của kẻ đe dọa trong suốt những ngày sau đã khiến cơ quan chức năng cho rằng đây chỉ là một trò đùa không hơn không kém. 

Khoảng 9h30 sáng ngày 10/12/1968, 4 nhân viên của ngân hàng Nihon Shintaku Ginko theo xe chở tiền có nhiệm vụ chuyển 300 triệu yên (đến giao cho một xí nghiệp của Hãng Toshiba tại quận Fuchu. Số cảnh vệ đi theo bảo vệ xe gấp đôi bình thường. 

Khi ô tô đi được nửa đường thì một chiếc xe máy của cảnh sát tiến tới, ép ô tô vào sát vỉa hè gần nhà tù Tokyo Fuchu. Người điều khiển xe ăn mặc giống một sĩ quan trẻ, thông báo với nhân viên ngân hàng rằng nhà của giám đốc ngân hàng đã bị bom “thổi bay”.

Cơ quan chức năng đang nghi ngờ chiếc xe chở tiền có thể sẽ là mục tiêu tấn công tiếp theo của bọn cướp. Không chút nghi ngờ, 4 nhân viên ngân hàng bước xuống để anh chàng cảnh sát trẻ kia kiểm tra gầm xe. 

Một lúc sau, lửa và khói đột ngột xuất hiện từ dưới gần. Viên cảnh sát cuộn tròn người lại, hét lên rằng quả bom sắp phát nổ. 4 người kia hoảng sợ, chạy thật nhanh về phía góc đường. Chỉ chờ có thế, người cảnh sát này bình tĩnh bước lên xe, vặn chìa khóa và lái xe đi mất. Mãi lúc sau, 4 nhân viên chạy lại mới tá hỏa, biết mình đã ăn phải một cú lừa ngoạn mục.

Tìm ra kẻ trộm bí ẩn

Cảnh sát nhanh chóng tiến hành điều tra, theo đó không hề có quả bom nào gắn trên xe. Khói báo động giả được gắn dưới mặt đường đã cháy xém. Căn nhà của giám đốc vẫn trong tình trạng an toàn và không có chứng cứ cho thấy bị đe dọa. Tuy nhiên, số tiền 300 triệu yên đã “không cánh mà bay”, bằng chiêu thức hết sức đơn giản bởi kẻ giả mạo cảnh sát và những tin đồn thất thiệt.

Một khoảng thời gian tích cực truy tìm manh mối, cảnh sát nhận thấy tên trộm khá khôn ngoan khi đã vứt xe tải chở tiền ở giữa đường, xách vali kim loại chứa 300 triệu yên lên một chiếc xe bị đánh cắp khác. Tên này như con rắn lột xác, liên tục đổi phương tiện di chuyển cho tới khi mất hút không còn dấu vết. 

Tại hiện trường, cảnh sát thu thập được tới 120 chứng cứ các loại nhưng họ vẫn bó tay khi không thấy bất kì sự liên hệ tới loại người cụ thể nào. Chiếc xe mô tô cảnh sát giả được sơn trắng, những bằng chứng còn lại được phân tán rải rác và đều là vật dụng thường ngày, chẳng có gì đặc biệt.

Đến ngày 20/12/1978, cảnh sát tạm giữ một thanh niên 21 tuổi, là con của một nhân viên cảnh sát đương nhiệm sở hữu chiếc xe mô tô kia, nghi vấn chính là tên cướp tiền ngân hàng. Thế nhưng cuộc điều tra của cảnh sát bị gián đoạn khi kẻ tình nghi bất ngờ tự tử bằng độc dược potassium cyanide vào ngày 27/12/1978. 

Nhiều kết luận cho rằng người này vô tội vì anh ta không có biểu hiện giống người vừa trộm được 300 triệu yên, cũng không biết chút nào về phương thức, trình tự làm việc của cảnh sát. Cái chết của anh có thể là tự tử do không chịu được những chỉ trích buộc tội.

