Phát huy nguồn lực để thực hiện tự chủ tài chính tại các cơ sở đào tạo

Phát huy nguồn lực để thực hiện tự chủ tài chính tại các cơ sở đào tạo
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong 2 ngày 22 và 23/3 tại Trường Cao đẳng Cơ giới và Thuỷ Lợi (tỉnh Đồng Nai), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác tự chủ và triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm của các cơ sở đào tạo thuộc bộ năm 2024. 

Tự chủ để các trường có quyền tự quyết hoạt động

Theo Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, trong đó mục tiêu đến năm 2025 tỉ lệ lao động thông qua đào tạo là 70% và phải có bằng cấp, chứng chỉ là 28-30%.

“Hiện nay, việc đẩy mạnh tự chủ, trong đó có tự chủ về tài chính đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo là xu thế tất yếu để nâng cao chất lượng đào tạo. Tự chủ cho phép các trường ra quyết định nhanh hơn từ đó thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, là yếu tố quyết định để nâng cao chất lượng và lợi thế cạnh tranh của các trường. Giao quyền tự chủ đã được Chính phủ xác định là một trong những giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.”, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Ngô Hồng Giang cho biết.

GS TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát biểu tại Hội nghị.

GS TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát biểu tại Hội nghị.

Tại Hội nghị, GS,TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết Học viện là đơn vị đầu tiên trong khối nông lâm ngư thực hiện thí điểm tự chủ đại học, theo Quyết định 873/QĐ-TTg và Nghị quyết số 77/NQ-CP. Thời gian đầu, việc thí điểm tự chủ cũng gặp phải một số khó khăn về sự không đồng bộ, chồng chéo các quy định pháp luật. Tuy nhiên với sự nỗ lực quyết tâm cao của cán bộ của Học viện, sự hỗ trợ đồng hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như các Bộ, ban ngành.

Bước đầu, Học viện đã đạt được một số kết quả quan trọng trong công tác tự chủ đại học. Cán bộ, viên chức người lao động của học viện đã năng động hơn, sáng tạo hơn, nỗ lực cố gắng hơn và nhận thức rõ hơn về vai trò nhiệm vụ của tự chủ đại học. Hoạt động của Học viện hiện đã đi vào ổn định và phát triển, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Hiện nay, học viện có 10 chương trình đào tạo được kiểm định quốc tế AUN, có 6 phòng thí nghiệm ISO và nhiều phòng thí nghiệm, thực tập, thực hành cho sinh viên. Học viện cũng đã kiểm định chất lượng vào các năm 2017 và năm 2022.

“Hiện nay, Học viện cũng xác định chất lượng là sự sống còn và nghiên cứu khoa học là sức sống của trường đại học. Việc đào tạo và nghiên cứu khoa học luôn gắn với nhu cầu của thị trường, của doanh nghiệp trong nước và quốc tế.”, GS-TS Nguyễn Thị Lan nhấn mạnh.

Cần hoàn thiện thể chế để tháo gỡ khó khăn cho các trường

Phát biểu tại hội nghị, TS Nguyễn Văn Chương, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thuỷ Lợi cho biết trong thời buổi kinh tế thị trường, việc nhà trường triển khai cơ chế tự chủ sẽ gặp cả những thuận lợi và khó khăn. Khó khăn thứ nhất là phải tính toán để có được đầy đủ nguồn lực chi cho các hoạt động của nhà trường, phù hợp với tình hình phát triển. Thứ hai về công tác tuyển sinh, từ trước đến nay các ngành về nông, lâm ngư nghiệp tuyển sinh chắc chắn cũng vất vả nhiều hơn so với các ngành khác, do vậy, Nhà nước cũng cần có chính sách để có thể thu hút được nhiều người học hơn vào các khối ngành này, cũng là để đảm bảo nguồn lực cho xã hội.

Đồng quan điểm trên theo ThS. Đào Sỹ Tam, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ và Nông lâm Kinh Bắc cũng nhận định hiện nay nguồn thu lớn nhất của các trường là học phí trong khi đối tượng học chủ yếu là con em ở các vùng nông thôn nơi điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên mức độ chi trả còn hạn chế. Đồng thời, cần hoàn thiện thể chế để để các trường được liên doanh liên kết, cho thuê cơ sở vật chất, đất đai, mặt nước, trang thiết bị trong thời gian chưa đưa vào sử dụng để đào tạo nhằm tăng nguồn thu.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Phát biểu kết luận, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh rằng để thực hiện tốt tự chủ, trong đó có tự chủ về tài chính các cơ sở đào tạo cần tập trung đổi mới tư duy đào tạo theo hướng mở, chủ động đẩy mạnh hợp tác, liên kết đào tạo, tư vấn, chuyển giao công nghệ, thương mại hóa sản phẩm, khai thác tốt cơ sở vật chất hiện có. Hơn nữa, thực hiện tự chủ sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, năng lực cạnh tranh cho sự phát triển bền vững. Chủ động kết nối với các địa phương, doanh nghiệp và Viện nghiên cứu trong lĩnh vực có liên quan đến các ngành nghề đào tạo…

“Các trường cần tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp theo hướng khuyến khích các doanh nghiệp phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để đào tạo đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Xây dựng chính sách để doanh nghiệp được tham gia giáo dục nghề nghiệp theo hình thức đặt hàng của Nhà nước và của doanh nghiệp khác…”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết.

