Phát huy sức mạnh toàn hệ thống chính trị - xã hội cùng chung tay giảm nghèo bền vững

Phát huy sức mạnh toàn hệ thống chính trị - xã hội cùng chung tay giảm nghèo bền vững
(PLVN) - Chỉ thị số 40-CT/TW đã đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân và ngày càng đi vào cuộc sống, là một trong những “đòn bẩy” kinh tế góp phần phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị - xã hội để thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, các mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước đã đề ra về giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần ổn định chính trị - xã hội, củng cố thêm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Đó là ý kiến đánh giá của đồng chí Trần Quốc Vượng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40), do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì phối hợp với Ban cán sự Đảng NHNN Việt Nam tổ chức.

Đồng chí Trần Quốc Vượng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư - phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
 Đồng chí Trần Quốc Vượng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư - phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Nhân lên niềm tin với Đảng và Chính phủ

Đồng chí Nguyễn Văn Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương - nhấn mạnh: Kể từ khi thành lập đến nay, quan điểm nhất quán và xuyên suốt của Đảng là phát triển kinh tế phải đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. 

Từ những chủ trương và chính sách đúng đắn của Đảng đối với các đối tượng chính sách trong quá trình phát triển kinh tế, công tác xóa đói, giảm nghèo ở nước ta trong thời gian qua đạt được những kết quả nổi bật. Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm xuống chỉ còn dưới 3% vào năm 2020. Việt Nam đã sớm hoàn thành các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc, trở thành hình mẫu cho các quốc gia đang phát triển về xóa đói, giảm nghèo.

Trong số các chính sách xã hội được triển khai, tín dụng chính sách xã hội là một điểm sáng, được đánh giá là giải pháp sáng tạo, có tính nhân văn sâu sắc và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Chỉ thị số 40 thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội và thông qua đó, chính là tiếp tục khẳng định sự quan tâm sâu sắc của Đảng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách. 

Chỉ sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40 – CT/TW, quá trình chuyển biến sâu sắc từ nhận thức đến hành động của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với tín dụng chính sách xã hội, coi đó trở thành “đòn bẩy” - một công cụ quan trọng trực tiếp thực hiện mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới đã khiến nguồn vốn ủy thác qua địa phương tăng 15.697 tỷ đồng gấp 4,1 lần so với giai đoạn trước, đưa tổng nguồn vốn ủy thác của địa phương qua hệ thống NHCSXH đến 30/6/2020 đạt 19.505 tỷ đồng. 

Hội nghị được tổ chức trực tuyến.

Hội nghị được tổ chức trực tuyến.

Lan tỏa giá trị

Những “chiếc cần câu” từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã giúp hàng triệu hộ thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu. Xa hơn nữa, sử dụng công cụ tín dụng chính sách hiệu quả còn là “đòn bẩy” phát triển kinh tế bền vững, tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế. 

Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chia sẻ, nhờ thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 40 đã huy động được thêm nguồn vốn tại địa phương, nên số hộ DTTS được vay vốn từ NHCSXH ngày càng tăng. Đồng bào DTTS chiếm 14,7% dân số cả nước nhưng tỷ lệ dư nợ tại NHCSXH chiếm 24,8% tồng dư nợ; toàn quốc có 3,04 triệu hộ DTTS thì đã có 1,4 triệu hộ vay vốn NHCSXH, chiếm 46%. Dư nợ bình quân là 38 triệu đồng/hộ. 

“Đồng bào DTTS còn khó khăn, nhưng truyền thống văn hóa tốt đẹp từ bao đời để lại là “không có thì xin”, “vay thì phải trả”, NHCSXH đưa ra con số nợ quá hạn chỉ chiếm 0,6%, làm cho các cấp lãnh đạo thật sự yên tâm khi quyết định chuyển vốn qua NHCSXH”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho biết.

Kiên định trên những chặng đường mới

Là đơn vị trực tiếp thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đồng chí Dương Quyết Thắng, Ủy viên HĐQT - Tổng Giám đốc NHCSXH cho biết: NHCSXH đã thực hiện tốt việc tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc triển khai hiệu quả Chỉ thị số 40, tập trung nguồn lực, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách xã hội, đồng thời nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của NHCSXH. 

