Phát huy phong trào toàn dân phòng, chống ma túy ở khu vực biên giới

(PLVN) - Kết thúc Tháng hành động phòng, chống ma túy (PCMT) năm 2023 (tháng 6/2023) với chủ đề “PCMT quyết liệt, hiệu quả, nâng cao trách nhiệm, chủ động phối hợp - Vì một cộng đồng sạch ma túy”, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Đỗ Ngọc Cảnh, Cục trưởng Cục Phòng, chống ma túy và Tội phạm (PCMT&TP), Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) về kết quả PCMT 6 tháng đầu năm 2023, đặc biệt là đợt cao điểm trấn áp tội phạm ma túy (TPMT) trên tuyến biên giới.

Xin Thiếu tướng cho biết kết quả PCMT 6 tháng đầu năm 2023, đặc biệt là đợt cao điểm trấn áp TPMT trên các tuyến biên giới của BĐBP?

- Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Quốc phòng về hưởng ứng “Tháng hành động PCMT” năm 2023, Bộ Tư lệnh BĐBP đã xây dựng, triển khai Kế hoạch 2291/KH-BĐBP ngày 19/5/2023 mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp TPMT trên các tuyến biên giới.

Kết quả, trong tháng cao điểm (từ 1/6 - 29/6/2003), các đơn vị BĐBP đã triển khai 51 kế hoạch nghiệp vụ, tổ chức đấu tranh 35 chuyên án, bắt giữ 168 vụ/266 đối tượng, thu giữ 55,126kg ma túy các loại và nhiều tang vật (tăng 85 vụ/158 đối tượng/10,194kg ma túy so với tháng trước khi triển khai đợt cao điểm).

Điển hình là Chuyên án A21222.2p, do Đoàn 2 Cục PCMT&TP BĐBP phối hợp với BĐBP và Công an tỉnh Kon Tum bắt 2 đối tượng, thu 34 bánh herôin; chuyên án ĐB523p do BĐBP Điện Biên chủ trì, phối hợp với Cục PCMT&TP BĐBP và Công an tỉnh, bắt 2 đối tượng, thu 120.000 viên ma túy tổng hợp (MTTH), được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang gửi thư khen.

Sáu tháng đầu năm 2023, các đơn vị BĐBP đã tổ chức đấu tranh thành công 45 chuyên án về TPMT; chủ trì, phối hợp bắt giữ 594 vụ/865 đối tượng, thu 429,475kg ma túy các loại. Riêng Cục PCMT&TP đã chủ trì đấu tranh thành công 9 chuyên án ma túy, bắt giữ 37 đối tượng, thu 98,183kg ma túy các loại, trong đó có nhiều chuyên án điển hình xuất sắc.

Về công tác phối hợp, trong thời gian trước, trong cao điểm, các đơn vị BĐBP tăng cường phối hợp lực lượng chức năng (Công an, Hải quan, Cảnh sát biển, LĐ-TB&XH) trong trao đổi thông tin, tình hình tội phạm, phối hợp triển khai các chuyên đề nghiệp vụ, các chuyên án, phối hợp cai nghiện bảo đảm hiệu quả trong ngăn chặn tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn.

Lực lượng PCMT&TP BĐBP các tỉnh, thành đã phối hợp lực lượng công an bắt 160 vụ/292 đối tượng, thu 147,5kg ma túy; 16 súng các loại, 40 viên đạn; 07 ô tô; 33 xe máy; phá nhổ 1.632 cây thuốc phiện, 522 cây cần sa.

Điển hình là Chuyên án A568p, Cục PCMT&TP BĐBP phối hợp với C04 Bộ Công an bắt 20 đối tượng, thu 60,78kg ma túy các loại; Chuyên án HT323p, BĐBP tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Công an tỉnh bắt 3 đối tượng thu 24kg MTTH…

Tính đến tháng 6/2023, các đơn vị đã phối hợp với cơ quan chức năng đưa 1.838 người đi các trung tâm cai nghiện hoặc hỗ trợ cắt cơn, tư vấn cai nghiện tại cộng đồng.

Về hợp tác quốc tế PCMT, trong 6 tháng đầu năm 2023 (đến thời điểm kết thúc kế hoạch cao điểm), các đơn vị BĐBP đã phối hợp với lực lượng chức năng nước bạn bắt 12 vụ/15 đối tượng, thu 14kg MTTH, 3 súng, 180 viên đạn, 1 lựu đạn, phát hiện thông báo cho phía bạn hàng chục điểm trồng cây thuốc phiện để tổ chức triệt phá.

Thiếu tướng Đỗ Ngọc Cảnh

Thiếu tướng Đỗ Ngọc Cảnh

Đấu tranh với TPMT là cuộc chiến đầy cam go, nguy hiểm, “một mất, một còn”. Đấu tranh với các đường dây TPMT xuyên quốc gia, ở địa bàn biên giới xa xôi, hẻo lánh, nhiều núi cao, vực sâu hay trên biển cả mênh mông lại càng vất vả, hiểm nguy gấp bội. Thiếu tướng cho biết những khó khăn của lực lượng BĐBP khi PCMT trên biên giới?

- Thời gian qua, dù các lực lượng PCMT trong nước đã quyết liệt đấu tranh chống TPMT, tuy nhiên do tác động từ bên ngoài nên tình hình TPMT trên các tuyến biên giới vẫn phức tạp. TPMT khu vực Tam giác vàng, trung tâm sản xuất ma túy lớn thứ 2 thế giới, tăng cường áp dụng công nghệ trong sản xuất ma túy tổng hợp để hạ giá thành, tăng sản lượng đã sản xuất nhiều tấn ma túy mỗi năm. Lực lượng chức năng các nước trong khu vực đã truy quét quyết liệt nhưng một số lượng lớn ma túy vẫn được tập kết tại các địa bàn ngoại biên để tìm cách xâm nhập vào nước ta, gây áp lực lớn cho công tác PCMT của BĐBP.

Trên các tuyến biên giới Việt Nam, dù thời gian qua, Cục PCMT&TP, BĐBP các tỉnh, thành đã xác lập nhiều chuyên án, bắt nhiều đối tượng, thu giữ nhiều ma túy các loại; nhưng vì siêu lợi nhuận, các đối tượng bên kia biên giới vẫn tìm mọi cách thiết lập các đường dây để vận chuyển ma túy qua biên giới. Nổi lên là hoạt động vận chuyển ma túy với số lượng lớn qua biên giới các tỉnh Tây Bắc, Bắc miền Trung, Tây Nam Bộ.

Đạt thành tích nổi bật trong thực hiện kế hoạch cao điểm, 9 tập thể gồm: Cục PCMT&TP BĐBP, Đoàn đặc nhiệm PCMT&TP miền Bắc, Đoàn đặc nhiệm PCMT&TP miền Trung, BĐBP các tỉnh, thành Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Kon Tum, Long An, Hải Phòng và 18 cá nhân thuộc nhiều đơn vị BĐBP được Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh BĐBP tặng bằng khen và thưởng tiền, mức cao nhất là 50 triệu đồng.

Các đường dây TPMT có quy mô lớn, mang tính quốc tế tiếp tục dùng mọi thủ đoạn để đối phó lực lượng chức năng. Các đối tượng vận chuyển ma túy được trang bị vũ khí quân dụng, sẵn sàng chống trả quyết liệt khi bị truy bắt.

Bên cạnh các thủ đoạn truyền thống như lợi dụng mối quan hệ hai bên biên giới, đời sống khó khăn của một số người dân để mua chuộc, lôi kéo, tiếp tay hoặc tham gia vận chuyển ma túy, sẵn sàng sử dụng vũ khí nóng để chống trả; hiện đã xuất hiện nhiều thủ đoạn mới như lợi dụng khoa học công nghệ, cơ chế chính sách về vận chuyển, lưu thông hàng hóa để hoạt động phạm tội, như thủ đoạn giao dịch, vận chuyển, giao nhận, thanh toán phi tiếp xúc, gây nhiều khó khăn cho công tác thu thập chứng cứ, điều tra tội phạm.

