Phẫu thuật đục thể thuỷ tinh: Nhiều người bệnh đến viện khám khi đã muộn

Đục thủy tinh thể là bệnh lý về mắt mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù trên thế giới và ở Việt Nam tuy nhiên với sự tiến bộ của Y học, bệnh nhân sẽ được điều trị khỏi nếu đi khám sớm và phẫu thuật.

Nhiều bệnh nhân đến viện khám khi đã gần… mù

Theo các nghiên cứu, đục thể thuỷ tinh là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước trên thế giới. Kết quả điều tra nhanh (RAB) tiến hành năm 2007 tại Việt Nam, mù do đục thể thuỷ tinh chiếm 66,1% các nguyên nhân gây mù hai mắt trong dân số trên 50 tuổi.

Trong đó, đục thể thuỷ tinh do tuổi già là một nguyên nhân rất thường gặp đưa đến giảm thị lực ở người cao tuổi. Bệnh diễn tiến từ từ, biểu hiện ban đầu là giảm độ kính lão do xuất hiện cận thị chiết xuất.

Khi ra ánh sáng, mắt sẽ khó chịu nhưng không bị đau nhức. Sau đó, bệnh nặng hơn, mắt như nhìn qua một lớp kính mờ, thấy một điểm đen cố định trên nền mắt sáng; dần dần bệnh nhân không còn nhìn thấy gì.

Bệnh viện mắt trung ương phối hợp với Sở Y tế tỉnh Thái Bình khám, phẫu thuật đục thể thủy tinh bằng phương pháp Phaco miễn phí cho 200 bệnh nhân thuộc các diện chính sách và bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.
Bệnh viện mắt trung ương phối hợp với Sở Y tế tỉnh Thái Bình khám, phẫu thuật đục thể thủy tinh bằng phương pháp Phaco miễn phí cho 200 bệnh nhân thuộc các diện chính sách và bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đục thể thuỷ tinh như: do tuổi già, chấn thương, tia xạ, đái tháo đường, chấn thương đụng đập, đục bẩm sinh…

Điều đáng nói, tỉ lệ người cao tuổi bị đục thuỷ tinh thể khá cao nhưng không phải ai cũng biết tìm đến bệnh viện để khám để bác sĩ chỉ định điều trị sớm. Bác sĩ ở Viện mắt trung ương cho biết, nhiều bệnh nhân khi đến viện đã trong tình trạng mắt nhìn kém, có nguy cơ mù. Có người âm thầm chịu đựng và nghĩ do tuổi tác mắt kém, không biết mình bị bệnh để điều trị.

Cụ thể như, đầu năm 2020 đến nay, bệnh viện mắt trung ương khám, điều trị cho hàng nghìn ca đục thuỷ tinh thể. Trong đó, chủ yếu từ độ tuổi 50 trở lên, có trường hợp suý bị mù nhưng đã được bác sĩ phẫu thuật thay thấu kính nội nhãn. Bệnh nhân đã nhìn tốt trở lại sau khi được điều trị.

Theo các chuyên gia, khi người bệnh bị đục thể thuỷ tinh sẽ xuất hiện vùng đục trên thể thuỷ tinh trong suốt, làm các tia sáng khi đi vào mắt sẽ bị lệch hướng hoặc cản trở. Người bệnh sẽ cảm giác nhìn qua màng sương khói, mờ mục, nhìn có quầng, màu sắc không rõ ràng.

Đến nay, không có loại thuốc nào được chứng minh có thể làm chậm lại, phòng ngừa hoặc chữa được bệnh đục thể thuỷ tinh. Do đó, bệnh nhân có thể thăm khám và được chỉ định phẫu thuật. Đây là phương pháp hiệu quả nhất, trong đó nhân mắt sẽ được thay bằng một thấu kính nhân tạo.

Chọn thể thủy tinh nhân tạo nào?

Cùng với sự tiến bộ về phương pháp phẫu thuật, các loại thể thủy tinh nhân tạo cũng được cải tiến không ngừng. Nhiều loại thể thủy tinh nhân tạo mới ra đời đã góp phần cải thiện đáng kể thị lực của bệnh nhân, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tốt hơn rất nhiều. Với những mẫu thể thủy tinh nhân tạo hiện đại, các biến chứng đã giảm đi đáng kể, đặc biệt là biến chứng sa lệch thủy tinh nhân tạo.

