Phát triển nguồn nhân lực là mắt xích quan trọng trong thị trường tín chỉ carbon

GS.TS Võ Xuân Vinh, Viện Nghiên cứu Kinh doanh đề cao vấn đề đào tạo nguồn nhân lực.
GS.TS Võ Xuân Vinh, Viện Nghiên cứu Kinh doanh đề cao vấn đề đào tạo nguồn nhân lực.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 16/8, Trường Chính sách công và Phát triển Nông thôn cùng Báo Nông nghiệp Việt Nam và đối tác tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Tín chỉ carbon và nguồn nhân lực cho thị trường tín chỉ carbon” nhằm thảo luận về thị trường tín chỉ carbon và sự cần thiết đào tạo nhân lực cho thị trường này.

TS Nguyễn Trung Đông, Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển Nông thôn cho biết, với những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam tại COP26, việc trung hòa carbon sẽ dần là xu hướng và là nghĩa vụ bắt buộc của các doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai để đảm bảo mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu bởi phát thải khí nhà kính cũng như cam kết giảm phát thải carbon về mức 0 vào năm 2050; Đảng và Nhà nước đã ưu tiên xây dựng các chính sách thị trường carbon, cho phép các hoạt động trao đổi tín chỉ carbon, phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

TS Nguyễn Trung Đông, Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển Nông thôn đề cao hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhân lực.

TS Nguyễn Trung Đông, Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển Nông thôn đề cao hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhân lực.

Cũng theo TS Đông, mặc dù tiềm năng phát triển thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam rất lớn nhưng hiện nay chúng ta đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Do vậy, cần có hoạt động đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng đúng quy định của từng thị trường, khai thác có hiệu quả năng lực giảm phát thải hay hấp thụ của từng loại cây, đưa ra các quyết định quản lý nhà nước đúng với định hướng của ngành, lĩnh vực về giảm phát thải. Với vai trò là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trường đã chủ động phối hợp với các đối tác uy tín như Tập đoàn Intertek và Công ty The VOS để triển khai các chương trình đào tạo chuyên sâu về tín chỉ carbon...

GS.TS Võ Xuân Vinh, Viện Nghiên cứu Kinh doanh nêu ý kiến tại Toạ đàm.

GS.TS Võ Xuân Vinh, Viện Nghiên cứu Kinh doanh nêu ý kiến tại Toạ đàm.

GS.TS Võ Xuân Vinh, Viện Nghiên cứu Kinh doanh cũng đề cao vấn đề đào tạo nguồn nhân lực. Theo ông, cần đầu vào đào tạo và phát triển chuyên gia có khả năng thực hiện các nhiệm vụ phức tạp như đo lường, báo cáo và xác minh (MRV) lượng phát thải. Việt Nam có thể học hỏi từ các chương trình của Verra, nơi cung cấp đào tạo chuyên sâu về cách thức áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế cho các dự án carbon. Việc này sẽ giúp Việt Nam xây dựng một đội ngũ chuyên gia có khả năng đánh giá và phát triển các dự án carbon chất lượng cao.

Tọa đàm “Tín chỉ carbon và nguồn nhân lực cho thị trường tín chỉ carbon”.

Tọa đàm “Tín chỉ carbon và nguồn nhân lực cho thị trường tín chỉ carbon”.

Việt Nam cần trang bị cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý kiến thức về cơ chế thị trường carbon quốc tế, bao gồm cả thị trường tín chỉ tự nguyện và bắt buộc. Tập trung vào cơ chế Điều 6 của Thỏa thuận Paris, có thể cung cấp một nền tảng vững chắc cho Việt Nam trong việc tham gia vào các giao dịch tín chỉ carbon quốc tế. Tham gia vào các mạng lưới và chương trình đào tạo của các tổ chức quốc tế như Ecosystem Marketplace, Sustainable Development Solutions Network (SDSN)... sẽ giúp Việt Nam không chỉ nâng cao kiến thức mà còn thiết lập các mối quan hệ đối tác chiến lược...

