Phát triển kinh tế rừng để xóa nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Phát triển kinh tế rừng để xóa nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những năm qua, nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sát sao cùng những quyết sách đúng đắn của chính quyền tỉnh Nghệ An, giúp kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh có những bước khởi sắc rõ rệt, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.

Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định “Nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, nhất là vùng miền núi đặc biệt khó khăn theo hướng thiết thực, bền vững”.

Nói cách khác, công tác xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc miền núi, tôn giáo là nhiệm vụ có tính chiến lược, lâu dài, là một trong những nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng trong mục tiêu phát triển tỉnh Nghệ An.

Tại Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 18/7/2023 về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Bộ Chính trị đã chỉ đạo “Phát triển nhanh và bền vững vùng phía Tây trên cơ sở phát huy cao nhất các tiềm năng, lợi thế, nhất là lợi thế về rừng, kinh tế dưới tán rừng, kinh tế cửa khẩu.

Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh, bền vững, phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Nghệ An đã đưa ra rất nhiều giải pháp, trong đó, giải pháp chú trọng về phát triển rừng cũng rất được quan tâm.

Nghệ An là một trong những tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước và tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bào dân tộc sinh sống. Theo số liệu rà soát ba loại rừng năm 2019 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì hiện nay, Nghệ An có tổng diện tích đất lâm nghiệp là 1.147.752 ha, trong đó đất rừng phòng hộ là 328.409 ha, rừng đặc dụng là 171.029 ha, đất rừng sản xuất là 648.314 ha.

Nghệ An là một trong những tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước và tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bào dân tộc sinh sống.

Nghệ An là một trong những tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước và tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bào dân tộc sinh sống.

Từ trước đến nay, đối với người đồng bào dân tộc ở các huyện miền Tây Nghệ An chỉ có dựa vào rừng để sinh sống, điều này khiến cuộc sống nơi đây còn gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, xét về tiềm năng tương lai, nếu đi đúng hướng thì rừng là nguồn tài nguyên có thể giúp đồng bào dân tộc thoát khỏi cảnh đói nghèo.

Phần lớn những dược liệu quý nhất của Nghệ An hiện nay đều sống ở đất rừng, sống dưới tán rừng. Điều này có thể thấy rằng, việc gắn rừng với dược liệu để thực hiện chiến lược rừng với chiến lược dược liệu là hết sức quan trọng. Nói cách khác, chỉ có trồng rừng nhiều tầng để kinh doanh tổng hợp thì mới phát huy được thế mạnh của những cánh rừng già tại Nghệ An.

Mục tiêu Nghị quyết số 39-NQ/TW đã đề ra “đến năm 2030 tỉ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 58%”… đưa tỉnh Nghệ An trở thành trung tâm sản xuất, chế biến và xuất khẩu gỗ lớn của khu vực Bắc Trung Bộ; phát triển rừng cùng với thị trường tín chỉ carbon; chú trọng phát triển sản xuất lâm sản ngoài gỗ, nhất là các loại cây dược liệu”.

Vì vậy, tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các cấp, các ngành cần có một chương trình tổng thể, nhất quán về chủ trương, có cơ chế và các chính sách để hỗ trợ, khuyến khích, hướng dẫn việc phát triển kinh tế rừng gắn với phát triển dược liệu theo hai hướng: Bảo tồn và khai thác dược liệu trong tự nhiên, phát triển dược liệu dưới các tán rừng nguyên sinh và trồng tập trung một số đối tượng cho phép.

Trong đó, đặc biệt quan tâm theo hướng ưu tiên trồng rừng đa sản phẩm, rừng “hỗn giao” có gỗ, có sản phẩm phi gỗ, sản phẩm dài ngày, sản phẩm ngắn ngày, các loài dược liệu, kết hợp trồng hoa lan, nuôi ong lấy mật… như vậy sẽ đảm bảo vừa có thu nhập trước mắt, vừa đảm bảo thu nhập lâu dài, lại vừa đáp ứng được điều kiện với thị trường tín chỉ carbon trong tương lai.

Tại các khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát, Pù Hoạt, Pù Huống có thể xen canh để nuôi trồng thêm các loại dược liệu dưới các tán rừng theo chương trình dược liệu mà tỉnh đã xác định.

Cần tìm hướng đi đúng cho người đồng bào DTTS gắn với phát triển kinh tế rừng.

Cần tìm hướng đi đúng cho người đồng bào DTTS gắn với phát triển kinh tế rừng.

