Phát triển du lịch đêm vẫn là “bài toán” khó

Phố đi bộ quanh thành cổ Sơn Tây tại Hà Nội. (Ảnh: VGP/PL)
Phố đi bộ quanh thành cổ Sơn Tây tại Hà Nội. (Ảnh: VGP/PL)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thời gian gần đây, nhiều tỉnh, thành như Hà Nội, Đà Nẵng, Đà Lạt,… liên tục thông báo kế hoạch xây dựng, tăng cường, mở rộng các sản phẩm du lịch đêm, giải trí “không ngủ”. Làm sao để dịch vụ về đêm hút khách vốn là vấn đề không mới, nhưng đây vẫn là “bài toán” nhiều năm chưa có lời giải với ngành du lịch nước ta.

Dự kiến nhiều mô hình mới mẻ

Bộ VH,TT&DL mới ban hành Đề án Một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm. Theo đó, đến năm 2025, mục tiêu của các địa bàn Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hội An (Quảng Nam), Đà Lạt (Lâm Đồng), Cần Thơ, Phú Quốc (Kiên Giang), TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu có tối thiểu 1 mô hình về phát triển sản phẩm du lịch đêm. Đặc biệt, các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh sẽ phải hình thành tổ hợp giải trí đêm riêng biệt. Mục tiêu cụ thể là tăng thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch ở các địa bàn thực hiện Đề án ít nhất 1 đêm. Ngoài ra, các giải pháp đều phải hướng tới phát huy lợi thế các dịch vụ ban đêm để phát triển sản phẩm du lịch đêm ở Việt Nam đa dạng, đặc sắc, bền vững, có chất lượng và giá trị gia tăng cao.

Thực hiện Đề án này, Hà Nội đã nhanh chóng thông tin về việc sẽ vận hành tổ hợp vui chơi giải trí “không ngủ” đầu tiên ở phía đông Thủ đô vào cuối năm nay. Điều đáng chú ý đối với nhiều du khách trẻ là show diễn thực cảnh The Grand Voyage - một show diễn trên thuyền với sự kết hợp của âm thanh và ánh sáng hiện đại. Bên cạnh đó là nhiều địa điểm, hoạt động vui chơi giải trí để phục vụ nhu cầu “đi đâu, chơi gì, ăn gì” vào ban đêm của du khách khi đến Hà Nội.

Tại TP Đà Nẵng cũng vừa khai trương quần thể không gian văn hóa “phố đi bộ - phố thanh toán không dùng tiền mặt - chợ đêm An Thượng” tại Khu phố du lịch An Thượng vào ngày 15/7. Để bảo đảm chất lượng du lịch và các vấn đề an toàn, an ninh trật tự, UBND quận Ngũ Hành Sơn đã ban hành Quy chế quản lý hoạt động Khu phố du lịch An Thượng. Không gian tuyến phố đi bộ - chợ đêm có các gian hàng sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, ẩm thực, mua sắm của du khách, như triển lãm sản phẩm OCOP, biểu diễn nghệ thuật ngoài trời…

Trước đó, vào đầu tháng 7, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng ban hành kế hoạch triển khai mô hình thí điểm phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn. Theo kế hoạch, các mô hình thí điểm phát triển kinh tế đêm sẽ được chia thành 2 giai đoạn, 2022 - 2023 và 2024 - 2030.

Làm sao để hút khách?

Các tỉnh, thành ban hành định hướng, kế hoạch phát triển du lịch về đêm cho thấy quyết tâm đổi mới của ngành Du lịch nhằm khai thác, phát huy tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm của từng địa phương. Tuy nhiên, các dịch vụ đêm sau khi được triển khai sẽ đem đến hiệu quả hút khách như thế nào vẫn còn là ẩn số.

