Phát huy hiệu quả từ nguồn vốn ủy thác của địa phương

Với số tiền vay từ NHCSXH huyện Phong Điền, ông Đỗ Văn Cườm (thôn An Lỗ, xã Phong Hiền) đã đầu tư máy làm bún, tạo công an việc làm cho các lao động trong gia đình và mang lại nguồn thu nhập ổn định.
Với số tiền vay từ NHCSXH huyện Phong Điền, ông Đỗ Văn Cườm (thôn An Lỗ, xã Phong Hiền) đã đầu tư máy làm bún, tạo công an việc làm cho các lao động trong gia đình và mang lại nguồn thu nhập ổn định.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cùng với nguồn vốn từ các chương trình cho vay ưu đãi của Trung ương, những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế) đã triển khai hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, nhằm tạo điều kiện cho người dân vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Thời gian qua cấp ủy, chính quyền địa phương đã nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội ở địa phương. Việc vay vốn được UBND các xã, thị trấn quan tâm, tổ chức bình xét, xác nhận đối tượng vay vốn công khai, minh bạch; Hội đoàn thể cấp xã thường xuyên kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn đúng mục đích…

Đáng chú ý là nguồn vốn tín dụng được tăng cường từ ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH huyện trong thời gian qua đã giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện Phong Điền được vay vốn kịp thời, đầu tư phát triển sản xuất, ổn định kinh tế, góp phần vào việc xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Năm 2018, gia đình ông Đỗ Văn Cườm (thôn An Lỗ, xã Phong Hiền, huyện Phong Điền) được vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn ủy thác của địa phương qua Phòng giao dịch NHCSXH huyện. Từ nguồn vốn vay ưu đãi, gia đình ông Cườm đầu tư mua máy móc để sản xuất bún.

“Nhờ có nguồn vốn vay từ NHCSXH huyện tôi đã đầu tư trang thiết bị để sản xuất bún bán tại chợ và bỏ cho các quán ăn. Trung bình mỗi ngày cơ sở của gia đình sản xuất được 2- 2,5 tạ bún; tương đương thu nhập khoảng 2 triệu đồng mỗi ngày và giải quyết việc làm cho 3 lao động trong gia đình. Công việc sản xuất bún đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình”- ông Cườm cho biết.

Cùng được hưởng lợi từ nguồn vốn ủy thác của địa phương qua NHCSXH huyện Phong Điền, gia đình chị Nguyễn Thị Kim Tuyền (thôn An Lỗ, xã Phong Hiền) cũng đầu tư trồng bưởi da xanh, chuồng trại để phát triển chăn nuôi lợn, gà, vịt. Chị Tuyền cho biết, năm 2019 chị được vay 50 triệu đồng từ chương trình cho vay tạo việc làm, duy trì và mở rộng trên địa bàn huyện.

Từ số tiền ban đầu đó, gia đình chị đầu tư trồng 120 gốc bưởi da xanh; nuôi hơn 300 con gà, vịt và 2 con lợn nái. Thu nhập bình quân mỗi năm từ 200- 250 triệu đồng. Đến nay, sau hơn hai năm, với nguồn vốn của gia đình cùng với nguồn vốn vay từ NHCSXH huyện, chị đầu tư thêm diện tích trồng sen trắng, chăn nuôi thêm bò để tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình.

Nguồn vốn ủy thác của địa phương đã tạo điều kiện cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn được vay vốn sản xuất, trồng trọt, kinh doanh...ổn định cuộc sống và góp phần vào việc xây dựng nông thôn mới.

Nguồn vốn ủy thác của địa phương đã tạo điều kiện cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn được vay vốn sản xuất, trồng trọt, kinh doanh...ổn định cuộc sống và góp phần vào việc xây dựng nông thôn mới.

Nguồn vốn tín dụng chính sách từ NHCSXH huyện đã góp phần cải thiện đời sống, hạn chế đến mức thấp nhất việc cho vay nặng lãi ở nông thôn, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn cũng như giảm bớt tệ nạn rượu chè, cờ bạc ở một bộ phận người lao động thất nghiệp do thiếu vốn sản xuất kinh doanh, giữ vững an ninh chính trị- trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Theo ông Hoàng Ngọc Trung, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Hiền (huyện Phong Điền), cho biết, để phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác địa phương, UBND xã đã chỉ đạo các tổ chức hội đoàn thể làm tốt công tác điều tra, rà soát, xác định đối tượng vay vốn các chương trình tín dụng chính sách để hộ nghèo và các đối tượng chính sách được thụ hưởng kịp thời. Theo đó, các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn xã đã tiếp cận được nguồn vốn vay để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh vươn lên thoát nghèo và góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

“Hiện toàn xã Phong Hiền có 642 hộ vay vốn với tổng dư nợ toàn xã hơn 25 tỷ đồng. Từ nguồn vốn vay ưu đãi tại NHCSXH huyện, nhiều hộ gia đình đã chủ động được nguồn vốn để phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên toàn xã. Đến nay, toàn xã chỉ còn 86 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 3,1%); có thể nói nhờ nguồn vốn các chương trình tín dụng chính sách thông qua NHCSXH huyện đã giúp cho các xã, thị trấn trên địa bàn huyện giảm đáng kể số hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm ”- ông Trung cho biết thêm.

Thống kê từ NHCSXH huyện Phong Điền cho biết, đến 31/05/2021, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn huyện là trên 413 tỷ đồng; trong đó: Nguồn vốn uỷ thác từ ngân sách địa phương huyện là 7,8 tỷ đồng; Nguồn bổ sung hằng năm từ ngân sách địa phương huyện là 500 triệu đồng.

Ông Lê Xuân Trung, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền, cho biết, nguồn vốn từ NHCSXH huyện đặc biệt là nguồn vốn ủy thác từ ngân sách của huyện đã góp phần giúp cho bà con, nhân dân trên địa bàn có điều kiện để đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh.. Qua đó, nhiều ngành nghề đã được khôi phục; một số dịch vụ cũng được phát triển trên địa bàn, góp phần giảm số hộ nghèo bình quân hàng năm từ 200 đến 300 hộ.

Tuy nhiên, nguồn vốn được bổ sung hàng năm từ ngân sách địa phương huyện còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu để giải quyết cho vay tạo việc làm, duy trì và mở rộng trên địa bàn huyện. Mức vay (Đề án giảm nghèo của huyện giai đoạn 2017-2020) quá thấp (20 triệu đồng/hộ) chưa đáp ứng đủ nhu cầu, cũng như quy mô sản xuất, kinh doanh của nhiều hộ gia đình nên rất khó để phát huy hiệu quả cao hơn từ nguồn vốn mang lại.

Trong thời gian tới, NHCSXH huyện sẽ tập trung, chú trọng đến việc tham mưu cho các cấp, các ngành cân đối chuyển nguồn ngân sách địa phương và các nguồn vốn nhàn rỗi khác tại các xã, thị trấn, các tổ chức kinh tế…sang NHCSXH để thực hiện cho vay và thống nhất quản lý theo Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Chủ động tham mưu xây dựng các Dự án, Đề án phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, phát triển các vùng kinh tế trọng điểm nhằm tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm trên địa bàn giai đoạn 2021- 2030 từ nguồn vốn ủy thác địa phương.

Ngoài ra, NHCSXH huyện cũng đề nghị HĐND, UBND huyện Phong Điền điều chỉnh mức cho vay đối với Đề án giảm nghèo của huyện giai đoạn 2017 – 2020 từ 20 triệu đồng/hộ lên 50 triệu đồng/hộ, nhằm tăng mức đầu tư vốn vay cho các hộ nghèo.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.