Phát huy truyền thống vẻ vang 40 năm xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội

(PLVN) - Trải qua 40 năm phấn đấu không ngừng, Trường Đại học Luật Hà Nội đã trưởng thành vượt bậc, trở thành cơ sở đào tạo pháp luật lớn nhất của cả nước, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. 


Trường Đại học Luật Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 405/CP ngày 10 tháng 11 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở hợp nhất Khoa Pháp lý của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Trường Cao đẳng Pháp lý. Lúc đó, Trường có tên là Trường Đại học Pháp lý Hà Nội. 

Trong những năm đầu khi mới thành lập và hoạt động, Trường gặp rất nhiều khó khăn: Tổ chức bộ máy của Trường còn sơ khai, cơ sở vật chất nghèo nàn, địa điểm ở xa trung tâm Hà Nội (tại xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây cũ); quy mô tuyển sinh của Trường chỉ hạn chế ở 3 bậc đào tạo là trung cấp, cao đẳng và đại học với số lượng nhỏ.

Ngày 04 tháng 4 năm 2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 549/QĐ-TTg phê duyệt Đề án xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật. Thực hiện Đề án 549, từ năm 2013 đến nay, Trường đã có những bước phát triển vượt bậc với đội ngũ cán bộ, giảng viên vững mạnh; hệ thống chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo tiên tiến; cơ sở vật chất kĩ thuật, trang thiết bị, cơ sở thực hành và thư viện hiện đại, có mô hình quản trị tiên tiến, không ngừng khẳng định vị trí của cơ sở đào tạo hàng đầu và vai trò dẫn đầu trong mạng lưới cơ sở đào tạo luật của Việt Nam.

Các Đại biểu Quốc hội khóa XIV nguyên là giảng viên, sinh viên Trường ĐH Luật Hà Nội chụp ảnh kỷ niệm cùng lãnh đạo Bộ Tư pháp, Trường ĐH Luật Hà Nội
Các Đại biểu Quốc hội khóa XIV nguyên là giảng viên, sinh viên Trường ĐH Luật Hà Nội chụp ảnh kỷ niệm cùng lãnh đạo Bộ Tư pháp, Trường ĐH Luật Hà Nội 

Ngày 09 tháng 3 năm 2019, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức lễcông bố quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội tại tỉnh Đắk Lắk. Phân Hiệu được thành lập trên cơ sở trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột có ý nghĩa hết sức to lớn, không chỉ là cơ sở đào tạo cán bộ pháp luật lớn nhất khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, mà còn góp phần đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Đắk Lắk - trung tâm vùng Tây Nguyên.

Trong suốt 40 năm qua, Trường đã đào tạo được hàng trăm ngàn lượt sinh viên, học viên ở các trình độ, các hệ đào tạo, góp phần xây dựng, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ pháp luật cho đất nước, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Nhiều cựu cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên của Trường đã và đang giữ trọng trách trong các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương và địa phương; đã và đang là các nhà giáo, nhà nghiên cứu, các luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, doanh nhân... danh tiếng của đất nước. Trường đã có những đóng góp to lớn vào việc phát triển khoa học pháp lý; xây dựng, hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật ở Việt Nam và tham gia tích cực vào hoạt động hỗ trợ pháp luật cho các nước bạn trong khu vực Đông Nam Á. 

    Quy mô đào tạo của Trường không ngừng phát triển qua từng giai đoạn. Từ chỗ chỉ đào tạo vài trăm cử nhân đại học và cao đẳng pháp lý hằng năm, đến nay Trường đã đào tạo tất cả các cấp học, từ cử nhân đến thạc sĩ, tiến sĩ luật ở các hệ đào tạo chính quy, vừa học vừa làm, sau đại học với quy mô khoảng 15.000 sinh viên và học viên. 

Kể từ khi được giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học cho đến nay, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tuyển sinh và tổ chức đào tạo được 27 khóa cao học và 25 khóa nghiên cứu sinh, trong đó có 04 khóa đào tạo trình độ thạc sĩ và 01 khóa đào tạo trình độ tiến sĩ theo mô hình liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài (Pháp, Thụy Điển) với tổng số hơn 3000 học viên cao học và 200 nghiên cứu sinh đã tốt nghiệp. 

Cho đến nay, giảng viên Nhà trường đã chủ trì 55 đề tài cấp nhà nước, cấp Bộ và tương đương; hàng trăm đề tài cấp cơ sở, trong đó, riêng trong 05 năm từ 2014 - 2018, số lượng đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ và tương đương chiếm hơn 40% tổng số lượng đề tài đồng cấp tính từ khi thành lập Trường đến nay. Trong 3 năm gần đây 2016, 2017, 2018, trung bình hằng năm, Nhà trường đều tổ chức khoảng 50 hội thảo, tọa đàm khoa học các cấp. Ngoài ra, hằng năm, Trường cũng phối hợp với các đối tác nước ngoài tổ chức các hội thảo quốc tế tại Việt Nam hoặc nước ngoài. 