Bên cạnh đó, mặc dù thiếu bằng chứng ngoại phạm khi vụ án diễn ra nhưng cảnh sát cũng không thể tìm thấy số tiền 300 triệu yên ở bất kì nơi đâu. Chàng trai này được miễn truy tố vì qua đời.

Cho đến tháng 12/1998, tức là 20 năm sau khi xảy ra vụ cướp 300 triệu yên tiền ngân hàng, cảnh sát đã huy động đến 170.000 lượt các nhân viên cảnh sát, sử dụng 780.000 hình ảnh các loại, kể cả phác thảo chân dung của thủ phạm, để phục vụ công tác điều tra.

110.000 người dân khắp lãnh thổ Nhật được liệt vào danh sách nghi vấn là thủ phạm đã được theo dõi, lập hồ sơ, trong đó có 1/3 đã được gọi, thậm chí tạm giữ để thẩm vấn.

Phác thảo chân dung tên cướp giả mạo cảnh sát chặn xe chở tiền của Nihon Shintaku Ginko năm 1968.
Phác thảo chân dung tên cướp giả mạo cảnh sát chặn xe chở tiền của Nihon Shintaku Ginko năm 1968.

Theo quy định của luật pháp Nhật Bán, một trọng án được điều tra trong vòng 20 năm nhưng không tìm ra được thủ phạm hay chứng minh được là thủ phạm đang bị truy bắt thì phải xếp hồ sơ điều tra. Về nguyên tắc, đến tháng 12/1998, vụ án giả mạo cảnh sát để cướp xe chở tiền vào tháng 12/1978 cũng phải được xếp hồ sơ do không bắt giữ được thủ phạm.

Tuy nhiên, do tính chất nghiêm trọng của vụ án là vụ cướp tiền ngân hàng lớn nhất trong lịch sử quốc gia nên Chính phủ Nhật cho phép kéo dài cuộc điều tra. Và chính quyết định này đã giúp cảnh sát phá được vụ án.

Vào ngày 3/1/2001, cảnh sát thành phố Kagoshima tạm giữ một thiếu niên 15 tuổi  sử dụng 2.500 yên loại tiền mệnh giá 500 yên để mua hàng tại một cửa hàng bán tạp phẩm. Điểm đặc biệt là số sêri trên các tờ 500 yên này lại trùng khớp với số sêri của số tiền 500 yên nằm trong số 300 triệu yên bị cướp vào tháng 12/1978.

Bị thẩm vấn, thiếu niên này khai đó là số tiền mà một người bác cho. Lập tức, cảnh sát liền lần theo lời khai và tạm giữ Yuji Ogata, 49 tuổi, chủ nhân một nhà hàng ở thành phố Kagoshima. Khám xét nơi ở của Ogata, cảnh sát thu giữ tiếp 10 triệu yên loại tiền mệnh giá 500 yên có số sêri trùng với sêri của loại tiền 500 yên nằm trong số 300 triệu yên bị cướp vào tháng 12/1978.

Chính thức bị bắt giữ vào ngày 8/1/2001, Ogata phủ nhận mình có liên quan đến vụ cướp tiền ngân hàng lớn nhất trong lịch sử nước Nhật nhưng không giải thích được tại sao lại sở hữu cả chục triệu yên tiền mệnh giá 500 yên trùng khớp với các sêri tiền mệnh giá 500 yên bị cướp trước đó.

Vào ngày 20/1/2001, cảnh sát chính thức buộc tội Ogata chính là thủ phạm đã giả mạo cảnh sát để gây ra vụ cướp 300 triệu yên tiền ngân hàng vào tháng 12/1978 và đến ngày 4/2/2001 Ogata bị một tòa án ở thủ đô Tokyo tuyên phạt 25 năm tù giam về tội cướp tiền ngân hàng với số lượng lớn.

Tuy vậy, giới truyền thông cũng như người thân của Ogata đều không tin lời khai này. Những người tiếp xúc với Oagata đều nhận định hắn rất thích dựng chuyện để thu hút sự chú ý. Hơn nữa, hàng xóm của gã kể rằng Ogata thường xuyên phải vay mượn tiền để duy trì cuộc sống trong suốt những năm vụ cướp vẫn còn trong vòng điều tra.