TS Trần Minh Hải, Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển Nông thôn.

TS Trần Minh Hải, Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển Nông thôn.

Đóng góp ý kiến, TS Trần Minh Hải, Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển Nông thôn nhấn mạnh, việc nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng cho đội ngũ nhân lực là rất cần thiết. Nếu không thu được tín chỉ giảm phát thải thì chúng ta lỗ chứ không lời. Cần nhân lực để họ có thể thực hiện và quản lý các quy trình sản xuất mới, hiểu rõ và ứng dụng hiệu quả các biện pháp kỹ thuật nhằm tối ưu hóa khả năng hấp thụ và giảm phát thải carbon, đặc biệt là trong nông nghiệp. Nhân lực trong lĩnh vực lúa gạo cũng cần có kỹ năng lập hồ sơ, ghi chép nhật ký sản xuất, theo dõi dấu chân carbon. Bên cạnh đó, họ cần biết cách thu gom rác thải thuốc bảo vệ thực vật, đo mực nước, giám sát nhà kho chứa và lò sấy lúa…

TS Lê Hoàng Thế, Giám đốc Công ty The VOS nhấn mạnh về tầm quan trọng của nguồn nhân lực.

TS Lê Hoàng Thế, Giám đốc Công ty The VOS nhấn mạnh về tầm quan trọng của nguồn nhân lực.

Theo TS Lê Hoàng Thế, Giám đốc Công ty The VOS, Việt Nam có khoảng 5 tỷ tín chỉ carbon vì lợi thế địa hình trải dài qua 16 độ vĩ tuyến, không những có trữ lượng lớn mà còn có thể phát triển organic carbon. Hiện Việt Nam cần khoảng 150.000 lao động chuyên nghiệp, có kiến thức chuyên sâu về cơ chế thẩm định, lập hồ sơ liên quan, kê khai và đánh giá các loại tín chỉ carbon. Trong đó, đào tạo thẩm định viên carbon có chuyên môn và chứng nhận quốc tế là một mắt xích quan trọng giúp vận hành thị trường tín chỉ carbon.

Trường Chính sách công và Phát triển Nông thôn, Công ty TNHH Intertek Việt Nam, Công ty TNHH Hệ Sinh thái VOS Holdings ký thỏa thuận hợp tác đào tạo nhân lực cho thị trường tín chỉ carbon.

Trường Chính sách công và Phát triển Nông thôn, Công ty TNHH Intertek Việt Nam, Công ty TNHH Hệ Sinh thái VOS Holdings ký thỏa thuận hợp tác đào tạo nhân lực cho thị trường tín chỉ carbon.

Tại Tọa đàm, đại diện Trường Chính sách công và Phát triển Nông thôn, Công ty TNHH Intertek Việt Nam, Công ty TNHH Hệ Sinh thái VOS Holdings ký thỏa thuận hợp tác đào tạo nhân lực cho thị trường tín chỉ carbon.

Đọc thêm

Tín dụng chính sách: Động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội bền vững tại Kiên Giang

Tín dụng chính sách: Động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội bền vững tại Kiên Giang
(PLVN) - Trong hành trình thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, tỉnh Kiên Giang đã huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và tập trung các nguồn lực quan trọng, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng chính sách. Chính nhờ sự đầu tư này, vùng đất cực Tây Nam của Tổ quốc đã vươn lên trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế xã hội toàn diện.

Đảm bảo thông tuyến Cầu vượt sông Hương vào ngày 26/3

Chủ tịch UBND thành phố Huế Nguyễn Văn Phương đi thực địa, kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công Dự án Cầu vượt sông Hương.
(PLVN) - Sáng 6/9, Chủ tịch UBND thành phố Huế Nguyễn Văn Phương đã đi thực địa, kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công Dự án Cầu vượt sông Hương. Đây là công trình trọng điểm trong kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông và kết nối đô thị của thành phố.

