Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho quốc phòng toàn dân

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQPAN) là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho quốc phòng toàn dân (QPTD), an ninh nhân dân, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Nhằm triển khai hiệu quả Luật GDQPAN trong hệ thống giáo dục quốc dân, thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã phối hợp với các bộ, ngành T.Ư tham mưu cho Chính phủ, các Bộ, ngành ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức tập huấn, thi giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý GDQPAN giỏi các sở GD-ĐT, các trường trung cấp, cao đẳng, các cơ sở giáo dục đại học về công tác GDQPAN.

Hơn 90% học sinh nhận thức được mục đích, yêu cầu của môn học

Hệ thống trung tâm GDQPAN cho sinh viên đang hoạt động đã dần đi vào nền nếp, chất lượng, từng bước được nâng cao, các cơ sở giáo dục đã có giáo viên giảng dạy môn học GDQPAN để bảo đảm chất lượng ban đầu của môn học. Đội ngũ giáo viên khối THPT, trung cấp cơ bản được biên chế giáo viên chuyên trách GDQPAN. Qua kiểm tra, đánh giá của cơ quan chuyên môn và qua các đợt tập huấn, bồi dưỡng giáo viên cốt cán GDQPAN toàn quốc hàng năm, hơn 90% học sinh, sinh viên được học tập môn học GDQPAN theo chương trình, nội dung GDQPAN, nhận thức được mục đích, yêu cầu của môn học, đáp ứng được yêu cầu đề ra trong tình hình mới.

Thực tế sau 9 năm thực hiện Chỉ thị 12-CT/TW của Bộ Chính trị, và 3 năm triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW và thực hiện Luật GDQPAN, bên cạnh những kết quả đã đạt được còn bộc lộ một số hạn chế như: Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo Quyết định số 1911/QĐ-TTg ngày 18/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ chưa bảo đảm thời gian kế hoạch. Thực hiện đề án phát triển trung tâm GDQPAN, đào tạo giáo viên, giảng viên GDQPAN còn chậm tiến độ. Nhiều cơ sở giáo dục chưa có hoặc còn thiếu giáo viên chuyên trách theo quy định, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy còn thiếu, chất lượng môn học GDQPAN của học sinh, sinh viên còn nhiều hạn chế. Hệ thống tổ chức quản lý, phương pháp tổ chức triển khai dạy và học còn mang nặng tư duy cũ, lạc hậu, thậm chí còn biểu hiện đối phó, chưa hiệu quả. Học sinh, sinh viên học GDQPAN còn phải đóng học phí...

Tích cực đổi mới nội dung GDQPAN

Để thực hiện tốt đổi mới toàn diện GDQPAN cho học sinh, sinh viên theo Nghị quyết 29-NQ/TW và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, thời gian tới, Bộ GD-ĐT xác định tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25/10/2013 về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Chỉ thị 12-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về GDQPAN trong hệ thống giáo dục quốc dân trong tình hình mới. 

Theo đó, công tác GDQPAN trước hết phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền và vai trò tham mưu của các ban, ngành, tổ chức thực hiện chặt chẽ, thống nhất từ T.Ư đến địa phương bằng các hình thức phù hợp với từng đối tượng, kết hợp giáo dục thường xuyên với giáo dục tập trung, có trọng tâm, trọng điểm để nâng cao chất lượng giáo dục kiến thức QPAN, bảo đảm nguồn nhân lực có chất lượng cho quốc phòng, qua đó kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường QPAN, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Bộ GD-ĐT tiếp tục triển khai đồng bộ các nhiệm vụ theo quy định của Luật GDQPAN, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý GDQPAN. 

Đồng thời, đổi mới chương trình, nội dung theo Quyết định số 1911/QĐ-TTg về ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật GDQPAN để xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật. Biên soạn và phát hành sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu GDQPAN. Tích cực đổi mới, nâng cao trình độ thực hành kỹ năng quân sự cho đội ngũ giáo viên GDQPAN theo hướng chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo làm công tác GDQPAN. Xây dựng các đề án thực hiện Luật GDQPAN, tiếp tục hoàn thiện các thủ tục trình Chính phủ phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng Trung tâm GDQPAN Tây Bắc theo Quyết định số 161/QĐ-TTg ngày 30/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ. 

Tích cực đổi mới GDQPAN theo chuyên ngành học sinh, sinh viên theo học, tạo điều kiện hướng nghiệp quân sự, nâng cao chất lượng đào tạo và tạo nguồn thường trực cho nguồn lực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường nghiên cứu khoa học trong các cơ quan quản lý các cơ sở đào tạo và học sinh, sinh viên để nâng cao nhận thức về QPAN, kỹ năng quân sự phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. 

Đẩy mạnh việc đổi mới, nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến kiến thức QPAN cho học sinh, sinh viên bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, linh hoạt và phù hợp. Phát huy thế mạnh của hệ thống thông tin truyền thông; kết hợp, lồng ghép nội dung tuyên truyền, phổ biến kiến thức QPAN trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin lưu động. Kết hợp giữa giáo dục thường xuyên với giáo dục tập trung, nhất là tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác GDQPAN trong tình hình mới.

GDQPAN luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt coi trọng thông qua hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Vì vậy, Bộ GD-ĐT đã chủ động phối hợp với bộ, ngành T.Ư và địa phương triển khai toàn diện, chất lượng GDQPAN trong hệ thống giáo dục quốc dân. Qua đó, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên về lòng yêu nước, truyền thống bảo vệ Tổ quốc của dân tộc, xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật, nếp sống chính quy, kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết. Đây là điều kiện tốt để mỗi học sinh, sinh viên hình thành nhân cách, tư duy nhận thức về QPAN, trách nhiệm đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho học sinh, sinh viên.

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.