Phát thanh, truyền hình theo yêu cầu: Chương trình tin tức, thời sự phải được cơ quan báo chí biên tập trước khi cung cấp trên dịch vụ

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Biên tập, phân loại nội dung phát thanh, truyền hình theo yêu cầu là một trong những điểm mới được nêu tại Nghị định 71/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18/01/2016 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình.

Theo Nghị định 71/2022/NĐ-CP, việc biên tập, phân loại nội dung phát thanh, truyền hình theo yêu cầu thực hiện như sau:

Đối với chương trình tin tức, thời sự; các chương trình về chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, xã hội: Phải được cơ quan báo chí có Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình sản xuất, biên tập trước khi cung cấp trên dịch vụ;

Đối với phim: Trước khi cung cấp trên dịch vụ, đơn vị cung cấp dịch vụ phải bảo đảm điều kiện thực hiện phân loại phim theo quy định của Chính phủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung, kết quả phân loại phim theo tiêu chí phân loại do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) quy định; trường hợp đơn vị cung cấp dịch vụ chưa bảo đảm điều kiện thực hiện phân loại phim thì đề nghị Bộ VHTT&DL hoặc cơ quan được Bộ VHTT&DL ủy quyền thực hiện phân loại đối với phim chưa được cấp Giấy phép phân loại phim hoặc Quyết định phát sóng;

Đối với chương trình thể thao, giải trí: Phải được biên tập, phân loại trước khi cung cấp trên dịch vụ và hiển thị cảnh báo trong khi cung cấp dịch vụ, bảo đảm không vi phạm các điều cấm theo quy định pháp luật Việt Nam. Đơn vị cung cấp dịch vụ căn cứ nguyên tắc biên tập, phân loại và cảnh báo nội dung theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) và quy định của pháp luật liên quan để thực hiện hoạt động biên tập, phân loại.

Đối với việc biên dịch nội dung phát thanh, truyền hình theo yêu cầu, Nghị định 71/2022/NĐ-CP quy định: Việc biên dịch phim, chương trình nước ngoài phải bảo đảm tôn trọng, bảo tồn sự trong sáng của tiếng Việt, bảo đảm không vi phạm các điều cấm theo quy định pháp luật Việt Nam. Nội dung biên dịch đối với từng loại chương trình (nếu có) được thực hiện biên tập, phân loại như quy định nêu trên. Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan ngăn chặn việc phổ biến các nội dung phát thanh, truyền hình theo yêu cầu không thực hiện biên tập, phân loại theo các quy định nói trên.

Ngoài ra, Nghị định 71/2022/NĐ-CP cũng quy định rõ và cụ thể hơn đối với nội dung gói thông tin dịch vụ cơ bản trên phát thanh, truyền hình trả tiền. Theo đó, gói dịch vụ cơ bản được quy định là gói dịch vụ mà đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền phải cung cấp đến thuê bao và phải được thể hiện trong hợp đồng cung cấp dịch vụ, bao gồm: các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu; có thể có các kênh chương trình trong nước, kênh chương trình nước ngoài, cụ thể:

Các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia phải được cung cấp đến tất cả thuê bao; Các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của địa phương phải được cung cấp đến các thuê bao tại địa phương nơi đơn vị cung cấp dịch vụ theo địa bàn hành chính, trừ trường hợp đơn vị cung cấp dịch vụ sử dụng công nghệ truyền dẫn, phát sóng không có khả năng chèn hoặc thay thế kênh chương trình;

Điểm nhận tín hiệu kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu thực hiện theo thỏa thuận giữa cơ quan báo chí có Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình và đơn vị cung cấp dịch vụ. Cơ quan báo chí quyết định điểm nhận tín hiệu từ Tổng khống chế của cơ quan báo chí hoặc từ một địa điểm có vị trí thuận lợi, gần nhất, phù hợp với các quy định của pháp luật để bảo đảm chất lượng tín hiệu và tiết kiệm chi phí truyền dẫn của đơn vị cung cấp dịch vụ; Các kênh chương trình nước ngoài và kênh chương trình trong nước khác do đơn vị cung cấp dịch vụ quyết định.

Nghị định 71/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023.

