Phát hiện, xử lý 16.663 vụ việc vi phạm trong lĩnh vực hải quan

Đại diện Tổng cục Hải quan tại họp báo.
Đại diện Tổng cục Hải quan tại họp báo.
(PLO) - Từ ngày 16/12/2017 đến ngày 15/12/2018, lực lượng kiểm soát Hải quan toàn ngành đã chủ trì phối hợp phát hiện, bắt giữ, xử lý 16.663 vụ việc vi phạm trong lĩnh vực hải quan (tăng 9,54%); trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 1.702 tỉ 416 triệu đồng (tăng hơn 115,61%); thu ngân sách đạt 350,966 tỉ đồng (tăng 4,83%) so với cùng kỳ năm 2017.

Chiều nay (27/12), Tổng cục Hải quan tổ chức họp báo chuyên đề về công tác đấ tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên  giới của ngành hải quan năm 2018.

Buôn lậu, gian lận thương mại tiếp tục diễn biến phức tạp

Thông tin tại họp báo, ông Nguyễn Khánh Quang - Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục hải quan – cho biết, trong năm qua, kinh tế - xã hội nước ta có nhiều mặt chuyển biến tích cực. 

Tuy nhiên, trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới tiếp tục diễn biến phức tạp. Các đối tượng vi phạm hoạt động với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, liều lĩnh, táo bạo, tổ chức thành đường dây, ổ nhóm để buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa vào Việt Nam.

Qua số liệu công tác kiểm soát Hải quan năm 2018 cho thấy số vụ vi phạm pháp luật hải quan có sự tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2017, đáng chú ý hơn là giá trị hàng hóa vi phạm tăng cao.

Các vụ việc diễn ra ở tất cả các tuyến biên giới, cửa khẩu đường bộ, đường biển, đường hàng không, bưu điện quốc tế... Mặt hàng vi phạm đa dạng, bao gồm hàng cấm, hàng xuất nhập khẩu có điều kiện, hàng sở hữu trí tuệ, hàng vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe cộng đồng… 

Cụ thể, theo thống kê sơ bộ, từ ngày 16/12/2017 đến ngày 15/12/2018, lực lượng kiểm soát Hải quan toàn ngành đã chủ trì phối hợp phát hiện, bắt giữ, xử lý 16.663 vụ việc vi phạm trong lĩnh vực hải quan (tăng 9,54%); trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 1.702 tỉ 416 triệu đồng (tăng hơn 115,61%); thu ngân sách đạt 350,966 tỉ đồng (tăng 4,83%) so với cùng kỳ năm 2017.

Cơ quan Hải quan đã khởi tố 62 vụ án hình sự, chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 133 vụ.

Riêng về ma túy, theo Phó Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Tổng cục hải quan Nguyễn Văn Lịch, toàn ngành hải quan đã chủ trì, phối hợp phát hiện, bắt giữ 216 vụ vi phạm liên quan đến chất ma túy, thuốc gây nghiện hướng thần và xuất nhập khẩu tiền chất (tăng 115 vụ, tương đương tăng 113,86% so với cùng kỳ năm 2017); thu giữ 54.021,81g và 444 bánh heroin; 128.166,87g, 364.258 viên và 185 túi, gói ma túy tổng hợp; 176.176g ma túy đá; 104.833kg cocain; 2.500 lá khát; 3.800kg tiền chất…

Một số quy định còn bất cập

Tuy nhiên, theo Tổng cục hải quan, trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ về chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, ngành Hải quan vẫn còn không ít những khó khăn.

Điển hình là việc pháp luật hiện hành chỉ quy định cho cơ quan Hải quan có thẩm quyền điều tra theo tố tụng hình sự đối với 3 tội danh: “Điều 188. Tội buôn lậu", “Điều 189. Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới” và “Điều 190. Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm”. 

Tuy nhiên, trong thực tế thực thi nhiệm vụ có rất nhiều loại tội phạm xảy ra thuộc phạm vi quản lý của ngành Hải quan như: vận chuyển trái phép vũ khí, ma túy qua biên giới; trốn thuế, rửa tiền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả… Khi phát hiện những hành vi phạm tội này, cơ quan Hải quan phải chuyển cho cơ quan điều tra, dẫn tới mất rất nhiều thời gian về thủ tục hành chính, không bảo đảm được tính nhanh chóng kịp thời trong phát hiện, điều tra tội phạm.

Bên cạnh đó, trong hoạt động tổ chức điều tra hình sự, việc thu giữ, bảo quản, sử dụng vật chứng để phục vụ công tác điều tra là hết sức quan trọng nhưng cơ quan Hải quan không được pháp luật cho phép xây dựng kho tạm giữ vật chứng. Do vậy, khi thu giữ vật chứng, cơ quan Hải quan phải gửi ở cơ quan Công an nên ảnh hưởng nhất định đến tiến độ, hiệu quả điều tra vụ án.

Tổng cục hải quan cũng cho rằng Bộ luật tố tụng hình sự quy định tạm giữ người là một biện pháp ngăn chặn,nhưng cơ quan Hải quan khi phát hiện tội phạm tại cửa khẩu lại không được phép tạm giữ, bắt người. Với việc nhiều đối tượng phạm tội tại cửa khẩu có quốc tịch nước ngoài, Tổng cục hải quan cho rằng, nếu không quy định cơ quan Hải quan được quyền bắt người, giữ người thì việc điều tra, truy tố gặp khó khăn. 

Cũng theo Tổng cục hải quan, một số quy định của pháp luật về hoạt động thương mại, về thủ tục hàng hóa tạm nhập - tái xuất, trung chuyển, chuyển khẩu chưa ràng buộc được trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp; chưa quy được trách nhiệm pháp lý với đối tượng kinh doanh kho bãi, bốc xếp, người vận chuyển, không xử lý được chủ thể vi phạm là người nước ngoài… nên chưa hạn chế vi phạm trong lĩnh vực chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.