Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử tại địa phương

Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: PV)
Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Tham luận của một số đại biểu trình bày tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 ngày 25/3 đã cho thấy vai trò quan trọng của các cơ quan dân cử trong hoạt động giám sát, góp phần không nhỏ vào những thành quả về phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Trình bày tham luận với nội dung “Giải pháp phát huy vai trò, thẩm quyền của HĐND tỉnh và đại biểu HĐND trong việc quyết định và giám sát những vấn đề quan trọng của địa phương xây dựng cơ chế phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh năm 2023”, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký cho biết, đây là một nội dung sát với thực tiễn trong tư duy đột phá, đổi mới của Quảng Ninh trong thời gian qua.

Năm 2023, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều đổi mới tổ chức và hoạt động nhằm hiện thực hóa thể chế dân chủ, trở thành một cấu phần quan trọng bậc nhất của quản trị địa phương, nhất là trên các phương diện đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân, quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, giám sát quyền lực nhà nước tại địa phương, đã tổ chức thành công 4 kỳ họp, ban hành 68 nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tiễn yêu cầu đổi mới phát triển của tỉnh Quảng Ninh trong năm 2023.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký nêu rõ, để đạt được những kết quả nổi bật về kinh tế - xã hội, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp, phát huy vai trò, thẩm quyền trong việc quyết định và giám sát những vấn đề quan trọng của địa phương xây dựng cơ chế phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký. (Ảnh: Phạm Thắng)

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký. (Ảnh: Phạm Thắng)

Trong đó, đã phát huy hiệu quả chức năng giám sát, góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thực thi chính sách, pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương. Điều này được thể hiện qua giám sát dân chủ, công khai, minh bạch thông tin tại các kỳ họp HĐND tỉnh, đổi mới tích cực hoạt động giám sát bằng hình thức chất vấn và xem xét trả lời chất vấn, đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả các phiên giải trình năm 2023.

Năm 2023, HĐND, Thường trực, các Ban, các Tổ đại biểu HĐND tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện 7 cuộc giám sát chuyên đề việc thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh. Đồng thời, triển khai 32 cuộc giám sát, khảo sát thường xuyên, đột xuất có trọng tâm, trọng điểm, kịp thời cung cấp thông tin cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành chung của tỉnh phục vụ công tác thẩm tra các nội dung trình kỳ họp.

Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký nhấn mạnh, hoạt động giám sát của HĐND tỉnh được đổi mới theo hướng thực chất, hiệu quả, nhất là đã phân định rõ trách nhiệm, tăng cường giám sát chuyên đề đối với các vấn đề nóng, cấp thiết được dư luận quan tâm. Hình thức giám sát đa dạng phù hợp với từng nội dung giám sát; phạm vi các cuộc giám sát được mở rộng, giám sát đến xã, phường, thị trấn; Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh đã có những tác động tích cực tới việc bảo đảm thực thi pháp luật, góp phần thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, lợi ích nhóm, góp phần phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của tỉnh, đã tạo dựng được niềm tin của Nhân dân ngày càng cao.

Còn Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Nông Y Quang BKrông cho biết, kế thừa những thành tựu đạt được từ các năm trước và kinh nghiệm hoạt động, HĐND tỉnh Đắk Nông đã nêu cao vai trò, trách nhiệm, cơ bản hoàn thành tốt Chương trình, kế hoạch hoạt động năm 2023 đề ra. Đã tổ chức 18 phiên họp xem xét, giải quyết các vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp với 98 nội dung được giải quyết kịp thời, hiệu quả, đúng thẩm quyền, nhằm giải quyết các vấn đề quan trọng, cấp bách phát sinh trong thực tiễn ở địa phương. Tổ chức 6 cuộc giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh, Thường trực và các Ban HĐND tỉnh và nhiều cuộc khảo sát các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đầu tư, tài chính, ngân sách, liên quan đến đời sống xã hội của người dân, giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân…

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Nông Y Quang BKrông. (Ảnh: Phạm Thắng)

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Nông Y Quang BKrông. (Ảnh: Phạm Thắng)

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Nông Y Quang BKrông nêu rõ, thời gian qua, hoạt động chất vấn tại kỳ họp được HĐND tỉnh Đắk Nông quan tâm, chú trọng đổi mới về hình thức, nội dung, thu hút sự quan tâm, theo dõi của cử tri và Nhân dân trong tỉnh, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý nhà nước, tăng cường hiệu lực, hiệu quả giám sát của HĐND tỉnh. Nhìn chung, các phiên chất vấn và trả lời chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến nay được Thường trực HĐND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị kỹ lưỡng, đúng quy định pháp luật, các đại biểu HĐND tỉnh thực hiện khá tốt hoạt động chất vấn, số lượng đại biểu tham gia chất vấn, tranh luận ngày càng nhiều, thể hiện vai trò, trách nhiệm trước cử tri. Giám đốc các sở, ngành và lãnh đạo UBND tỉnh giải trình làm rõ nhiều vấn đề, thẳng thắn nhận trách nhiệm và quyết tâm đưa ra các giải pháp tháo gỡ, tạo niềm tin trong Nhân dân.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn tại kỳ họp, Thường trực HĐND tỉnh Đắk Nông đề xuất một số giải pháp, trong đó tập trung thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 ngày 12/9/2022 của UBTVQH về hướng dẫn hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực, các Ban, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của HĐND. Tăng cường tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND.

Đáng lưu ý, nâng cao chất lượng lựa chọn nhóm vấn đề, nội dung chất vấn. Cụ thể, Thường trực HĐND tỉnh sớm chỉ đạo chuẩn bị nội dung chất vấn gửi đến các ban, đại biểu HĐND, Tổ đại biểu thảo luận, phân công đại biểu nghiên cứu, thảo luận, lựa chọn kỹ lưỡng các vấn đề lớn, “có tính thời sự” ở địa phương trước khi chất vấn. Tổ đại biểu phân công đại biểu am hiểu về lĩnh vực, nắm rõ nội dung chất vấn, có kỹ năng diễn đạt tốt để tham gia chất vấn tại kỳ họp.

Cùng với đó, UBND tỉnh chỉ đạo, phân công lãnh đạo các sở, ngành chuyên môn trả lời chất vấn nêu cao vai trò, trách nhiệm trước HĐND và trước cử tri, căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành và tình hình thực tiễn ở địa phương để trả lời chất vấn và giải trình làm rõ các vấn đề đại biểu quan tâm, đáp ứng nguyện vọng của cử tri. Nội dung trả lời chất vấn phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, tập trung đi thẳng vào vấn đề, không kể thành tích. Đặc biệt, phải xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm, giải pháp và thời gian giải quyết.

Đặc biệt, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Nông Y Quang BKrông cho rằng, cần tăng cường công tác chỉ đạo, theo dõi giám sát việc thực hiện các kết luận, cam kết lời hứa sau phiên chất vấn, phân công các Ban HĐND tỉnh, các Tổ đại biểu, đại biểu theo dõi, giám sát đến cùng việc thực hiện “lời hứa” sau chất vấn và báo cáo kết quả với HĐND tỉnh tại kỳ họp gần nhất.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.