Để làm được điều này trước mắt cần tập trung hướng dẫn nhân dân đẩy nhanh lộ trình chuyển hóa rừng cây nhỏ thành rừng cây gỗ lớn, thông qua việc hướng dẫn nhân dân thu hoạch tỉa, kéo dài thời gian chăm sóc những cây còn lại thành cây gỗ lớn.

Đối với diện tích trồng mới, tập trung hướng dẫn nhân dân trồng rừng cây gỗ lớn nhiều tầng. Đặc biệt, cần có cơ chế đãi ngộ cho người trồng rừng, quản lý rừng. Từ đó, tạo sinh kế khơi dậy khát vọng, năng lực vươn lên trong phát triển kinh tế; nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc thù ở Nghệ An.

Đọc thêm

Hiệu quả từ Dự án thực hiện bình đẳng giới và phát triển đời sống phụ nữ - trẻ em tại huyện rẻo cao

Một buổi truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và ra mắt "đia chỉ tin cậy tại cộng đồng"
(PLVN) -Với địa hình nhiều đồi núi phức tạp, kinh tế còn nhiều khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia đã đạt được những thành công bước đầu trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em nơi đây.

Thắp sáng niềm tin nơi vùng cao Kỳ Sơn: Hành trình đồng hành cùng phụ nữ và trẻ em

Chiến dịch truyền thông phòng, chống tảo hôn-hôn nhân cận huyết thống.
(PLVN) - Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Kỳ Sơn đã trở thành cánh tay nối dài của Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025. Sứ mệnh này không chỉ là trách nhiệm, mà còn là lời cam kết bền bỉ trong hành trình nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ và trẻ em nơi đây.

Lan tỏa tinh thần đại đoàn kết các dân tộc ở Bạc Liêu

Quang cảnh Đại hội.
(PLVN) - Ngày 23/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bạc Liêu, đã diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV - năm 2024. Ông Hầu A Lềnh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ, dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.

Dự án 8 - Cánh cửa mở ra cơ hội mới cho phụ nữ dân tộc thiểu số Nghệ An

Truyền thông phòng chống bạo lực gia đình chăm sóc sức khoẻ sinh sản và ra mắt mô hình "Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng" huyện Tương Dương.
(PLVN) - Dự án 8 Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội với tinh thần "không ai bị bỏ lại phía sau," đã trở thành động lực mạnh mẽ thay đổi cuộc sống của hàng nghìn phụ nữ tại Nghệ An. Những hoạt động thiết thực của dự án không chỉ góp phần nâng cao nhận thức, cải thiện đời sống mà còn trao quyền và mở ra cơ hội mới, giúp phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin khẳng định vị thế trong gia đình và xã hội.

Thay đổi nếp nghĩ cách làm của phụ nữ DTTS tại Quỳ Hợp

Hoạt động truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức làm mẹ an toàn, chăm sóc sức khoẻ trẻ em nâng cao nhận thức cho chị em đồng bào DTTS.
(PLVN) - Dự án 8 thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang tạo nên sự thay đổi rõ nét tại huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An). Bằng chứng là những chuyển biến tích cực, giúp chị em phụ nữ nơi đây tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong việc thay đổi tư duy và khẳng định vai trò của mình trong gia đình và xã hội.

Đầu tư hơn 41 tỷ làm 2,6km đường lên đèo Ái Âu

Đầu tư hơn 41 tỷ làm 2,6km đường lên đèo Ái Âu
(PLVN) - Tuyến tỉnh lộ 185 đoạn từ UBND xã Thượng Lâm đến đèo Ái Âu (Lâm Bình – Tuyên Quang) dài hơn 2,6km sẽ được đầu tư 41,25 tỷ đồng, trong đó có 39,95 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, nhằm thay đổi nhận thức của bà con các dân tộc thiểu số, đặc biệt là lứa tuổi học sinh để các em có những định hướng đúng đắn cho tương lai.

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta
(PLVN) - Nhân lễ Sene Dolta 2024 của đồng bào Khmer Nam bộ, ngày 27/9, ông Nguyễn Bình Tân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Bạc Liêu dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc mừng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước và các chùa Cù Lao, Cái Giá Giữa, Cái Giá Chót (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu).

Nậm Pồ chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai tích cực đã góp phần nâng cao đời sống người dân.
(PLVN) - Những năm qua, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) thường xuyên đẩy mạnh thực hiện các chính sách chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, từng bước xóa đói giảm nghèo, cuộc sống nâng cao rõ rệt.

Cao Bằng ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trường Trung học Phổ thông Lý Bôn (Bảo Lâm) tổ chức Hội thi tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã và đang tiếp tục phát huy hiệu quả chính sách, tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số”, nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025 ngăn chặn thành công tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.