Những năm qua, nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam hay không ít du khách trong nước đã nhiều lần phản ánh về việc “không biết làm gì về đêm” hoặc “quá ít các dịch vụ ăn chơi buổi tối”. Các cơ quan chức năng địa phương cũng đã đưa ra nhiều kế hoạch, giải pháp nhằm tăng thêm trải nghiệm về đêm cho du khách. Tuy nhiên, đến nay các sản phẩm du lịch về đêm vẫn chỉ xuất hiện manh mún, chưa thực sự có một sản phẩm nào ấn tượng, mang bản sắc đặc trưng của du lịch Việt, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Bên cạnh đó, không phải tất cả mô hình du lịch về đêm đều sẽ hút khách. Điển hình như mô hình phố đi bộ về đêm đã được áp dụng ở nhiều nơi nhưng chỉ đem đến hiệu quả với một số tỉnh, thành. Ngay tại Hà Nội, so với phố đi bộ Hồ Gươm, quận Hoàn Kiếm luôn đông đúc, hút khách thì phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ lại thường ghi nhận cảnh đìu hiu.

Việc triển khai các mô hình thí điểm phát triển kinh tế ban đêm tại các tỉnh, thành vẫn đối mặt với nhiều thách thức, đơn cử: các mô hình phải thực sự mới lạ, tận dụng tiềm năng, lợi thế từng địa phương; rủi ro, tác động tiêu cực đến an ninh chính trị và trật tự an toàn; nguồn nhân lực du lịch về đêm vẫn còn thiếu; thiếu cơ chế thu hút doanh nghiệp tham gia hiệu quả vào tham vấn và thực thi chính sách phát triển kinh tế ban đêm...

Đọc thêm

Đà Lạt phát triển du lịch xanh và công nghiệp văn hóa

Các đại biểu tham gia thảo luận: Chung tay phát triển du lịch xanh Đà Lạt từ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa địa phương.
(PLVN) - Ngày 18/12, UBND TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) phối hợp với báo Tuổi trẻ tổ chức hội thảo “Đà Lạt phát triển du lịch xanh và công nghiệp văn hóa từ tài nguyên thiên nhiên đa dạng sinh học và văn hóa địa phương”.

Tàu siêu tốc xuyên Đại Tây Dương từ New York đến London chỉ trong gần 1 giờ

Tàu siêu tốc xuyên Đại Tây Dương từ New York đến London chỉ trong 1 giờ (Ảnh: NDTV)
(PLVN) - Ý tưởng táo bạo về một đường hầm xuyên Đại Tây Dương kết nối New York và London đang trở lại, hứa hẹn rút ngắn thời gian di chuyển giữa hai thành phố xuống còn chưa đầy một giờ. Dự án không chỉ mở ra kỷ nguyên mới cho giao thông liên lục địa mà còn mang đến giải pháp thân thiện với môi trường so với hàng không truyền thống.

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt
(PLVN) - Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt năm 2024 diễn ra ngày 13/12 tại Quảng trường Lâm Viên (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) với nhiều chương trình hấp dẫn như trải nghiệm làm kim chi, mặc hanbok, làm diều thủ công Hàn Quốc, đêm ca nhạc do nhóm B-boy Hàn Quốc SDG Crew, nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Queen biểu diễn…

Sôi động mùa du lịch cuối năm

Tuần lễ Du lịch TP HCM lần thứ 4 năm 2024 diễn ra sôi nổi với đa dạng hoạt động vui chơi, giải trí, ẩm thực, tạo sức hút người dân và du khách. (Ảnh: DNTT)
(PLVN) - Chỉ còn vài tuần nữa sẽ kết thúc năm 2024, đây là thời điểm mùa du lịch, lễ hội chuẩn bị bắt đầu. Ngành du lịch các tỉnh, địa phương đang chuẩn bị hàng loạt các sự kiện, hoạt động hấp dẫn thu hút du khách trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới.

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ An Phong cho rằng, du lịch nông thôn không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn các giá trị cảnh quan, sinh thái, môi trường, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp góp phần thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng giữa người dân nông thôn và đô thị.

Cần có tour du lịch thân thiện dành cho người khuyết tật

 Những người khuyết tật mong có nhiều điểm du lịch tiếp cận thân thiện để họ dễ dàng đi du lịch, trải nghiệm. (Ảnh: Hải Vân)
(PLVN) - Việt Nam đang tích cực phấn đấu trở thành một trong những điểm đến du lịch thân thiện hàng đầu thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này, ngành du lịch Việt khó thể bỏ sót một số lượng lớn du khách tiềm năng là người khuyết tật (NKT) và cả người cao tuổi cần hỗ trợ.