Phát triển đô thị chống chịu thiên tai

Bão Yagi gây ảnh hưởng nặng nề đến hạ tầng, mỹ quan đô thị. (Ảnh: PV)
Bão Yagi gây ảnh hưởng nặng nề đến hạ tầng, mỹ quan đô thị. (Ảnh: PV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những tác động nghiêm trọng của bão số 3 Yagi đối với Thủ đô Hà Nội và nhiều thành phố miền Bắc cho thấy mức độ “mong manh” của các đô thị trước tác động của biến đổi khí hậu. Trong khi đó, các hiện tượng thời tiết cực đoan, bất thường như mưa bão, lũ lụt, nắng nóng kéo dài đang có xu hướng xảy ra nhiều hơn, khó dự đoán hơn, đe dọa đến môi trường và đời sống con người.

Hồi chuông cảnh tỉnh

Tại Hà Nội, cơn bão Yagi kéo theo nhiều ngày mưa lớn liên tiếp đã gây ra tình trạng ngập lụt nghiêm trọng ở nhiều địa bàn của Thủ đô, điển hình là Long Biên, Hoàn Kiếm, Ba Đình,… Cùng với đó, tình trạng giao thông tắc nghẽn kéo dài thường xuyên xảy ra do nhiều tuyến phố nội đô chìm trong nước, hàng ngàn cây gãy đổ chưa được xử lý.

Nhiều nhà cửa và cơ sở hạ tầng bị hư hại nặng nề. Đời sống sinh hoạt của người dân tại nhiều phường, xã trở nên khó khăn, gián đoạn bởi bão lũ. Đáng nói, đây không phải là lần đầu tiên Thủ đô Hà Nội phải hứng chịu những cơn bão và đợt mưa lớn gây ngập lụt. Những năm gần đây, hiện tượng này xảy ra với tần suất dày đặc hơn.

Những đô thị sát biển như TP Hải Phòng còn ghi nhận thiệt hại nặng nề hơn, dù đã có những phương án chuẩn bị ứng phó từ trước. Bên cạnh thương vong, nhiều tuyến đường, tuyến phố bị gãy đổ cây xanh, đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu, biển báo, đường dây thông tin, bị ngập nước gây ách tắc nghiêm trọng. Hoạt động giao thông bị đình trệ, gián đoạn trong một số thời điểm.

Nhiều nhà dân, trụ sở cơ quan, cơ sở doanh nghiệp, kho tàng, xưởng sản xuất, trang trại chăn nuôi bị hư hại, tốc mái, cột điện bị gãy đổ. Hàng ngàn héc ta diện tích lúa, rau màu, cây ăn quả, cây cảnh bị gãy đổ, hư hại, ảnh hưởng nặng nề. Thành phố nhận định, tình hình thiệt hại ở mức rất lớn nhưng chưa thể đánh giá, thống kê chính xác, chi tiết.

Sự kiện cơn bão “lịch sử” với khu vực miền Bắc đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về yêu cầu phát triển các đô thị bền vững, có khả năng chống chịu với các tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, đây không phải là thách thức với riêng Hà Nội, Hải Phòng hay các thành phố ở phía Bắc mà với toàn bộ các đô thị trên lãnh thổ Việt Nam.

Với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, hầu hết các thành phố lớn, nhỏ đều đang trở nên dễ tổn thương hơn trước tác động của thiên tai, thời tiết dị thường. Cụ thể, quá trình đô thị hóa không kiểm soát, hạ tầng cũ kỹ, hệ thống thoát nước không đáp ứng đủ nhu cầu là những nguyên nhân chính khiến tình trạng ngập lụt nghiêm trọng hơn sau mỗi đợt mưa bão.

Hoàn thiện chiến lược ứng phó biến đổi khí hậu

Để phát triển các đô thị bền vững và tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu, Việt Nam cần xây dựng kịch bản ứng phó toàn diện và chính sách thích ứng linh hoạt. Các chính sách không chỉ tập trung vào giảm thiểu thiệt hại mà còn hướng tới việc xây dựng hạ tầng chống chịu thiên tai, giảm nhẹ áp lực lên môi trường và bảo vệ cộng đồng.

Một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng trong Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, là nâng cao năng lực chống chịu của hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị. Nhiệm vụ quan trọng tiên quyết là phải rà soát, xây dựng và hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành xây dựng và đô thị ứng phó với thiên tai trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Bên cạnh đó, kế hoạch quốc gia cũng đặt trọng tâm vào các biện pháp cải tạo cơ sở hạ tầng ngành xây dựng và đô thị như thúc đẩy các chương trình, dự án nâng cao năng lực chống ngập lụt đô thị, ứng dụng công nghệ mới, vật liệu bền vững, có tính chống chịu cao cho công trình nhà ở đô thị…

Theo các chuyên gia, một trong những yếu tố quan trọng trong phát triển đô thị bền vững là quy hoạch đô thị phải tích hợp khả năng chống chịu thiên tai. Các thành phố cần được quy hoạch với hệ thống hạ tầng hiện đại, bao gồm hệ thống thoát nước, bờ kè, đê điều để chống ngập úng trong mùa mưa lũ.

Đồng thời, cần có các vùng đệm thiên nhiên như công viên cây xanh, hồ điều hòa để giảm thiểu tác động của lũ lụt và tăng cường khả năng thẩm thấu nước. Hà Nội đã có những bước tiến trong việc phát triển hệ thống hồ điều hòa tại các khu vực như hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm và nhiều hồ khác.

Mặt khác, hệ thống thoát nước tại nhiều đô thị lớn của Việt Nam, bao gồm Hà Nội, vẫn còn rất hạn chế. Những trận mưa lớn trước đó, chưa nói đến bão Yagi, đã khiến nhiều con đường tại Hà Nội đã “biến thành sông” chỉ sau vài giờ mưa liên tục, cho thấy hệ thống thoát nước chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu chống chịu bão lũ, đòi hỏi cần sớm nâng cấp hệ thống thoát nước cho Thủ đô.

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, các đô thị đã phát triển hệ thống cảnh báo lũ và quản lý rủi ro hiệu quả. Việc sử dụng công nghệ tiên tiến để dự báo tình hình thời tiết, đo lường lưu lượng nước và theo dõi tình hình ngập lụt sẽ giúp các cơ quan chức năng có thể đưa ra các biện pháp phòng, chống kịp thời và hiệu quả. Ngoài các giải pháp kỹ thuật, cộng đồng, đặc biệt ở các khu vực dễ bị tổn thương, cần được trang bị kiến thức và kỹ năng để có thể tự bảo vệ mình và giảm thiểu thiệt hại trong các tình huống khẩn cấp.

Đọc thêm

Trồng lại hơn 4.100 cây xanh bị gãy, đổ ở Hà Nội

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tại cuộc họp báo do UBND TP Hà Nội tổ chức hôm qua (3/10), ông Nguyễn Đức Hưng, Giám đốc Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật Hà Nội (Trung tâm, Sở Xây dựng) cho biết, qua cơn bão số 3, đa số cây xanh gãy, đổ là do không chống chịu được sức tàn phá của thiên nhiên, đặc biệt hệ thống cây xanh Hà Nội có tỷ lệ cây già cỗi lớn, môi trường đô thị chật hẹp, không đủ điều kiện cho bộ rễ phát triển tương đương tán lá.

Đồng Nai tổ chức họp liên ngành để xử lý 20 cá thể hổ Bengal và 1 cá thể báo đã chết

Đồng Nai tổ chức họp liên ngành để xử lý 20 cá thể hổ Bengal và 1 cá thể báo đã chết
(PLVN) - Ngày 3/10, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Đồng Nai cho biết đã tổ chức cuộc họp liên ngành với Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường - Công an tỉnh, UBND TP Biên Hòa, Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh và Hạt Kiểm lâm TP Biên Hòa để thống nhất phương án xử lý đối với 21 cá thể hổ, báo bị chết .

Đà Lạt sẽ lắp camera năng lượng mặt trời bảo vệ rừng

Đà Lạt sẽ lắp camera năng lượng mặt trời bảo vệ rừng
(PLVN) - Từ nay tới cuối năm 2024, lực lượng Kiểm lâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) sẽ lắp đặt hệ thống camera năng lượng mặt trời tại các khu vực trọng điểm phá rừng, lấn chiếm đất rừng để nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng, theo ông Lê Thái Sơn - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm TP Đà Lạt.

Siêu bão Krathon đi vào biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão Krathon. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, sáng sớm nay, 1/10, bão Krathon đã đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, mạnh lên cấp 16 (cấp siêu bão).

Bắc Ninh 'tuyên chiến' với một số 'điểm nóng' ô nhiễm

Một cơ sở sản xuất giấy tại phường Phong Khê, TP Bắc Ninh. (Ảnh: Khương Lực)
(PLVN) - Thời gian qua, Cụm công nghiệp (CCN) Phú Lâm (huyện Tiên Du), phường Phong Khê (TP Bắc Ninh) và xã Văn Môn (huyện Yên Phong) được đánh giá là một số “điểm nóng” về ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, với sự vào cuộc của các cơ quan ban, ngành nhiều giải pháp chế tài đã được ban hành, áp dụng; từ đó, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các “điểm nóng” này đã dần “hạ nhiệt”.

Tuổi trẻ Thủ đô lan tỏa tình yêu thiên nhiên đến cộng đồng

Hàng trăm tình nguyện viên tham gia dọn rác trong sự kiện Ngày hội Dọn rác Thế giới 2024. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong những ngày cuối tuần qua, hàng trăm tình nguyện viên ở đủ các độ tuổi đã tham gia các chương trình bảo vệ môi trường như dọn rác, thu gom, tái chế rác… Những hành động dù nhỏ bé nhưng có ý nghĩa lớn lao, góp phần lan tỏa thông điệp về tình yêu thiên nhiên, thúc đẩy nhận thức cộng đồng và thói quen ứng xử thân thiện với môi trường, vì một Thủ đô xanh.

Tuần này Bắc Bộ chuyển mát, có nơi chuyển rét

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, do chịu tác động của không khí lạnh, trong tuần này (30/9-6/10) khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển mát, đêm và sáng trời lạnh; riêng vùng núi Bắc Bộ trời rét.