Trên tuyến biển, ngoài hoạt động vận chuyển ma túy từ nội địa ra địa bàn ven biển để đáp ứng nhu cầu mua bán, sử dụng, tiêu thụ ma túy đã hình thành tuyến vận chuyển ma túy trên biển; BĐBP đã phát hiện nhiều vụ ma túy trôi dạt trên biển, tiềm ẩn nguy cơ một số lượng ma túy lớn được các tổ chức TPMT vận chuyển trên vùng biển Việt Nam.

Một trong những giải pháp căn cơ để ngăn chặn TPMT nơi biên giới được Cục PCMT&TP BĐBP xác định là phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân. Vậy BĐBP đã tuyên truyền phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong đấu tranh PCMT như thế nào, thưa Thiếu tướng?

- Đồng bào các dân tộc trên biên giới có vai trò hết sức quan trọng trong công tác phòng, chống tội phạm (PCTP) của BĐBP. Thực tế cho thấy, quần chúng nhân dân ngoài khả năng tố giác, tham gia đấu tranh PCTP còn phát hiện, quản lý, giáo dục các đối tượng, bởi những đối tượng có điều kiện, khả năng phạm tội đều sinh sống, cư trú trong cộng đồng xã hội, trong khu dân cư.

Khi người dân có ý thức tự giác, có tinh thần chủ động tham gia phong trào toàn dân PCTP thì sẽ khắc phục được những sơ hở, thiếu sót mà tội phạm có thể lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội.

Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của nhân dân trong công tác PCTP, quán triệt chỉ đạo của Bộ Tư lệnh BĐBP về phương châm “3 bám, 4 cùng”, lực lượng PCMT&TP đã phát huy tối đa sức mạnh của quần chúng nhân dân khu vực biên giới (KVBG), nhất là vai trò các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong dòng họ, dân tộc tham gia cùng với BĐBP trong PCMT&TP.

Những năm qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP có nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị phát huy sức mạnh nhân dân ở khu vực biên giới trong việc chung tay cùng BĐBP bảo vệ biên cương, giữ gìn an ninh trật tự, đấu tranh PCTP nói chung và tội phạm về ma túy nói riêng như: Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nhằm nâng cao nhận thức và ý thức cảnh giác, không để những đối tượng xấu lợi dụng, lôi kéo vào các hoạt động phạm tội; phát động phong trào tố giác tội phạm và hướng dẫn nhân dân triển khai các mô hình “Tổ tự quản an ninh trật tự”, “Hợp sức toàn dân tấn công tội phạm”, “Tiếng kẻng vùng biên”, “Tiếng loa biên phòng”...; kịp thời ghi nhận, động viên, khen thưởng các cá nhân, hộ gia đình có thành tích trong tham gia PCTP.

Đồng thời, các đơn vị BĐBP đã phát huy tốt vai trò tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị cơ sở, các ngành, các lực lượng và toàn dân xây dựng khu vực biên giới vững mạnh, tham gia đấu tranh PCTP.

Công tác tuyên truyền PCMT được xác định là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục nhưng cũng là điểm nhấn quan trọng trong đợt cao điểm của các đơn vị BĐBP. Từ đầu 2023 đến hết kế hoạch cao điểm, các đơn vị đã tuyên truyền tập trung 9.896 buổi/13.186.985 lượt người; 75.986 đợt, tin, bài trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát hơn 13 triệu tờ rơi tuyên truyền; tổ chức họp dân được 24.968 buổi kết hợp vận động cá biệt, đưa đối tượng ra kiểm điểm trước dân.

Kết quả đã tạo hiệu ứng tích cực, sức lan tỏa lớn trong cộng đồng dân cư, thúc đẩy và phát huy phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn an ninh trật tự, PCMT ở KVBG. Qua đó nhân dân đã cung cấp nhiều nguồn tin về TPMT, cùng BĐBP xây dựng thế trận bảo vệ an ninh biên giới vững mạnh.

Cảm ơn Thiếu tướng!

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.