Phẫu thuật loại bỏ khối u khủng cho cụ bà 87 tuổi

Phẫu thuật cắt bỏ khối u có kích thước lớn cho cụ bà 3 lần bị tai biến.
Phẫu thuật cắt bỏ khối u có kích thước lớn cho cụ bà 3 lần bị tai biến.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Các bác sĩ Khoa Ngoại lồng ngực, Bệnh viện Đà Nẵng vừa phẫu thuật thành công khối u khổng lồ vùng góc hàm kích thước 20x20x15cm cho cụ bà 87 tuổi có tiền sử 3 lần tai biến.

Theo đó, bệnh nhân Nguyễn T.T, (87 tuổi, ngụ quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) bị té ngã và có tiền sử khối u vùng góc hàm bên phải đã lâu, nay khối u phát triển to nhanh, gây hạn chế sự vận động của đầu, cổ và biểu hiện loét da do khối u lớn tì đè vào giường khi nằm nên nhập cấp cứu Bệnh viện Đà Nẵng.

Qua thăm khám và làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán chấn thương cột sống thắt lưng, di chứng xuất huyết não kèm khối u vùng góc hàm phải kích thước 20x20x15cm. Bệnh nhân được hội chẩn với các bác sĩ khoa Ngoại lồng ngực để điều trị khối u.

Nhận thấy khối u có kích thước quá lớn, sưng phồng, gây biến dạng vùng mặt cổ của người bệnh, nếu không phẫu thuật loại bỏ thì khối u sẽ ngày càng phát triển ko chỉ mất thẩm mỹ, gây hạn chế vận động đầu cổ mà còn loét da do tì đè, nhiễm trùng, vỡ khối u, chèn ép thần kinh, mạch máu vùng cổ, mặt, gây biến chứng nguy hiểm. Vì thế, các bác sĩ khoa Ngoại lồng ngực quyết định thực hiện phẫu thuật cắt khối u cho bệnh nhân.

BSCKII Thân Trọng Vũ, Trưởng khoa Ngoại lồng ngực, Bệnh viện Đà Nẵng, người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân cho biết, đây là ca phẫu thuật vô cùng phức tạp bởi bệnh nhân đã 87 tuổi, bị chấn thương cột sống kèm di chứng sau 3 lần tai biến. Hơn nữa, khối u có kích thước quá lớn, vị trí gần đầu có nhiều cấu trúc phức tạp như động mạch cảnh ngoài, dây thần kinh mặt, các nhánh của dây thần kinh tai lớn, động mach hàm trên, động mạch thái dương nông... Vì vậy, việc phẫu thuật sẽ rất khó khăn, nguy cơ liệt mặt sau mổ, chảy máu trong và sau mổ rất cao. Tuy nhiên, sau 2,5 giờ phẫu thuật, các bác sĩ khoa Ngoại lồng ngực đã thành công tách khối u mà không xảy ra tai biến gì.

Hiện tại, bệnh nhân ổn định, ăn uống bình thường, rất phấn khởi, tự tin khi thoát khỏi khối u đeo bám lâu năm.

Các bác sĩ Khoa Ngoại lồng ngực, Bệnh viện Đà Nẵng hội chẩn trước khi phẫu thuật cho bệnh nhân.

Các bác sĩ Khoa Ngoại lồng ngực, Bệnh viện Đà Nẵng hội chẩn trước khi phẫu thuật cho bệnh nhân.

Chị Hồ T.H, (con gái bệnh nhân) cho biết, khối u đã xuất hiện lâu nhưng vì ở vị trí mang tai, bị khuôn mặt che đi nên bà T., không để ý. Chỉ khi bà bị tai biến từ năm 2018, thể trạng giảm sút, khuôn mặt nhỏ đi thì mới phát hiện khối u. Gia đình đã đưa bà đi khám, xét nghiệm ở nhiều nơi và có kết quả u lành. Bác sĩ động viên bà sống chung với u vì bà tuổi cao và trải qua 3 lần tai biến sẽ khó vượt qua ca phẫu thuật. Tuy nhiên, khối u ngày càng nhanh to, phì đại khiến bà mặc cảm, dẫn đến trầm cảm không muốn tiếp xúc với ai. Gia đình cũng không dám bồi bổ cho bà vì sợ khối u sẽ phì đại thêm.