Cùng với đó là những bước chuyển về nội lực của chính NHCSXH để thực thi tín dụng chính sách hiệu quả từ việc cải cách hành chính đến sự tận tụy trách nhiệm của từng cán bộ, nhân viên và người lao động không quản ngày nghỉ, nắng mưa, giá rét... đúng giờ giao dịch cố định là có mặt phục vụ nhân dân, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, tạo lên thành công chung của Chỉ thị số 40.

Đến ngày 30/6/2019, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách xã hội đạt 219.565 tỷ đồng, tăng 90.109 tỷ đồng (+69,6%) so với từ khi có Chỉ thị, với tổng số tiền đã giải ngân đạt 336.944 tỷ đồng cho hơn 12 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn; trong đó, tập trung ưu tiên cho vay các xã vùng đồng bào DTTS, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, xã xây dựng nông thôn mới..., góp phần giúp hơn 2,1 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho hơn 1,3 triệu lao động; giúp hơn 24 nghìn lao động thuộc gia đình chính sách được vay vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; gần 346 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng hơn 7,3 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn, gần 142 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách...

Ông Dương Quyết Thắng - Tổng giám đốc NHCSXH - phát biểu tại Hội nghị.
 Ông Dương Quyết Thắng - Tổng giám đốc NHCSXH - phát biểu tại Hội nghị.

Tín dụng chính sách xã hội đã góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới; giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2011 - 2015 từ 14,2% xuống 4,25%, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều đã giảm từ 9,88% (năm 2015) xuống còn 5,23% (năm 2018). Từ 2016 đến nay tỷ lệ giảm nghèo luôn đạt và vượt chỉ tiêu Quốc hội giao hằng năm tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020.

Đại diện đến từ Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, ông Alwaleed Fareed Alatabani - Chuyên gia trưởng Thị trường Tài chính - ghi nhận: “Thành công của việc triển khai tín dụng chính sách xã hội ở Việt Nam đã góp phần vào việc Việt Nam sớm đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ trước thời hạn”.

Nhân dịp này, 22 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị đã được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 60 Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn là người dân tộc thiểu số được nhận Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; 25 tập thể và cá nhân ngoài Ngành ngân hàng nhận Bằng khen của Thống đốc NHNN Việt Nam.
 Nhân dịp này, 22 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị đã được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 60 Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn là người dân tộc thiểu số được nhận Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; 25 tập thể và cá nhân ngoài Ngành ngân hàng nhận Bằng khen của Thống đốc NHNN Việt Nam.

Ghi nhận và đánh giá cao sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị - xã hội trong việc thực hiện Chỉ thị số 40, đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị - Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh: Chỉ thị số 40 đã đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân và ngày càng đi vào cuộc sống, là một trong những đòn bẩy kinh tế góp phần phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị để thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, các mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước đã đề ra về giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần ổn định chính trị - xã hội, trật tự an toàn xã hội, củng cố thêm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Đọc thêm

Cảng Hải Phòng đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, ông Nguyễn Hoàng Anh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trao Bằng khen cho Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng.
(PLVN) - Ngày 20/11, Công ty CP Cảng Hải Phòng tổ chức Lễ kỷ niệm 95 năm Ngày truyền thống Đảng bộ và Đội ngũ công nhân Cảng (24/11/1929-24/11/2024); 95 năm Ngày thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của Cảng Hải Phòng (28/11/1929-28/11/2024) và đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì.

Chỉ có 28% hồ thủy lợi được lập quy trình vận hành

Chỉ có 28% hồ thủy lợi được lập quy trình vận hành
(PLVN) - Sáng 19/11, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức diễn đàn “Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, đảm bảo vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới". Sự kiện nêu ra những vấn đề cấp bách của hệ thống các hồ, đập thủy lợi đang “gánh” trên vai nhiều nhiệm vụ trọng yếu của quốc gia.

Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Pháp

Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Pháp
(PLVN) - Sáng 19/11, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã làm việc với đoàn đại biểu Nghiệp đoàn Giới chủ Pháp (MEDEF) do ông Francois Corbin làm trưởng đoàn, trong khuôn khổ hai nước thúc đẩy hợp tác kinh tế và đầu tư.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá: Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Toàn cảnh Toạ đàm "Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá – Những vấn đề đặt ra" diễn ra chiều nay, tại Hà Nội.
(PLVN) -  Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Ngành tôm bứt phá, dự báo đạt 4 tỷ USD trong năm 2024

Ngành tôm bứt phá, dự báo đạt 4 tỷ USD trong năm 2024

(PLVN) - Trong 10 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ và EU đều ghi nhận tăng trưởng tích cực. Với giá tôm cải thiện và nhu cầu nhập khẩu tăng cao, dự báo mục tiêu 4 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm nay là hoàn toàn khả thi.

Quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' IUU của EC

Việt Nam quyết tâm gỡ “thẻ vàng” IUU trong năm 2024. (Ảnh minh họa: CTV)
(PLVN) - Ngày 18/11, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã họp với các đơn vị liên quan để thực hiện kế hoạch của Chính phủ chỉ đạo làm việc với Đoàn thanh tra Ủy ban Châu Âu (EC) về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp (IUU) lần 5.

Chờ tỉnh và huyện để kéo dây giải tỏa công suất Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4

Đại diện NPTPMB báo cáo lãnh đạo EVNNPT về tiến độ Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái.
(PLVN) - Ban Quản lý Dự án truyền tải điện (NPTPMB) hạ quyết tâm hoàn thành Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái trong quý III/2025 để có thể cùng các đơn vị thuộc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) thực hiện việc giải tỏa công suất Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4.

Tiềm năng huy động vốn tư nhân cho phát triển xanh

Quản lý nước là một trong những dự án được ưu tiên cho vay để bảo vệ môi trường. (Ảnh minh họa/Vneconomy)
(PLVN) - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh để cho vay các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường và dự án mang lại lợi ích về môi trường. Điều này cho thấy nhu cầu về trái phiếu xanh là rất lớn và là tín hiệu tích cực về tiềm năng trong việc huy động dòng vốn từ khối tư nhân cho quá trình chuyển đổi hướng đến phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam.

Ba kịch bản tăng trưởng điện trong năm 2025

Bảo đảm đủ điện trong mọi tình huống năm 2025. (Ảnh: EVN).
(PLVN) - Cuộc họp về Kế hoạch cung cấp điện năm 2025 đã thống nhất 3 kịch bản tăng trưởng điện năng, trong đó ở kịch bản cực đoan, tăng trưởng điện phải đạt từ 14 - 15% trở lên, các tháng mùa khô phải đạt 16% trở lên.

Bắc Ninh: 3 mũi nhọn đột phá tạo ra sự hấp dẫn với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế

Hình ảnh khu công nghiệp tại Bắc Ninh.
(PLVN) - 9 tháng đầu năm 2024, Ban quản lý các khu công nghiệp (Bắc Ninh) cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 129 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD (101 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.483,54 triệu USD; 28 dự án trong nước với tổng vốn 7.965,6 tỷ VNĐ tương đương 332,64 triệu USD). Tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh trong các KCN, kể từ đầu năm đến nay đạt 3,4 tỷ USD, (đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI).

VNPT giới thiệu hệ sinh thái số toàn diện tại Diễn đàn quốc gia Phát triển Kinh tế số & Xã hội số lần thứ II

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tham khu trình diễn các giải pháp số của VNPT tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II. (Ảnh: Chi Tưởng)
(PLVN) - Những “lát cắt” của các thành tựu bước đầu trên hành trình làm chủ công nghệ số và cung cấp hệ sinh thái số trong mọi lĩnh vực đời sống KTXH đã được Tập đoàn VNPT giới thiệu tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức.

Sẽ sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Diễn đàn thu hút gần 400 khách mời trong nước và quốc tế tham dự. (Ảnh trong bài: Vũ Vân Anh)
(PLVN) - Đà Nẵng đang hoàn thiện đề án trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 2024, sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do (Free Trade Zone - FTZ) Đà Nẵng. Thông tin này vừa được công bố tại Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics TP Đà Nẵng”, tổ chức hôm qua (14/11).

Trị tận gốc hành vi chuyển giá trốn thuế

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2024 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2024. Một trong các nhiệm vụ được nêu rõ phải quyết liệt thực hiện nhằm thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; là “thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá trốn thuế, đặc biệt trong hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh ăn uống… bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu”.

Thúc đẩy đầu tư tín dụng nông nghiệp công nghệ cao

Mô hình trồng rau trong nhà kính. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Để đẩy mạnh đầu tư tín dụng có hiệu quả phục vụ phát triển nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, tạo thuận lợi tối đa cho đầu tư vào lĩnh vực này.