Phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long: “Muốn đi xa phải đi cùng nhau”

Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp.
Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Du lịch nông nghiệp là sản phẩm đặc trưng, thế mạnh gắn với điều kiện tự nhiên, bản sắc văn hóa, là yếu tố nhận diện đặc biệt, làm nên thương hiệu riêng của Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên để tạo lợi thế và phát huy hết tiềm năng du lịch nông nghiệp, Đồng bằng sông Cửu Long và TP HCM cần “phải đi cùng nhau”.

Ngày 20/5, tại Đồng Tháp đã diễn ra Diễn đàn kết nối du lịch giữa TP HCM và 13 tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lần thứ 2-2022.

Liên kết để thành công

Du lịch nông nghiệp là một trong những sản phẩm được ưu tiên phát triển tại nhiều nước trên thế giới. Việc phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn không chỉ tạo ra sản phẩm du lịch mới cho ngành du lịch mà còn thúc đẩy phát triển nhận thức của cộng đồng về bảo vệ tự nhiên và môi trường, bồi dưỡng kiến thức về kỹ năng bảo tồn và đa dạng sinh học, góp phần giữ gìn và bảo vệ môi trường sống của con người.

Bên cạnh đó, du lịch nông nghiệp cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của nông thôn thông qua việc nâng cấp và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, bảo đảm vệ sinh môi trường, tiêu thụ nông sản và hàng hóa, giải quyết việc làm, nâng cao dân trí, tăng thu nhập và góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa, làng nghề truyền thống...

Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, thời gian qua, TP HCM và 13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL đã cùng nhau xây dựng mối quan hệ hợp tác bền chặt, hiệu quả trên nhiều lĩnh vực mà Diễn đàn Kết nối Du lịch giữa TP HCM và 13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL là một minh chứng cụ thể. Qua lần đầu tổ chức tại TP HCM năm 2019 và nhiều hoạt động tiếp nối đã mở ra nhiều cơ hội trong phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch.

Ông Nghĩa nhấn mạnh, “liên kết” được xem là một trong những chìa khoá quan trọng để đi đến thành công. “Chúng tôi mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm đầu tư, liên kết hợp tác trong lĩnh vực du lịch với các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp du lịch trong cả nước, nhất là của TP HCM và các địa phương bạn trong vùng ĐBSCL. Đồng Tháp cam kết sẽ tiếp tục đóng góp tích cực cho cơ chế liên kết hợp tác phát triển du lịch liên vùng ngày càng bền chặt, hiệu quả”, ông Nghĩa nói.

Là người trực tiếp làm du lịch nông nghiệp, hơn ai hết bà Lê Thị Bé Bảy, thành viên CLB Du lịch cộng đồng Cồn Sơn (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) thấu hiểu những khó khăn, lợi thế của bà con làm du lịch. Theo bà Bé Bảy, bà con nông dân nên chuyển hướng sang làm du lịch nông nghiệp để phát triển kinh tế ổn định và thu nhập cao hơn.

“Khi làm du lịch, bà con sẽ được tiếp cận nhiều kiến thức mới, kinh nghiệm giao tiếp và nâng cao giá trị nông sản của mình. Cụ thể, ở Cồn Sơn (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) nhà vườn phục vụ khách tham quan và bán trái cây tại vườn, thu nhập cao hơn 300% so với lúc chưa làm du lịch. Hơn nữa, nông sản (trái cây) của bà con sẽ được chế biến đóng gói thành các mặt hàng tiêu dùng tiện lợi hơn”, bà Bé Bảy nói.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cũng đề cao vai trò của sự liên kết trong phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch nông nghiệp. Theo ông Đức, TP HCM là một đô thị hiện đại, nông nghiệp là một trong những tài nguyên du lịch góp phần tạo nên sự đa dạng của du lịch đô thị. TP HCM đã có một số sản phẩm du lịch gắn với nông nghiệp như các chương trình “Bình Chánh những điều chưa kể”, “Ngày bình yên trên vùng Đất Thép”, “Hóc Môn trên bến dưới thuyền”, “Thành phố xanh bên dòng sông Sài Gòn”, “Lắng nghe hơi thở của rừng” kết hợp phương tiện đường thủy và đường bộ, kết hợp tham quan các công trình kiến trúc hiện đại với trải nghiệm thiên nhiên ở ngoại ô thành phố.

Nhận thức được tầm quan trọng của du lịch nông nghiệp đối với ĐBSCL, những năm qua, việc phát triển và nâng cao chuỗi giá trị của sản phẩm du lịch nông nghiệp giữa ĐBSCL và TP HCM được các địa phương chú trọng đầu tư gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. Nhiều sản phẩm du lịch nông nghiệp cũng được hình thành, các hoạt động hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong phát triển sản phẩm du lịch và sản phẩm OCOP cũng đã được tổ chức, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của vùng ĐBSCL và TP HCM.

Theo ông Đức, sau đại dịch COVID-19, xu hướng du lịch chung đã có sự thay đổi. Du lịch nhóm nhỏ gồm gia đình và bạn bè, du lịch kết hợp nghỉ dưỡng, du lịch phục hồi sức khỏe, du lịch trải nghiệm gắn với tìm hiểu thiên nhiên, du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng gắn với văn hóa địa phương là những xu hướng đang trở thành chủ đạo. Từ đó chúng ta cần có hướng triển khai và tiếp cận du khách thật phù hợp.

Phát triển hạ tầng rút ngắn khoảng cách

Để công tác liên kết hợp tác đạt hiệu quả cao, ông Đức đề nghị, 14 địa phương cần tập trung nâng cấp và phát triển hạ tầng giao thông cả đường thủy lẫn đường bộ để rút ngắn thời gian di chuyển giữa các địa phương; chú trọng đầu tư các trạm dừng chân đủ tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch nhằm tạo động lực để doanh nghiệp hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch liên vùng kết hợp quảng bá sản phẩm và đặc sản nông nghiệp của địa phương.

Đồng thời, các địa phương có chính sách kích cầu đầu tư, trong đó có hỗ trợ lãi vay cho các cá nhân, tổ chức đầu tư phát triển du lịch sinh thái, phát triển sản phẩm OCOP đảm bảo chất lượng và nguồn cung ổn định. Tăng cường xây dựng câu chuyện về sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực của địa phương và đẩy mạnh quảng bá sản phẩm thông qua các hội chợ, triển lãm, các khu điểm du lịch và phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử, sàn giao dịch thương mại hoặc các gian hàng trên nền tảng công nghệ.

Bên cạnh đó, cần phối hợp xây dựng sản phẩm, chương trình du lịch nông nghiệp đa dạng, độc đáo, chất lượng cao với các nhóm sản phẩm trọng tâm. “Đặc biệt, phát triển du lịch nông nghiệp theo hướng du lịch có trách nhiệm gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, bảo vệ môi trường sinh thái, tăng tính cạnh tranh và xây dựng thương hiệu cho từng địa phương cũng như thương hiệu chung của cả vùng”, ông Đức nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.