“May mắn nhờ các bác sĩ khoa Ngoại lồng ngực phẫu thuật loại bỏ khối u thành công cho mẹ tôi. Giờ đây mẹ tôi đã trút bỏ được sự tự ti, vui vẻ, phấn khởi trở lạị sau nhiều năm sống chung với khối u lớn ở cổ. Gia đình tôi xin chân thành cảm ơn các bác sĩ”, chị H, xúc động chia sẻ.

Theo bác sĩ Vũ, khả năng khối u này là u tuyến nước bọt mang tai. Tuyến nước bọt mang tai là tuyến nước bọt lớn nhất ở nhiều loài động vật. Ở con người, có 2 tuyến nước bọt mang tai ở mỗi bên của miệng, trước mỗi tai. Tuyến nước bọt tiết ra nước bọt giúp cho việc nhai nuốt và khởi động quá trình tiêu hóa thức ăn. U tuyến nước bọt bao gồm u lành tính và u ác tính. Trong đó đa số là u lành tính, chiếm 80%. Tuy nhiên u lành tính có thể phát triển thành u ác tính nếu như tồn tại trong cơ thể kéo dài mà không được phẫu thuật.

“Nếu người bệnh phát hiện bất cứ một khối u trên cơ thể nói chung, khối u vùng đầu mặt cổ nói riêng nên đến khám tại bệnh viện để điều trị, phẫu thuật kịp thời, hạn chế những tai biến, biến chứng nguy hiểm trước, trong và sau mổ”, bác sĩ Vũ khuyến cáo.

Đọc thêm

Đưa công tác gia đình đi vào chiều sâu, hiệu quả

Giá trị của gia đình được xác định là một trong 4 giá trị quan trọng cần được ưu tiên để xây dựng trong tình hình mới. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hội LHPNVN)
(PLVN) - Thực tiễn cho thấy, một trong những mấu chốt của việc chỉ đạo và triển khai thực hiện công tác gia đình nói chung, xây dựng hệ giá trị gia đình nói riêng phụ thuộc rất lớn vào vai trò người đứng đầu ở các tỉnh, thành, địa phương. Bài học kinh nghiệm chính là nơi nào cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thì nơi đó phong trào xây dựng gia đình phát triển và mang lại kết quả tốt.

Ghi nhận 1 ca tử vong, TP HCM cảnh báo dịch sốt xuất huyết

Ảnh minh họa
(PLVN) - Mặc dù số ca mắc sốt xuất huyết tại TP HCM giảm so với cùng kỳ năm 2023, tuy nhiên từ tuần 37 đến nay số ca mắc có xu hướng tăng liên tục hàng tuần và đã có 1 trường hợp tử vong. Ngành y tế TP HCM cảnh báo nguy cơ ca bệnh sốt xuất huyết vẫn sẽ tiếp tục tăng.

Chương Mỹ (Hà Nội): Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống cho người dân

Quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Chương Mỹ đã làm thay đổi diện mạo các xã.
(PLVN) -  Với tầm nhìn hiện đại hóa nông thôn, huyện Chương Mỹ đang triển khai mạnh mẽ các chương trình xây dựng nông thôn mới, kết hợp tái cơ cấu ngành nông nghiệp để nâng cao đời sống người dân. Qua các mô hình kinh tế hiệu quả và đầu tư cơ sở hạ tầng, Chương Mỹ không chỉ đổi mới diện mạo nông thôn mà còn mở rộng cơ hội phát triển bền vững cho cộng đồng, hướng tới mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu vào năm 2030.