Lâm Đồng định hướng trở thành đầu tàu, cửa ngõ Tây Nguyên

Lâm Đồng định hướng trở thành đầu tàu, cửa ngõ Tây Nguyên
(PLVN) - Để không chỉ dẫn đầu mà còn là cửa ngõ Tây Nguyên, Lâm Đồng sẽ đầu tư các khách sạn cao cấp cùng những khu mua sắm đẳng cấp; ưu tiên xây dựng cảng cạn, trung tâm logistis; phấn đấu khởi công 2 dự án cao tốc đúng dịp chào mừng Giải phóng miền Nam 30/4/2025…

Tín dụng chính sách xã hội thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, hiện thực hoá ước mơ cho đối tượng chính sách

Ông Trần Gia Công (Bí thư huyện uỷ Phú Vang, đứng đầu bên trái) kiểm tra, thăm hỏi người dân vay vốn nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện.
(PLVN) - Những năm qua, “tín dụng chính sách xã hội” (TDCS) là cụm từ quen thuộc đối với nhiều người dân huyện Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên Huế), là một công cụ hữu hiệu của cấp ủy và chính quyền để thực hiện các chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, đáp ứng nguyện vọng của đối tượng chính sách tại địa phương.

Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản' tại Bình Định

Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản' tại Bình Định
(PLVN) - Tại Đồn Biên phòng Mỹ An, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định phối hợp với Văn phòng Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam tại TP Đà Nẵng cùng các ban, ngành đoàn thể và nhà hảo tâm trên địa bàn mới tổ chức chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng Dân bản” Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Lào Cai cắt giảm 148 đầu mối sau sắp xếp, tinh gọn

Lào Cai cắt giảm 148 đầu mối sau sắp xếp, tinh gọn
(PLVN) -  Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Tỉnh uỷ Lào Cai đã đề ra phương án cụ thể về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của tỉnh. Sau khi sắp xếp, Lào Cai sẽ cắt giảm được 148 đầu mối và 168 vị trí cấp trưởng đơn vị.

Đại tá Nguyễn Đức Hải làm Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai

Đại tá Nguyễn Đức Hải làm Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai
(PLVN) -  Theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tá Nguyễn Hồng Phong - Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai được điều động đến nhận công tác và giữ chức Cục trưởng Cục Nghiệp vụ; Đại tá Nguyễn Đức Hải - Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị được điều động đến nhận công tác và giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai.

Khám chữa bệnh miễn phí tại Đắk Lắk

Đại diện Đoàn Công tác Bộ Công an trao quà Tết cho gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn tại xã Ea Tiêu.
(PLVN) - Ngày 4/1, tại Trạm xá xã Ea Tiêu (huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk), Đoàn Công tác Bộ Công an tổ chức khám chữa bệnh tổ chức khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và trao quà Tết cho người dân 2 xã Ea Tiêu và Ea K'tur.

Rộn rã ngư trường Ninh Thuận đầu năm 2025

Rộn rã ngư trường Ninh Thuận đầu năm 2025
(PLVN) -  Năm mới 2025, trời yên biển lặng, thời tiết thuận lợi, hàng trăm tàu thuyền tại Ninh Thuận bắt đầu ra khơi, bám biển, bám ngư trường, mang theo niềm tin và khát vọng làm giàu từ biển quê hương.

Hải Dương: Nhiều điểm sáng tăng trưởng trong năm 2024

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của tỉnh Hải Dương giữ nhịp tăng trưởng tích cực.
(PLVN) - Năm 2024, tăng trưởng kinh tế tỉnh Hải Dương năm 2024 ước đạt 10,2%; đứng thứ 6 cả nước và thứ 3/11 Vùng Đồng bằng sông Hồng. Trong đó, sản xuất công nghiệp, thu hút FDI... là những điểm sáng có đóng góp lớn vào tăng trưởng chung của địa phương.