Phát hiện trên 3.000 sản phẩm quần áo và gần 3.500 ốp điện thoại không rõ nguồn gốc

Lực lượng QLTT Quảng Bình kiểm tra tại Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Hoài.
Lực lượng QLTT Quảng Bình kiểm tra tại Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Hoài.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) Quảng Bình vừa phát hiện và thu giữ hơn 3.000 sản phẩm áo quần và gần 3.500 ốp điện thoại có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Ngày 27/9, Tổng cục QLTT cho biết, Đội QLTT số 7 và Đội QLTT số 1 thuộc Cục QLTT tỉnh Quảng Bình vừa phối hợp với Công an và chính quyền phường Đồng Phú (TP. Đồng Hới, Quảng Bình), tiến hành kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh có địa chỉ đường Trần Hưng Đạo, phường Đồng Phú, thành phố Đồng Hới do bà Nguyễn Thị Hoài làm chủ.

Qua kiểm tra lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ hàng ngàn sản phẩm quần áo và ốp điện thoại giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng đang được bảo hộ tại Việt Nam và hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Cụ thể, tại thời điểm kiểm tra, đoàn kiểm tra phát hiện tại hộ kinh doanh này đang bày bán hàng ngàn đơn vị sản phẩm gồm: 2.706 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ, trong đó có hàng trăm sản phẩm có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu NIKE, ADIDAS, CALVIN KLEIN, BALENCIAGA, LOUIS VUITTON, DOLCE&GABBANA đang được bảo hộ tại Việt Nam; 593 cái áo quần, váy nữ các loại xuất xứ Việt Nam, có thông tin trên nhãn hàng hóa không đúng theo quy định; 3.496 cái ốp điện thoại không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Tại thời điểm kiểm tra, bà Nguyễn Thị Hoài chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của số hàng hóa nói trên.

Đội trưởng Đội QLTT số 7 đã ban hành quyết định tạm giữ toàn bộ số hàng hóa nói trên để tiếp tục xử lý theo quy định.

Trước đó, tháng 8/2021 lực lượng QLTT Quảng Bình kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh Cát Tường Phạm, có địa chỉ đường Phan Đình Phùng, phường Bắc Lý (TP Đồng Hới) cũng đã phát hiện thu giữ hơn 1.000 sản phẩm hàng hóa gồm: 561 đơn vị sản phẩm giày thể thao, áo quần các loại có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu; 492 đơn vị sản phẩm giày, dép, áo quần các loại do nước ngoài sản xuất có dấu hiệu nhập lậu và sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Đọc thêm

Phát hiện cơ sở sản xuất gạo ST25 giả mạo bán trên Shopee

Lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra Cơ sở kinh doanh lương thực do ông Nguyễn Minh Tuệ, trú tại thôn Long Văn, xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh làm chủ.
(PLVN) - Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Ninh mới triệt phá một cơ sở sản xuất gạo ST25 giả mạo nhãn hàng hóa và bao bì “Gạo Ông Cua” trên địa bàn huyện Tiên Du, thu giữ hơn 4 tấn hàng hóa vi phạm.

An Giang: Phát hiện thu giữ gần 4 nghìn bao thuốc lá lậu

Tang vật lực lượng Công an thu giữ.
(PLVN) - Sáng ngày 26/6/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang cho biết, đơn vị đang xác minh, điều tra và củng cố hồ sơ xử lý vụ “Buôn bán hàng cấm” là thuốc lá điếu ngoại nhập lậu, vừa bị thu giữ tại khu vực xã Lê Chánh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.

Phát hiện 10 tấn hàng hóa nghi giả mạo nhãn hiệu tại một cơ sở chuyên livestream tại Cà Mau

Phần lớn hàng hóa tại cơ sở kinh doanh có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhập lậu, một số mặt hàng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ.
(PLVN) -  Ngày 20/6, tin từ Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, lực lượng chức năng tỉnh Cà Mau vừa kiểm tra đột xuất Hộ kinh doanh trên địa bàn, phát hiện thu giữ gần 10 tấn sản phẩm chủ yếu là mỹ phẩm, thực phẩm, quần áo... các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ, một số mặt hàng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ được kinh doanh chủ yếu trên Facebook.

Phát hiện 1.750 bao thuốc lá ngoại trong vỏ lãi trên kinh Vĩnh Tế

Đối tượng Quyền (đứng giữa) cùng toàn bộ tang vật bị bắt giữ.
(PLVN) - Ngày 5/6, Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm - Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang phối hợp với Đồn Biên phòng Vĩnh Nguơn và Đồn Biên phòng Nhơn Hưng, phòng Cảnh sát Kinh Tế công an tỉnh An Giang bắt giữ đối tượng vận chuyển gần 1750 bao thuốc lá ngoại.

Kon Tum: Siết chặt xử lý vi phạm bán hàng nhập lậu trên nền tảng mạng xã hội

Đội Quản lý thị trường số 1 tiến hành kiểm tra đột xuất 1 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm có hoạt động mạng xã hội để giới thiệu sản phẩm trên địa bàn thành phố Kon Tum.
(PLVN) - Ngày 4/6, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Kon Tum cho biết, thời gian qua đơn vị liên tục phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính đối với các vụ việc nhiều cơ sở kinh doanh buôn bán hàng hóa không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, bán hàng nhập lậu thông qua các nền tảng mạng xã hội và sàn thương mại điện tử.