Trong 40 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có những nỗ lực đáng ghi nhận trong việc thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế, đặc biệt kể từ khi Trường thành lập thiết chế chuyên trách thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế vào năm 1998. Những nỗ lực này đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao vị thế, uy tín, năng lực hội nhập và cạnh tranh của Trường trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.

 Đến năm 2025 và xa hơn, Trường Đại học Luật Hà Nội xác định sẽ tập trung đổi mới tổ chức và quản lý nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động; Tập trung ưu tiên các nguồn nhân lực, vật lực để đầu tư xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội có chất lượng đào tạo cán bộ pháp luật hàng đầu của đất nước, cung ứng nguồn nhân lực trình độ cao, có bản sắc riêng trong lĩnh vực pháp luật, là trung tâm nghiên cứu, truyền bá khoa học pháp lý và cung cấp các sản phẩm pháp lý có uy tín trong khu vực…

Với những thành tích trên, Đảng và Nhà nước đã ghi nhận và tuyên dương Trường Đại học Luật Hà Nội với 3 lần tặng thường Huân chương lao động vào các năm 1980, 1989 và 1994, Huân chương Độc lập hạng 3 năm 2004, Huân chương Độc lập hạng nhì năm 2014. Đặc biệt, nhân kỷ niệm 40 năm thành lập Trường năm 2019, Chủ tịch nước đã quyết định tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất lần thứ 2 cho tập thể cán bộ công chức, viên chức và người lao động của Trường Đại học Luật Hà Nội.

Những kết quả đạt được trong chặng đường 40 năm xây dựng và phát triển là tiền đề quan trọng để Trường Đại học Luật Hà Nội tận dụng thời cơ, tận dụng điểm mạnh nhằm khắc phục những hạn chế, đối mặt với những khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng Trường thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật./.

 TS. Trần Quang Huy, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Đại học Luật Hà Nội

Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý Nguyễn Văn Cương:
Cảm ơn các thầy cô vẫn tiếp tục truyền lửa, giữ vững niềm tin vào công lý

Tôi thật may mắn khi từng là sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội, được nhiều thầy cô đáng kính dìu dắt trưởng thành và được làm bạn với bao người bạn mến yêu. Những kỷ niệm hơn 20 năm trước cùng nhiều người bạn của tôi như một phần ký ức không thể phai mờ. 

Tôi may mắn được tham gia làm Chủ tịch một số hội đồng bảo vệ luận văn của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội khi các em trực tiếp thuyết trình, bảo vệ luận văn bằng tiếng Anh. Tôi rất ấn tượng bởi các em thực sự giỏi hơn lớp người chúng tôi ngày trước rất nhiều. Vì thế, có lý do gì mà không đặt niềm tin vào thế hệ trẻ hôm nay và tương lai của Nhà nước pháp quyền XHCN và nền tư pháp hiện đại! 

Nhân dịp Trường Đại học Luật Hà Nội chào đón sinh nhật lần thứ 40, tôi xin kính chúc các thầy cô, các bạn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công! Cảm ơn các thầy cô vẫn tiếp tục truyền lửa, giữ vững một niềm tin vào sự tồn tại của công lý và hết lòng vì sự nghiệp trồng người!

Giám đốc Học viện Tư pháp Đoàn Trung Kiên:

Những năm tháng học tập tại Trường đã giúp tôi trưởng thành, vững vàng

Thấm thoát đã gần 20 năm kể từ ngày tôi tốt nghiệp cử nhân luật nhưng dù có thêm bao nhiêu năm nữa thì tâm trí tôi vẫn in sâu những tình cảm thân thương của các thầy cô, những ánh mắt bạn bè, những tiếng cười trong trẻo vang lên từ mỗi giảng đường, mỗi khuôn viên của nhà trường. Đối với tôi, Trường là nơi tôi đã gắn bó với tất cả nhiệt tình của tuổi trẻ, là nơi tôi học tập và lớn lên, là nơi tôi được giữ lại Trường làm giảng viên Khoa Pháp luật Kinh tế tròn một thập niên. 

