Phát triển năng lượng xanh: Những thách thức lớn đang đặt ra

Để đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050, Việt Nam cần phát triển năng lượng tái tạo, trong đó có điện gió ngoài khơi.
Để đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050, Việt Nam cần phát triển năng lượng tái tạo, trong đó có điện gió ngoài khơi.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phát triển năng lượng xanh, thân thiện môi trường là xu hướng mà thế giới đang thực hiện. Các tập đoàn năng lượng Việt Nam cũng chung dòng chảy. Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu đề ra, Việt Nam còn nhiều việc phải làm.

Mục tiêu lớn

Năm 2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1658/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 (Chiến lược tăng trưởng xanh). Chiến lược tăng trưởng xanh tập trung vào khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng xanh.

Đồng thời Việt Nam đã cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26). Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã tham gia Nhóm các tác đối Chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP).

Để cụ thể hoá các chiến lược và cam kết nói trên, ngày 15/5/2023, Thủ tướng ban hành Quyết định số 500/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII). Quy hoạch điện VIII ưu tiên phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện sẽ đạt tỉ lệ khoảng 30,9 - 39,2% vào năm 2030, định hướng đến năm 2050, tỉ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67,5 - 71,5%.

Hôm qua (8/8), tại Hội thảo về chủ đề thúc đẩy phát triển năng lượng xanh, GS.TS Lê Anh Tuấn - Chủ tịch Hội đồng Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, thực tế cho thấy, cơ quan nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về phát triển năng lượng sạch, bền vững. Đặc biệt, việc phê duyệt Quy hoạch điện VIII với mục tiêu giảm sử dụng năng lượng hóa thạch, tăng sử dụng năng lượng tái tạo, hydrogen là cơ sở quan trọng để phát triển năng lượng xanh.

Tuy nhiên, GS. Lê Anh Tuấn cho rằng, các mốc thời gian để thực hiện các mục tiêu về năng lượng xanh là một thách thức. Ông phân tích, chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030 sẽ sản xuất được khoảng 100 - 500 nghìn tấn hydrogen, đến năm 2050 sản xuất được 10 - 20 triệu tấn hydrogen, đáp ứng được khoảng 10% tổng năng lượng tiêu thụ cuối cùng. Đây là mục tiêu rất khó khăn. “20 năm trước, khi tôi nghiên cứu sinh ở châu Âu, một số nước họ đã thí điểm hydrogen. Đến nay, họ vẫn thí điểm mà chưa thể nâng cao công suất”, GS Lê Anh Tuấn nói.

Giải thích về việc khó phát triển năng lượng hydrogen, GS Lê Anh Tuấn cho rằng, “Công nghệ sản xuất hydrogen có thể không khó, không tốn, nhưng việc tồn chứa, vận chuyển lại là chuyện khác. Chi phí để tồn chứa, vận chuyển cao gấp 4 lần chi phí sản xuất”, GS Tuấn nói và cho rằng, mục tiêu về hydrogen đến năm 2030, tầm nhìn 2050 của nước ta thật sự thách thức.

Chủ tịch Hội đồng Đại học Bách khoa Hà Nội cũng cho rằng, để bảo đảm đến năm 2050, nước ta Net zero thì ngoài việc phải phát triển điện gió, điện khí LNG, điện mặt trời, điện sinh khối... thì buộc phải phát triển điện hạt nhân. Tuy nhiên, Quy hoạch điện VIII hiện nay chưa đề cập rõ nội dung này.

Còn thiếu nhiều cơ chế

Theo TS Nguyễn Quốc Thập - Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam, việc xây dựng các nhà máy điện đang diễn ra khá chậm vì thiếu cơ chế. Cụ thể, theo Quy hoạch điện VIII, tổng công suất các dự án điện khí đến năm 2030 là 30.424MW với 23 dự án, trong đó dự án sử dụng khí khai thác trong nước là 10 nhà máy, dự án sử dụng khí LNG là 13 nhà máy.

Tuy nhiên, hiện nay, mới chỉ có Nhà máy nhiệt điện Ô Môn 1 xây dựng xong và dự án LNG Nhơn Trạch 3 và 4 đang xây dựng đạt khoảng 85%. Ngoài ra, có đến 18 dự án vẫn đang trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư, trong đó có 9 dự án LNG. “Ngay cả dự án LNG Mỹ Sơn khả thi như vậy vẫn đang phải trình lên trình xuống chưa được duyệt”, ông Thập nói.

Với điện gió ngoài khơi, mới chỉ có một dự án được cấp phép khảo sát, nghiên cứu. “Việc xây dựng các nhà máy điện theo quy hoạch đang diễn ra chậm do nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu do thiếu cơ chế, thiếu cơ sở pháp lý để thực hiện”, TS Nguyễn Quốc Thập nhận định.

Vị này cho rằng, đang có nhiều thách thức, khó khăn trong việc triển khai Quy hoạch điện VIII do vướng trình tự thủ tục, cơ chế tài chính, thu xếp vốn, cơ chế bảo lãnh của Chính phủ, khung pháp lý... “Riêng với điện khí LNG, điện gió ngoài khơi đang vướng rất nhiều, từ khung pháp lý đến cơ sở hạ tầng, cơ chế bao tiêu, giá bán...”, ông Thập chia sẻ.

Do đó, vị này cho rằng, cần phải sửa đổi nhiều luật, trong đó có Luật Điện lực, luật Thuế, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng... Ngoài ra, cần sửa đổi điều lệ tổ chức, hoạt động và quy chế tài chính của một số tập đoàn kinh tế nhà nước như PVN, TKV, EVN để những đơn vị này có thể chủ động thu xếp vốn, đại diện Chính phủ bảo lãnh cho nhà đầu tư ngoại.

TS Nguyễn Quốc Thập cũng cho rằng Chính phủ nên báo cáo Ban Thường vụ Quốc hội xem xét ban hành Nghị quyết chuyên đề bao gồm các điều kiện cần thiết cho phép triển khai song song với quá trình hoàn thiện các Bộ luật theo tinh thần của Nghị quyết chuyên đề đó. “Đây là điều cần và đủ để quá trình thực hiện các mục tiêu quy hoạch quốc gia trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là trong lĩnh vực điện khí LNG và điện gió ngoài khơi”, TS Thập nhận định.

Đồng quan điểm này, TS Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho rằng, với một đất nước đang phát triển như nước ta, việc chờ hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật rồi mới thực hiện sẽ lâu và muộn, mất cơ hội. “Trong phát triển năng lượng, nên có cơ chế vừa làm vừa hoàn thiện chính sách, pháp luật”, ông Thành nói.

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc tại Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng. Trong đó, đáng chú ý, Bộ Công Thương đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét rà soát các cam kết theo thỏa thuận đã ký kết năm 2011, tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và tài chính cho Việt Nam để triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Các hiệp định thương mại tự do là 'bàn đạp' thương mại đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển...