Tuy sở hữu những bãi biển đẹp nổi tiếng như Hạ Long, Cát Bà, Nha Trang, Phú Quốc, Vũng Tàu… nhưng thực tế du lịch biển Việt Nam vẫn chưa có quy hoạch phát triển đồng bộ. Đó cũng là nguyên nhân khiến du lịch biển Hải Phòng chưa có bứt phá …
Mũi Né (Phan Thiết)
|
Tiềm năng lớn
Với hơn 3.260 km bờ biển, hàng nghìn đảo lớn nhỏ, hàng trăm bãi tắm cát trắng, nước trong xanh trải dài ven biển, Việt Nam là nước có quá nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển. Thậm chí, các chuyên gia du lịch đã khẳng định du lịch biển và kinh tế đảo là 1 trong 5 đột phá về kinh tế biển đảo những năm tới ở Việt Nam. Trong đó, những khu vực biển có tiềm năng lớn đã đầu tư phát triển là Trà Cổ-vịnh Hạ Long- Hải Phòng- Cát Bà; Sầm Sơn- Cửa Lò; Nhật Lệ- Cửa Tùng- Cửa Việt; Huế- Đà Nẵng- Quảng Nam; Quảng Ngãi- Quy Nhơn; Vân Phong- Đại Lãnh- Nha Trang; Ninh Thuận - Phan Thiết- Mũi Né; Vũng Tàu- Long Hải- Cần Giờ- Côn Đảo; Hà Tiên- Phú Quốc….Sự có mặt của các tập đoàn quản lý khách sạn, resort lớn nổi tiếng trên thế giới tại Việt Nam: Furama, General, Accor, Starwood, Marriot... càng làm tăng thêm sức hấp dẫn của du lịch biển Việt Nam.
Vịnh Bái Tử Long (Quảng Ninh)
|
Theo các chuyên gia du lịch, biển Việt
Theo số liệu thống kê trong vòng 10 năm trở lại đây, vùng ven biển là lãnh thổ thu hút hằng năm trên 73% số lượt khách du lịch quốc tế đến các địa phương trong lãnh thổ Việt Nam với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 31%/năm. Năm 1997 số lượt khách du lịch quốc tế đến vùng ven biển đạt 2,127 triệu, năm 2002 gần 5,3 triệu lượt và năm 2008 các tỉnh ven biển đón khoảng 9 triệu lượt khách quốc tế. Thu nhập từ du lịch của các địa phương ven biển luôn chiếm tỷ lệ lớn (trên 70%) trong tổng thu nhập xã hội từ du lịch của cả nước.
Nhưng phát triển manh mún và chưa đồng bộ!
Mặc dù được khẳng định có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, song so với tiềm năng, lợi thế, thì du lịch biển Việt
Thánh địa Mỹ Sơn
|
Phía Bắc thì khu vực Hạ Long, Đồ Sơn, Cát Bà, Sầm Sơn chỉ dùng để đón khách nội địa hoặc khách Trung Quốc có chi phí thấp. Miền Nam- Trung Bộ cũng chỉ có Lăng Cô, Sơn Trà, Hội An, Cù Lao Chàm, Côn Đảo... là phát triển ổn định và còn có chỗ để thu hút các dự án du lịch lớn. Các khu Mỹ Khê, Mũi Né, Ninh Thuận, Phan Thiết, Phú Yên, Nha Trang, Hà Tiên, Vũng Tàu... thì gần như đã bị “băm nát” bởi những khách sạn và resort nhỏ. PGS. TS. Phạm Trung Lương, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch cho rằng, Việt Nam chưa được xem là điểm đến hấp dẫn trong các hành trình du lịch tàu biển khu vực và quốc tế. Đồng thời, những sản phẩm du lịch biển đặc sắc, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế để thu hút nhiều hơn khách từ những thị trường trọng điểm như Nhật Bản, Đức, Mỹ... chưa được hình thành rõ nét. Cho đến nay cả nước chưa có khu du lịch biển tổng hợp đạt trình độ quốc tế.
Bãi biển Nha Trang (Khánh Hòa)
|
Tiềm năng du lịch biển Hải Phòng rất đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều giá trị đã được thế giới công nhận. Sự phong phú và đa dạng của tài nguyên du lịch biển có giá trị quốc tế là những lợi thế của Hải Phòng. Những giá trị đó có thể khai thác triệt để để tạo nên những sản phẩm du lịch biển đặc thù, mang tầm vóc quốc gia để tạo nên thương hiệu du lịch biển trong khu vực và quốc tế. Một số sản phẩm du lịch biển Việt
Quỳnh Phương