Những năm tháng dưới mái trường, tôi không chỉ được học những kiến thức về chuyên ngành pháp luật kinh tế giúp tôi có những thành công bước đầu trong sự nghiệp mà thông qua các hoạt động khác đã giúp tôi trưởng thành, vững vàng hơn rất nhiều. Đến nay, Trường đã có bề dày truyền thống thành tích đáng tự hào, đặc biệt nhà trường xây dựng được đội ngũ thầy cô nhiệt huyết, tài năng. Tôi mong ở tuổi 40, Trường tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, vững bước trưởng thành và ngày càng đóng góp nhiều cho Bộ, ngành, đất nước và xã hội, khẳng định vị thế hàng đầu trong hệ thống các trường đại học Việt Nam và vươn tầm khu vực, thực sự trở thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật của cả nước trong thời đại 4.0.

PGS.TS Trần Ngọc Dũng (nguyên Trưởng Khoa Sau đại học, Trường Đại học Luật Hà Nội):

Tự hào góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp chung của nhà trường

Là một trong những giảng viên đầu tiên của Trường Đại học Luật Hà Nội, tôi đã chứng kiến sự lớn mạnh vượt bậc của Trường về mọi mặt so với lúc mới thành lập. Trường đã trở thành trung tâm đào tạo cán bộ pháp lý, trung tâm nghiên cứu khoa học pháp lý và trung tâm truyền bá các tư tưởng pháp lý lớn nhất nước, đúng như lời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã căn dặn. Để đạt được những thành công to lớn đó, tập thể cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên của Trường đã thể hiện sự đoàn kết, cố gắng phấn đấu, nỗ lực không mệt mỏi. 

Tôi tự hào rằng mình cũng đã kiên trì vượt qua mọi khó khăn, góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp chung của nhà trường. Tôi nguyện sẽ tiếp tục cống hiến hết sức mình vào công cuộc thực hiện sứ mạng vẻ vang của Trường, xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội trong giai đoạn mới.  

Hoàng Thư

Đọc thêm

Hoàn thiện quy định về phân cấp, phân quyền giữa trung ương và chính quyền địa phương

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) - Chiều 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức họp H ội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) với sự chủ trì của Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh. Về phía cơ quan chủ trì lập đề nghị có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cùng đại diện một số đơn vị thuộc Bộ.

Giải lan toả kết quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban tổ chức phát biểu tại buổi lễ.
(PLVN) - Thiết thực hướng đến Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống của ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2025) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI, 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), phát huy vai trò của báo chí, nâng cao chất lượng công tác thông tin truyền thông, góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển, sáng 22/11, Bộ Tư pháp phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất (gọi chung là Giải báo chí).

Bộ Pháp điển Việt Nam: Giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách

Ông Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp.
(PLVN) - Bộ Pháp điển Việt Nam là một công cụ tra cứu pháp luật hữu ích trong Kỷ nguyên mới. Việc Công bố và đưa Bộ Pháp điển vào cuộc sống là một trong các giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách, giảm chi phí tuân thủ pháp luật đồng thời mở ra những nguồn lực, tạo nên sức mạnh, hiệu quả cao trong việc xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật…

Đẩy mạnh xã hội hoá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí”

Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ tư pháp Phan Hồng Nguyên phát biểu khai mạc Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, tại tỉnh Sóc Trăng, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến thí điểm xây dựng mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí” với sự chủ trì của đồng chí Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng.

Xác định đúng và trúng giải pháp để đưa công tác xây dựng pháp luật lên tầm cao mới

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu khai mạc phiên họp.
(PLVN) - Ngày 21/11, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp Hội đồng khoa học Bộ với chủ đề “Nhận diện những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của Bộ, ngành Tư pháp trên cơ sở các phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây và Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại buổi làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp”. Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chủ trì phiên họp. Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Thư ký thi hành án Trần Văn Toán và những kỷ niệm “cưỡng chế” nhớ đời!

Anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.
(PLVN) -“Phải nhìn nhận, trong giai đoạn hiện nay hoạt động Thi hành án dân sự (THADS) vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn nhất định, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm cho đội ngũ Chấp hành viên khi tổ chức thi hành án” là chia sẻ của anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.

TS Lê Việt Nga: Người góp sức mở những “cung đường” cho hàng Việt vươn xa

TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)
(PLVN) -  Chỉ từ một lời “rủ rê” mà TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có 13 năm gắn bó với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Từ cuộc vận động này, cùng với nỗ lực, nhiệt huyết và tình yêu với hàng Việt của TS. Lê Việt Nga mà hàng Việt đã có một “cuộc trường chinh vạn dặm” vượt ra khỏi biên giới quốc gia, xuất hiện trên kệ những hệ thống siêu thị lớn nhất trên thế giới…

Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu kết luận phiên họp.
(PLVN) -Ngày 20/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.