Bộ Trưởng Lê Minh Hoan đến thăm và động viên sinh viên của Trường Cao đẳng cơ giới Thuỷ lợi.

Bộ Trưởng Lê Minh Hoan đến thăm và động viên sinh viên của Trường Cao đẳng cơ giới Thuỷ lợi.

Cũng trong khuôn khổ của Hội nghị đã diễn ra Lễ Phát động phong trào Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2024 - 2030 nhằm tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong ngành NN&PTNT.

Đọc thêm

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã tại Yên Châu

Lãnh đạo tỉnh Sơn La tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích tại huyện Yên Châu.
(PLVN) - Ngày 6/1, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Yên Châu và Quyết định của UBND tỉnh về công nhận đô thị Yên Châu (thị trấn Yên Châu mở rộng) đạt tiêu chí đô thị loại V.

Tín dụng chính sách: Động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội bền vững tại Kiên Giang

Tín dụng chính sách: Động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội bền vững tại Kiên Giang
(PLVN) - Trong hành trình thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, tỉnh Kiên Giang đã huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và tập trung các nguồn lực quan trọng, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng chính sách. Chính nhờ sự đầu tư này, vùng đất cực Tây Nam của Tổ quốc đã vươn lên trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế xã hội toàn diện.

Đảm bảo thông tuyến Cầu vượt sông Hương vào ngày 26/3

Chủ tịch UBND thành phố Huế Nguyễn Văn Phương đi thực địa, kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công Dự án Cầu vượt sông Hương.
(PLVN) - Sáng 6/9, Chủ tịch UBND thành phố Huế Nguyễn Văn Phương đã đi thực địa, kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công Dự án Cầu vượt sông Hương. Đây là công trình trọng điểm trong kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông và kết nối đô thị của thành phố.

Lâm Đồng định hướng trở thành đầu tàu, cửa ngõ Tây Nguyên

Lâm Đồng định hướng trở thành đầu tàu, cửa ngõ Tây Nguyên
(PLVN) - Để không chỉ dẫn đầu mà còn là cửa ngõ Tây Nguyên, Lâm Đồng sẽ đầu tư các khách sạn cao cấp cùng những khu mua sắm đẳng cấp; ưu tiên xây dựng cảng cạn, trung tâm logistis; phấn đấu khởi công 2 dự án cao tốc đúng dịp chào mừng Giải phóng miền Nam 30/4/2025…

Tín dụng chính sách xã hội thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, hiện thực hoá ước mơ cho đối tượng chính sách

Ông Trần Gia Công (Bí thư huyện uỷ Phú Vang, đứng đầu bên trái) kiểm tra, thăm hỏi người dân vay vốn nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện.
(PLVN) - Những năm qua, “tín dụng chính sách xã hội” (TDCS) là cụm từ quen thuộc đối với nhiều người dân huyện Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên Huế), là một công cụ hữu hiệu của cấp ủy và chính quyền để thực hiện các chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, đáp ứng nguyện vọng của đối tượng chính sách tại địa phương.

Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản' tại Bình Định

Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản' tại Bình Định
(PLVN) - Tại Đồn Biên phòng Mỹ An, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định phối hợp với Văn phòng Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam tại TP Đà Nẵng cùng các ban, ngành đoàn thể và nhà hảo tâm trên địa bàn mới tổ chức chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng Dân bản” Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Lào Cai cắt giảm 148 đầu mối sau sắp xếp, tinh gọn

Lào Cai cắt giảm 148 đầu mối sau sắp xếp, tinh gọn
(PLVN) -  Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Tỉnh uỷ Lào Cai đã đề ra phương án cụ thể về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của tỉnh. Sau khi sắp xếp, Lào Cai sẽ cắt giảm được 148 đầu mối và 168 vị trí cấp trưởng đơn vị.

Đại tá Nguyễn Đức Hải làm Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai

Đại tá Nguyễn Đức Hải làm Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai
(PLVN) -  Theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tá Nguyễn Hồng Phong - Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai được điều động đến nhận công tác và giữ chức Cục trưởng Cục Nghiệp vụ; Đại tá Nguyễn Đức Hải - Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị được điều động đến nhận công tác và giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai.

Khám chữa bệnh miễn phí tại Đắk Lắk

Đại diện Đoàn Công tác Bộ Công an trao quà Tết cho gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn tại xã Ea Tiêu.
(PLVN) - Ngày 4/1, tại Trạm xá xã Ea Tiêu (huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk), Đoàn Công tác Bộ Công an tổ chức khám chữa bệnh tổ chức khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và trao quà Tết cho người dân 2 xã Ea Tiêu và Ea K'tur.

Rộn rã ngư trường Ninh Thuận đầu năm 2025

Rộn rã ngư trường Ninh Thuận đầu năm 2025
(PLVN) -  Năm mới 2025, trời yên biển lặng, thời tiết thuận lợi, hàng trăm tàu thuyền tại Ninh Thuận bắt đầu ra khơi, bám biển, bám ngư trường, mang theo niềm tin và khát vọng làm giàu từ biển quê hương.