Phi hành đoàn trên máy bay biến mất khỏi radar không ai sống sót

Các mảnh vỡ của chiếc máy bay An-26 mất tích đã được tìm thấy. Ảnh: TASS
Các mảnh vỡ của chiếc máy bay An-26 mất tích đã được tìm thấy. Ảnh: TASS
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phi hành đoàn của chiếc máy bay Antonov An-26 bị rơi trong một khu bảo tồn thiên nhiên ở vùng Khabarovsk ở Viễn Đông của Nga đã không sống sót.

"Theo dữ liệu sơ bộ, không có người sống sót sau vụ tai nạn máy bay", nguồn tin trong Bộ Khẩn cấp nói với TASS.

Trước đó, Bộ TKhẩn cấp đã báo cáo rằng địa điểm xác máy bay đã được tìm thấy trong quá trình tìm kiếm từ một chiếc trực thăng Mil Mi-8. Ban giám đốc công viên quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên chung Khu vực Khabarovsk đã xác nhận các báo cáo rằng các mảnh vỡ của chiếc máy bay An-26 mất tích đã được tìm thấy.

Tổng cộng có 140 người và 35 thiết bị tham gia vào hoạt động tìm kiếm.

Ngày 22/9, máy bay Antonov An-26 đã thực hiện chuyến bay kỹ thuật, rà soát thiết bị hỗ trợ vô tuyến điện trên mặt đất cho các chuyến bay tại khu vực Khabarovsk. Máy bay biến mất khỏi radar bay cách Khabarovsk 38 km. Có sáu thành viên phi hành đoàn trên máy khi sự cố xảy ra.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.