Vì vụ án đã quá hạn truy tố nên Ogata không phải chịu trách nhiệm hình sự, hắn nói gì cũng được bởi chẳng ai có thể giam giữ hay buộc tội hắn.

Tới nay, vụ cướp 300 triệu yên của ngân hàng Nihon Shintaku Ginko vẫn là một trong những kì án lớn nhất không thể giải đáp của Nhật Bản. 300 triệu yên đã bốc hơi không dấu vết mà không có máu đổ, không có bạo lực, không có vũ khí nóng, không có bắt cóc con tin.

“Vụ cướp 300 triệu yen” không chỉ là vụ án nổi tiếng nhất nước Nhật mà còn là đề tài khai thác của điện ảnh và văn học Nhật. Chỉ từ năm 1990 đến năm 2002, đã có 4 bộ phim và 8 cuốn sách đã được thực hiện về đề tài này.

Đọc thêm

Sơ thẩm vụ 'Trốn thuế' ở Phú Giáo (Bình Dương): VKS đề nghị phạt tiền với 3 bị cáo

VKS đề nghị HĐXX phạt tiền các bị cáo về tội “Trốn thuế”.
(PLVN) - Hôm qua (12/12), TAND huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương) mở phiên sơ thẩm với bị cáo Nguyễn Thị Phương Huệ (SN 1967), Trần Thanh Tài (SN 1997, con trai bà Huệ, cùng ngụ huyện Phú Giáo) và Võ Đức Quang (SN 1993, ngụ Chơn Thành, Bình Phước) về tội “Trốn thuế”. Cả ba bị cáo buộc trốn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khi khai giá mua bán đất thấp hơn giá thực tế.

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển gỗ trái phép

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển gỗ trái phép
(PLVN) -  Hạt Kiểm lâm Hoàng Liên (Vườn Quốc gia Hoàng Liên) phối hợp với Trạm Kiểm lâm số 3, Công an xã Tả Van và Ban Chỉ huy Quân sựu xã Tả van (thị xã Sa Pa) vừa bắt quả tang 01 đối tượng vận chuyển trái phép gỗ pơ mu.

Truy tố ông Trần Đình Triển

Ảnh minh họa
(PLVN) - VKSND Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Đình Triển (SN 1959, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân) về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Khởi tố nghi can hàng loạt vụ trộm trên xe ô tô tại Rạch Giá

Bị can Ngô Phụng Tuấn
(PLVN) - Ngày 11/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đã tống đạt Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện Lệnh bắt tạm giam đối với Ngô Phụng Tuấn (SN 2006, ngụ phường An Bình, TP Rạch Giá) về tội "Trộm cắp tài sản".

Công an TP Phan Rang - Tháp Chàm bắt giữ nghi phạm cướp tài sản

Công an TP Phan Rang - Tháp Chàm bắt giữ nghi phạm cướp tài sản
(PLVN) - Ngày 10/12, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận) đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Văn Thương (sinh năm 2004, trú tại Khu phố 4, phường Mỹ Đông, TP Phan Rang - Tháp Chàm) để tiếp tục củng cố hồ sơ và điều tra mở rộng về hành vi cướp tài sản.

Tội phạm sử dụng công nghệ cao vẫn diễn biến phức tạp tại TP HCM

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hưởng thông tin về tình hình an ninh trật tự trên địa bàn TP HCM. (Ảnh: Việt Dũng)
(PLVN) - Ngày 10/12, tại phần thảo luận trong ngày làm việc thứ 2 Kỳ họp thứ 20, HĐND TP HCM khóa X, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hưởng, Phó Giám đốc Công an TP thông tin về tình hình bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; phòng, chống tội phạm lừa đảo qua mạng, tội phạm công nghệ cao trên địa bàn TP.