Đọc thêm

Vụ khiếu kiện kéo dài nhiều năm tại Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu): UBND thị xã kết luận 'phản ánh lấn chiếm con đường là không có cơ sở'

UBND thị xã cho biết con đường có nguồn gốc do chủ đất trước đây làm đường đi chung cho các hộ dân, không phải đất công do Nhà nước quản lý. (Ảnh: Tiến Dũng)
(PLVN) - Mới đây, PLVN có bài phản ánh việc ông Phạm Trọng Thái (ngụ khu phố Tân Hạnh, phường Phú Mỹ, TX Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu (BR-VT)) nhiều lần gửi đơn đến các cơ quan chức năng đề nghị kiểm tra, xử lý dứt điểm phản ánh của ông về việc một nhà hàng xóm “xây nhà lấn chiếm đường đi”.

Quy định mới về giám sát trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Từ ngày 15/11/2024, bỏ quy định giám sát CSGT bằng thiết bị ghi âm, ghi hình. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Bộ Công an đã ban hành Thông tư 46/2024/TT-BCA sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 67/2019/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trong đó sửa đổi, bổ sung quy định hình thức giám sát của Nhân dân trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Sở Y tế Thanh Hóa xử phạt Công ty Thẩm mỹ Kang Clinic

Cơ sở Kang Clinic tại số 30 đường Phan Bội Châu, TP Thanh Hóa. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Thực hiện Công văn 12083/UBND-TD ngày 19/8/2024 của UBND tỉnh Thanh Hóa, chỉ đạo trả lời Báo PLVN theo phản ánh của công dân về dấu hiệu vi phạm của cơ sở thẩm mỹ viện Kang Clinic; Sở Y tế đã có Công văn 5448/SYT-TTr trả lời kết quả xử lý đơn và kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm.

Hòa Bình: Phúc thẩm vụ kiện tháo dỡ công trình vi phạm

Bà Mỉa tại TAND tỉnh Hòa Bình sau phiên phúc thẩm. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - TAND tỉnh Hòa Bình vừa đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án hành chính về khiếu kiện quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả và hành vi hành chính; người khởi kiện là bà Nguyễn Thị Mỉa (ngụ xóm Vân Nam, xã Quang Tiến, TP Hòa Bình); người bị kiện là Chủ tịch UBND xã Quang Tiến.

Vụ kiện kéo dài tại dự án KDC Phú Thịnh (Biên Hòa, Đồng Nai): Hệ lụy từ việc Công ty CP Miền Đông bán đất khi chưa được cấp sổ đỏ

Một số hộ dân cho rằng các rắc rối bắt nguồn từ việc Cty Miền Đông vi phạm quy định kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai.
(PLVN) - Sự việc đã kéo dài 13 năm qua mà chưa có hướng “giải thoát”, khi Cty CP Miền Đông là DN kinh doanh bất động sản đã ký hợp đồng kinh tế với một cá nhân để chuyển nhượng một thửa đất, đến nay người mua vẫn chưa thể làm sổ đỏ. Sau phiên sơ thẩm, cấp phúc thẩm đã hủy án, xử lại từ đầu.

Trách nhiệm của chủ xe như thế nào khi cho người khác mượn xe gây tai nạn?

Trách nhiệm của chủ xe như thế nào khi cho người khác mượn xe gây tai nạn?
(PLVN) - Bạn Trần Lý (Hà Nội) hỏi: Em cho người bạn mượn xe máy, bạn điều khiển và chạy sai luật (đi ngược chiều) và va chạm với người đi bộ khiến người này bị gãy chân. Hiện bạn em phải chịu chi phí điều trị thời gian nằm viện cũng như phí bồi thường sau khi ra viện. Cho em hỏi, em là chủ xe thì có phải bồi thường hay bị ảnh hưởng gì không?

Bộ Nội vụ yêu cầu gì đối với các bộ, ngành, địa phương trong cải cách hành chính ?

Ông Phạm Minh Hùng - Vụ trưởng Vụ cải cách hành chính (Bộ Nội vụ) chia sẻ thông tin về cải cách hành chính trong thời gian qua.
(PLVN) - Nhằm không ngừng đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước các cấp; Bộ Nội yêu cầu các bộ, ngành, địa phương căn cứ kết quả Chỉ số cải cách hành chính do Ban Chỉ đạo công bố tiến hành phân tích, quán triệt, có biện pháp kịp thời khắc phục những tồn tại hạn chế đã được chỉ ra…

Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có được xuất hóa đơn không?

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Duy Anh (Quảng Nam) hỏi: Do tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên công ty tôi đã thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Tuy nhiên tôi xin hỏi, doanh nghiệp (DN) tạm ngừng kinh doanh thì có được xuất hóa đơn không? Và có phải nộp lệ phí môn bài trong thời gian tạm ngừng kinh doanh không?