Theo các chuyên gia, hầu hết các loại thể thủy tinh nhân tạo dùng cho bệnh nhân đục thể thủy tinh đều là loại mềm, dùng súng bắn vào trong túi bao nên đường rạch nhỏ, không phải khâu, thị lực phục hồi nhanh sau mổ, có thể xuất viện ngay trong ngày.

Tuy nhiên tùy thuộc vào từng mắt bệnh nhân, tùy thuộc nhu cầu cũng như điều kiện kinh tế của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn giúp họ lựa chọn thể thủy tinh nhân tạo phù hợp nhất mang lại kết quả tốt nhất.

Phẫu thuật đục thể thuỷ tinh: Nhiều người bệnh đến viện khám khi đã muộn - Ảnh 1

Trước khi mổ bệnh nhân sẽ được thăm khám, làm xét nghiệm đầy đủ. Phương pháp mổ đục thể thuỷ tinh hiện nay gồm: mổ lấy thể thuỷ tinh trong bao; mổ lấy thể thuỷ tinh ngoài bao và tán nhuyễn thể thuỷ tinh bằng siêu âm.

Trong đó, mổ lấy thể thuỷ tinh trong bao được đánh giá ít biến chứng hơn và còn giữ lại túi bao thể thuỷ tinh để đặt thể thuỷ tinh nhân tạo. Mổ thể thuỷ tinh trong bao chỉ còn được áp dụng trong những trường hợp lệch thể thuỷ tinh nhiều. Tuy nhiên, phương pháp này không áp dụng cho đục thể thuỷ tinh ở trẻ em và các trường hợp có rách bao rộng do chấn thương.

Mổ lấy thể thuỷ tinh ngoài bao là phẫu thuật lấy đi khối nhân và toàn bộ chất vỏ thể thuỷ tinh qua một khoảng mở ở trung tâm của bao trước và để lại bao sau tại chỗ. Phương pháp này có ưu điểm là hạn chế các biến chứng sau mổ, đặc biệt là tăng nhãn áp, phù hoàng điểm dạng nang và bong võng mạc.

Một số thể thủy tinh nhân tạo hiện đại thường dung gồm Thể thủy tinh nhân tạo phi cầu; Thể thủy tinh nhân tạo điều chỉnh loạn thị

Trong đó, các loại thể thủy tinh nhân tạo phi cầu giúp giảm bớt cầu sai cho hệ thống quang học của mắt. Thông thường giác mạc có cầu sai dương được bù trừ bằng cầu sai âm của thể thủy tinh khi tuổi còn trẻ. Tuy nhiên thể thủy tinh tự nhiên sẽ biến đổi dần độ cong theo tuổi và cầu sai dần trở về 0 và chuyển thành cầu sai dương.

Thể thủy tinh nhân tạo điều chỉnh loạn thị: các loại kính điều chỉnh loạn thị thường được đánh dấu trục và đo đạc hết sức chính xác. Việc đặt kính trụ trong túi bao cần đúng trục do cứ lệch trục 10 sẽ làm giảm đi 3% hiệu quả của công suất trụ.

Các chuyên gia cũng cho rằng, điều quan trọng là người dân phải biết phòng ngừa căn bệnh này bằng cách duy trì thói quen khám mắt thường xuyên có thể giúp phát hiện đục thủy tinh thể và các vấn đề về mắt khác ở các giai đoạn sớm nhất.

Ngoài ra, cần điều trị và kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường; có chế độ ăn uống lành mạnh, chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa và chức năng gan tốt sẽ có tác dụng giúp phòng ngừa bệnh. Người bị đục thủy tinh thể có khuynh hướng thiếu vitamin C, đồng, mangan, kẽm...

Cần hạn chế các yếu tố nguy cơ khác, ánh sáng tia cực tím từ mặt trời có thể góp phần vào sự phát triển của đục thủy tinh thể. Đeo kính râm chặn tia cực tím khi đang ở ngoài trời. Không hút thuốc lá, hạn chế bia rượu…

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.