'Vẽ' cờ Tổ quốc từ những tấm giấy đỏ đặc biệt

Lá cờ Tổ quốc hình thành từ quá trình tích cực tham gia hoạt động hiến máu nhân đạo gần 20 năm qua của Thiếu tá Phạm Văn Hiếu. (Ảnh: Văn Hiếu)
(PLVN) - Không cần dùng đến bút vẽ hay màu vẽ, nhiều gương mặt tiêu biểu trong phong trào hiến máu tình nguyện đã tạo nên bức tranh lá cờ Tổ quốc đỏ tươi, lấp lánh từ chính những tấm giấy chứng nhận hiến máu của mình. Những lá cờ được tạo thành từ những tấm giấy đỏ đặc biệt không chỉ mang ý nghĩa thiêng liêng mà còn lan tỏa thông điệp sâu sắc về tinh thần đoàn kết và trách nhiệm với cộng đồng.

Thực hiện bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số

Buổi truyền thông về bình đẳng giới góp phần thực hiện hiệu quả Dự án 8 tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, Hà Giang. (Ảnh: Hội LHPN tỉnh Hà Giang)
(PLVN) - Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo, thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền và tăng cường vai trò đóng góp của phụ nữ trong mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác bình đẳng giới, nổi bật trong số đó là việc thúc đẩy bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

'Yêu mới ghen' hay bạo lực giới - góc nhìn từ cơ quan giám định pháp y

Hình minh họa
(PLVN) - Nhiều người vẫn quan niệm “yêu mới ghen” để từ đó dẫn đến các hành động sai lầm trong ứng xử, thậm chí là vi phạm pháp luật vì “cuồng yêu, cuồng ghen”. Nhân Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, nhiều câu chuyện “tận mục sở thị” ở Trung tâm Pháp y Hà Nội đã để lại những vấn đề đáng để suy ngẫm…

Vì sao cứ phải 'trai xanh, gái hồng'?

 Ảnh minh họa. (Nguồn: Afamily)
(PLVN) - Xã hội chúng ta vẫn đã và đang mặc định rằng, màu hồng (hay những màu sắc rực rỡ) là dành cho con gái, còn màu xanh (hay những gam màu lạnh) là dành cho con trai. Trong khi đó, theo các nghiên cứu, việc xóa bỏ định kiến giới trong màu sắc quần áo, đồ chơi không chỉ giúp trẻ phát triển cân bằng mà còn đóng góp vào việc thay đổi nhận thức xã hội về vai trò giới tính, từ đó thúc đẩy bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống. Hiện nay, nhiều quốc gia và doanh nghiệp đang nỗ lực xóa bỏ định kiến giới trong màu sắc quần áo, đồ chơi trẻ em.

Trở thành một phụ nữ đúng nghĩa

Ảnh minh họa. (Nguồn: TCNDN)
(PLVN) - Trong xã hội Việt Nam hiện nay dường như đã có sự chia phe của hai kiểu mẫu phụ nữ: kiểu mẫu “người mẹ” và kiểu mẫu “người tình”. Hai phe này thậm chí còn luôn chê trách, dè bỉu lối sống của nhau. Cách phân chia như vậy hình thành từ rất lâu đời, không phải chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên thế giới. Việc phân chia này là không tự nhiên và đến từ sự phân công lao động trong xã hội phụ hệ.

Pháp luật - Nền tảng thúc đẩy văn hóa bình đẳng giới

Các chính sách và chương trình như Đề án 1898 đã giúp nâng cao vai trò và vị thế của phụ nữ dân tộc thiểu số trong các lĩnh vực xã hội. (Ảnh: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Bình đẳng giới là một trong những mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, pháp luật đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng văn hóa ứng xử về bình đẳng giới, hướng tới thu hẹp và xóa bỏ khoảng cách giới trong xã hội.