Phi công điều khiển máy bay Nga lên tiếng sau vụ tai nạn làm 41 người chết

Cơ trưởng điều khiển chiếc máy bay xấu số của hãng hàng không Aeroflot đã lên tiếng về vụ tai nạn khiến máy bay lao thẳng xuống đường băng, bốc cháy ngùn ngụt, làm 41 người thiệt mạng.
Phi công điều khiển máy bay Nga lên tiếng sau vụ tai nạn làm 41 người chết - 1

Chiếc máy bay bốc cháy dữ dội (Ảnh: East2west News)

Trả lời phỏng vấn kênh Telegram Baza, Denis Evdokimov, phi công điều khiển máy bay Superjet 100 gặp nạn hôm 5/5 khiến 41 người chết đã hé lộ một số thông tin về vụ tai nạn.

Cụ thể, Evdokimov nói rằng anh đã phải hạ cánh máy bay trong điều kiện nhiên liệu vẫn đang đầy trong bình, nguyên nhân có thể khiến cho máy bay bốc cháy ngùn ngụt sau khi nó hạ cánh rất mạnh xuống đường băng và nảy lên 3 lần.

Theo phi công này, “đã có một ánh sáng lóe lên và một tiếng nổ lớn” trước khi anh bắt đầu đưa máy bay quay trở lại sân bay Sheremetyevo, Moscow để hạ cánh khẩn cấp. Vấn đề trở nên tồi tệ hơn nữa khi hệ thống thông tin liên lạc với mặt đất đã hỏng vì “bị sét đánh”.

Chính vì vậy, đội bay điều khiển chiếc Superjet không còn lựa chọn nào khác là phải hạ cánh bằng tay. Họ cuối cùng cũng có thể liên lạc bằng sóng radio với mặt đất và “chỉ có thể nói một vài từ” với phía kiểm soát không lưu, bộ phận đã hướng dẫn họ hạ cánh khẩn cấp, theo Edvokimov.

Khi hạ cánh, máy bay đã đập mạnh xuống đường băng vài lần và có khả năng đã khiến khoang chứa nhiên liệu bị hỏng, gây nên một đám cháy lớn ở phần thân sau máy bay. Tuy nhiên, cơ trưởng không lý giải nguyên nhân vì sao máy bay lại hạ cánh mạnh như vậy. Edvokimov chỉ cho biết “máy bay đã bị bắt lửa khi chúng tôi hạ cánh”.

Phi hành đoàn dường như không gặp bất cứ trục trặc nào khi hạ độ cao máy bay. “Tốc độ không cao, hoàn toàn bình thường. Chúng tôi đã xử lý theo hướng dẫn bay”, Edvokimov nói. Tuy nhiên, máy bay đã nặng hơn mức bình thường vì nhiên liệu vẫn đầy bình, nên "việc hạ cánh một vật thể 45 tấn xuống đường băng là rất thách thức", phi công trên cho hay.

Edvokimov nói rằng anh và phi công còn lại đã tuân thủ đúng quy trình hạ cánh với máy bay khối lượng lớn hơn mức bình thường, nhưng những cú va đập mạnh có thể đã khiến lửa bùng lên.

Máy bay của Aeroflot dự kiến bay tới Murmansk, phía bắc Nga, mang theo 78 người. Ngay sau khi cất cánh, các phi công đã thông báo tình huống khẩn cấp và quay đầu trở về. Theo trang theo dõi đường đi máy bay Flightradar24, chiếc máy bay đã bay vòng vòng trên bầu trời Moscow trước khi lao mạnh xuống đường băng và bốc cháy.

Máy bay đã được sơ tán khẩn cấp ngay khi dừng hẳn. Trong 37 người sống sót, có 4 thành viên phi hành đoàn.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...